- Khác (Nhờ thu D/P, D/A ) T/T
2.2.4. Đánh giá về hoạt động TTQT trong thời gian qua
2.2.4.1 Kết quả đạt được
Từ trước năm 2004, địa bàn Thừa Thiên Huế là thị trường độc quyền của các NHTM quốc doanh như: Vietcombank, Incombank, Agribank và BIDV về dịch vụ thanh toán quốc tế. Trong khi đó, nghiệp vụ này lại không được xem là nghiệp vụ chính ở những ngân hàng này. Do đó, khách hàng gặp không ít khó khăn khi muốn thực hiện giao dịch này vào giai đoạn đó. Ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Huế đã mở thêm một kênh cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng, tạo thêm cơ hội lựa chọn cho khách hàng và góp phần nâng chất lượng phục vụ khách hàng.
Kênh giao dịch này còn giúp khách hàng hiểu rõ hơn về dịch vụ của ngân hàng, từ đó giúp khách hàng loại bỏ dần tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng, đến với ngân hàng nhiều hơn và mang lại nguồn lợi nhuận lớn mà trước đây đã bị bỏ qua.
Có thể nói, với vai trò là người đi đầu, đóng góp của Sacombank Huế là không nhỏ trong thành quả trên.
♦ Sản phẩm dịch vụ đa dạng: Trong các ngân hàng TMCP ở Việt Nam hiện nay thì
Sacombank là một trong những ngân hàng có số lượng dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân phong phú nhất. Đáp ứng hầu như là đầy đủ các nhu cầu về tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp hiện nay
Cho đến thời điểm này, chi nhánh Sacombank đã triển khai tất cả các loại hình dịch vụ bao gồm:
+ Các dịch vụ thẻ (Có 4 loại: Sacombank Visa Credit, thẻ thanh toán Sacompassport, thẻ tín dụng quốc tế Ladies First, Sacombank Visa Debit); khách hàng có thẻ sử dụng tùy vào nhu cầu và khả năng của mình.
+ Các dịch vụ chuyển tiền như: chuyển tiền điện tử, chuyển tiền nhanh tại nhà, chuyển tiền từ Việt nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển tiền bằng Bankdraft và thông qua hệ thống Swift.
♦ Tạo ưu thế cạnh tranh
Có thể nói tại thị trường Thừa Thiên Huế, Sacombank Huế đang là ngân hàng TMCP có thị phần và qui mô lớn nhất trong lĩnh vực TTQT. Sở dĩ Sacombank dành được ưu thế cạnh tranh với các ngân hàng bạn vì những lý do:
+ Mạng lưới giao dịch của Sacombank Huế hiện nay là lớn nhất trên địa bàn trong khối các ngân hàng TMCP. Bao gồm các phòng giao dịch và chi nhánh, nằm ở vị trí trung tâm thành phố, khu dân cư. Từ đó giúp ngân hàng tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
+ Với một mức lãi suất hợp lý và chiến lược kinh doanh hướng vào khách hàng, Sacombank Huế không những giữ chân được khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
♦ Hoạt động TTQT nhìn cung là ổn định, tăng trưởng đồng đều ngay cả khi nền kinh
tế ở vào giai đoạn khó khăn.
♦ Tôn trọng đúng quy trình hoạt động TTQT và các chuẩn mực quốc tế.
Bằng lợi thế cạnh tranh đã xây dựng được trong khoảng thời gian qua, hy vọng trong thời gian tới Sacombank Huế sẽ tiếp tục phát triển tương xứng với khả năng của mình.
2.2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
Qua thực tế cho thấy hoạt động TTQT ở ngân hàng Sacombank Huế đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy mọi mặt hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh. Song bên cạnh đấy không còn ít hạn chế tồn tại khách quan và chủ quan cần đựơc từng bứơc khắc phục hoàn thiện nhằm phát triển hoạt động TTQT tại Chi nhánh.
So với những năm trước hoạt động nghiệp vụ thanh toán L/C hàng xuất khẩu đã có nhưng vẫn phát triển chậm và khối lượng thanh toán nghiệp vụ nhờ thu và chuyển tiền tuy có phát triển nhưng so với các NHTM khác là vẫn chưa cao. Có những hạn chế và nguyên nhân
♦ Thứ nhất, khách hàng chưa biết về sản phẩm của Ngân hàng. TTQT là thế mạnh
hàng đầu của hệ thống sacombank. Dịch vụ TTQT rất đa dạng gắn với nhiều nhu cầu cụ thể của khách hàng, nhất là đối với doanh nghiệp XNK. Nó mang lại nhiều tiện ích cho
khách hàng. Nhưng dường như khách hàng trên địa bàn thừa thiên huế không được biết, được tiếp cận với nhưng thông tin đó.
Nguyên nhân là do ngân hàng còn hạn chế về công tác giới thiệu quảng bá thông tin, sản phẩm dịch vụ về hoạt động TTQT đến với khách hàng. Hơn nữa, với số lượng khách hàng có nhu cầu dịch vụ TTQT cũng không nhiều nên ngân hàng cần có chiến lược Marketing cụ thể, tập trung hơn.
♦ Thứ hai, Ngân hàng chưa khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, đó là
hệ thống giao dịch điện tử hiện đại, đa chức năng.
Có thể khẳng định một điều là công nghệ Sacombank rất hiện đại và có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn. Nhất là hệ thống thanh toán ngoại tệ và TTQT. Tuy nhiên cũng do Sacombank luôn muốn sử dụng, tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, tốt nhất nên Sacombank luôn đổi mới công nghệ. Việc thay đổi này là rất tốt, tuy nhiên vẫn có mặt hạn chế, nhất là đối với Chi nhánh nhỏ như Huế. Hạn chế ở đây là việc sử dụng công nghệ đó. Phải mất thời gian đào tạo, hướng dẫn nhân viên, cán bộ sử dụng chương trình, công nghệ mới. Nhưng cán bộ ngân hàng chưa có điều kiện được đào tạo đầy đủ việc sử dụng phần mềm quản lý hệ thống, do điều kiện CN – Huế khá xa Hội Sở chính nên việc tham gia lớp huấn luyện này khá khó khăn.
♦ Thứ ba, hạn chế từ phía khách hàng: Các DN XNK thiếu hiểu biết sâu sắc về
phương thức thanh toán bằng L/C cũng như các văn bản pháp luật quốc tế liên quan điều chỉnh về vấn đề TTQT và mua bán hàng hóa QT như: ULC, ISPB, Incortem,...Trong DN XNK không có bộ phận chuyên trách và quy trình giao dịch L/C, hoặc có nhưng bộ phận này yếu, thiếu kinh nghiêm và hoạt động kém hiệu quả. Trong quá trình soạn thảo L/C DN xuất khẩu thường mắc phải sai sót khi lập bộ chứng từ như lỗi cẩu thả của nhân viên văn phòng, của văn thư về đánh máy, in ấn và được biết đến là sai lầm “3C” bao gồm các lỗi như: Lỗi không chính xác (not correct), lỗi hoàn chỉnh (not complete), lỗi không nhất quán (not consistant).
♦ Thứ tư, Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT
chúng ta chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc. Các văn bản hiện hành thì chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu lực pháp lý chưa cao làm cho cán bộ giao dịch hiểu biết chưa đầy đủ, sâu về các quy định pháp lý trong nước và quốc tế về thực hiện nghiệp vụ TTQT. Vì vậy, không triển khai được công tác tư vấn cho khách hàng. Ngay cả việc giải thích cho khách hàng về những vấn đề hoặc những bất hợp lệ trong bộ hồ sơ của khác hàng, cán bộ giao dịch cũng còn lúng túng.
Nguyên nhân, cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ, không được đào tạo đúng chuyên ngành. Cán bộ chưa được cọ xát thực tế, chưa có nhiều kinh nghiệm giải quyết các vấn đề phát sinh xung quanh việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế này.
♦ Thứ năm, nghiệp vụ TTQT được tập trung về hội sở chính, trong khi đó chi nhánh chỉ làm nhiệm vụ khai thác khách hàng và truyền tải phúc đáp của hội sở chính cho khách hàng. Chính vì vậy, chi nhánh thiếu tính chủ động khi thực hiện giao dịch với khách hàng.
Tuy nhiên, đây là mô hình quản lý mới trong hệ thống Sacombank. Nó giúp hệ thống tránh được một số rủi ro trong quản lý nghiệp vụ. Nhưng để mô hình đạt hiệu quả tốt thì chi nhánh cần ý thức được vai trò của chính của mình là công tác tư vấn, kiểm tra trước hồ sơ khách hàng và giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ trước khi trình về Hội sở chính. Việc làm này sẽ đẩy nhanh thời gian giải quyết hồ sơ cho khách hàng.