Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK HUẾ
2.1.2 Đánh giá hoạt động của Sacombank Huế (2007 – 2009)
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Sacombank Huế được xem là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất, đặc biệt là công tác huy động vốn nhờ vào ưu thế là tiên phong trong chính sách khách hàng hợp lý. Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm đạt được những kết quả khả quan, sự tăng trưởng mạnh về nguồn huy động vốn từ đó thị trường được mở rộng, thị phần tăng trưởng nhanh chóng.
Bảng 2: Tình hình Huy động vốn Sacombank Huế (2007 – 2009)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền Số tiền Số tiền +/- % +/- %
a. Theo loại tiền 659.970 860.176 1.126.836 200206 30 266660 31
- VND 502.050 640.124 840.311 138.074 28 200.187 31- Ngoại tệ 63.232 115.364 150.431 52.132 82 35.067 30 - Ngoại tệ 63.232 115.364 150.431 52.132 82 35.067 30 - Vàng 94.688 104.688 136.094 10.000 11 31.406 30
b. Theo tiền gửi 659.970 860.176 1.126.836 200.206 30 266.660 31
- Tổ chức kinh tế 78.716 81.957 101.631 3.241 4 19.674 24 - Dân cư 581.254 778.219 1.025.223 196.965 34 247.004 32
Tổng NVHĐ 659.970 860.176 1.126.836 200.206 30 266.660 31
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank chi nhánh Huế)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được vốn huy động tăng rõ rệt qua các năm.
Năm 2008 tăng hơn 200 tỷ so với năm 2007 tương ứng với 30%, năm 2009 tăng gần 267 tỷ tương đương 31% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 cao hơn năm 2008.
Có được kết quả như trên do: HĐV tăng ở tất cả loại tiền (VND, ngoại tệ, vàng) cũng như theo hình thức tiền gửi (tổ chức kinh thế, dân cư).
Nguyên nhân cụ thể:
Tự bản thân ngân hàng: Với đội ngũ nhân viên ngân hàng trẻ, năng động, sáng tạo và
có kiến thức chuyên môn luôn làm hài lòng khách hàng, và ngân hàng đã cố gắng tạo thêm nhiều sản phẩm phục vụ khách hàng, mạng lưới ngân hàng được mở rộng, đặt tại các vị trí thuận lợi làm cho lượng khách hàng giao dịch ngày một tăng lên, giúp nâng cao uy tín của ngân hàng, mang lại sự tin cậy cho khách hàng.
Từ những yếu tố bên ngoài ngân hàng: Từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì cạnh tranh
giữa các ngân hàng ngày càng lớn, xuất hiện hàng loạt các ngân hàng trong và ngoài nước, làm tăng tính cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, và cả nước nói chung. Năm 2008 là một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới, lạm phát khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng. Đầu năm 2008 chỉ số lạm phát tại Việt Nam vượt qua 2 con số, để chống lạm phát NHNN đã buộc các ngân hàng phải tăng nguồn dự trữ lên 11%, do đó các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn nhằm rút bớt lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế. Năm 2009 nền kinh tế bắt đầu khôi phục và phát triển.
Biểu đồ 1: Tình hình HĐV theo loại tiền (2007 – 2009)
Theo loại tiền thì tiền VND chiếm tỷ lệ cao hơn so với ngoại tệ và vàng. Thể hiện rõ
nhất năm 2007 VND chiếm tới 76,07% tổng NVHĐ, tỷ lệ này có giảm qua 3 năm, năm 2008 là 74,42%, năm 2009 là 74,57% mức giảm đi không đáng kể và tỷ trọng vẫn duy trì ở mức cao; số tiền huy động là VND là những con số rất lớn năm 2007 hơn 502 tỷ, năm 2008 hơn 640 tỷ, tới năm 2009 lên tới gần 840,5 tỷ. Điều này cũng đồng nghĩa với vàng và
ngoại tệ chiếm tỷ trọng không cao và qua sơ đồ ta thấy chênh lệch giữa hai tỷ trọng này không lớn.
Sacombank – Huế huy động vốn chủ yếu bằng đồng VND, huy động ngoại tệ và vàng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên cả 3 loại tiền đều có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2008 huy động nội tệ tăng 138.074 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng 27,5% so với năm 2007, sang năm 2009 nguồn vốn nội tệ tiếp tục tăng nhưng chỉ ở mức trung bình 31,3% so với năm trước.
Sỡ dĩ năm 2008 nguồn vốn nội tệ giảm mạnh như thế là do thị trường lãi suất có chiều hướng cạnh tranh kém lành mạnh. Để thực hiện chủ trương chống lạm phát của chính phủ, NHNN liên tục tăng lãi suất cơ bản và gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Kết quả là các NHTM chạy đua tăng lãi suất tiết kiệm để thu hút nguồn vốn trong dân cư vào ngân hàng và siết chặt cho vay. Với cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã trở thành cơn bão thật sự về lãi suất nhằm tranh giành lượng tiền gửi cao nhất để đảm bảo khả năng thanh khoản cho đơn vị mình.
Về đồng ngoại tệ, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng hai năm gần đây nguồn tiền này cũng tăng lên khá mạnh. Năm 2008 tăng 82% so với năm 2007, điều này là do tỷ giá có xu hướng ngày càng tăng. Đồng thời tại thời điểm đó, lãi suất gửi USD của chi nhánh có nhích lên, hấp dẫn hơn trước nên người dân không còn sợ phải gặp những rủi ro do đồng ngoại tệ. Đặc biệt, Festival 2008 được tổ chức với quy mô lớn đã thu hút được nhiều khách du lịch nước ngoài đến với Huế. Đây cũng chính là nguyên nhân làm tăng nguồn vốn ngoại tệ trong các năm qua. Năm 2009 tăng 30,4% so với năm 2008.
Theo tiền gửi thì tiền gửi dân cư ở mức khá cao, năm 2009 lên gần 91% (1.025.223
triệu VND), đây là con số rất lớn. Trong tiền gửi từ dân cư chủ yếu là tiền gởi tiết kiệm, từ giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Sở dĩ có được những kết quả này do khi nền kinh tế tăng trưởng, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, họ nhận thấy được mặt tích cực từ việc gởi tiền tiết kiệm tại ngân hàng là vừa an toàn lại vừa được tiền lãi. Nắm bắt cơ hội đó Sacombank Huế đã cung cấp thêm các dịch vụ phù hợp, áp dụng nhiều chính sách linh hoạt nhằm đáp ứng những
nhu cầu cho người gởi tiền với mục đích giữ chân khách hàng cũ, và thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến với Chi Nhánh.
Ngoài NVHĐ từ dân, ngân hàng Sacombank Huế huy động từ tổ chức kinh tế; Mặc dù tỷ trọng HĐV từ tổ chức kinh doanh so với tổng NVHĐ là không cao mỗi năm (năm 2007 cao hơn so với 2008, 2009 nhưng tỷ trọng cũng chỉ 12%) nhưng số tiền thì tăng năm các 2007 trên 78 tỷ VND đồng, tới năm 2009 lên tới gần 102 tỷ VND đồng. Điều này chứng tỏ ngân hàng Sacombank Huế không chỉ quan tâm tới thu hút nguồn vốn từ người dân mà Sacombank Huế còn có chính sách, dịch vụ cung cấp cho tổ chức kinh tế.
Có thể nói, sự tăng trưởng lớn về nguồn vốn không chỉ là kết quả của phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình chu đáo, mà còn khẳng định về uy tín và vị thế của Chi nhánh trên thương trường. Với tổng nguồn vốn lớn và ổn định, Chi nhánh có đủ khả nằng để đáp ứng mọi nhu cầu về vốn đối với khách hàng, đồng thời chuyển vốn về Ngân hàng Sacombank, góp phần điều hoà toàn bộ hệ thống và tham gia thị trường vốn.
2.1.2.2.Hoạt động cho vay
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà sacombank Huế đã không ngừng khai thác khả năng HĐV để đáp ứng khả năng nhu cầu vốn của khách hàng.
Trong những năm qua, nhờ có nguồn vốn huy động khá dồi dào, ngân hàng Sacombank Huế đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây truyền công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động.
Bảng 3: Tình hình cho vay vốn của Sacombank Huế (2007 – 2009)
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank chi nhánh Huế)
Qua bảng số liệu:
Doanh số cho vay tăng qua các năm. Các thành phần kinh tế đã mạnh dạn hơn trong việc vay vốn để mở rộng SXKD, Chi nhánh cũng đã áp dụng các chính sách nhằm kích thích cũng như thúc đẩy hoạt động cho vay như: Áp dụng lãi suất linh hoạt, giảm các thủ tục không cần thiết nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn.
Năm 2007 doanh số cho vay của ngân hàng đạt gần 3.000 tỷ, năm 2008 con số này là 3.272,932 tỷ tức là tăng thêm hơn 300 tỷ so với 2007 tương đương 10,09%, và năm 2009 lên tới gần 3.700 tỷ tăng gần 427 tỷ tương đương 13,42% so với năm 2008.
Doanh số cho vay tăng đáng kể ở các năm là do chính sách của ngân hàng luôn quan tâm đến việc đầu tư cho doanh nghiệp mới, dự án mới, đối tượng đầu tư mới để mở rộng quan hệ tín dụng với các tổ chức kinh tế trên địa bàn, đồng thời tạo mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong việc cho vay, thu hồi nợ và xử lý nợ. Đặc biệt là năm 2009, nền kinh tế bắt đầu trở lại và phát triển mạnh thì việc đầu tư có qui mô và giá trị lớn.
Doanh số thu nợ của chi nhánh luôn được đẩy mạnh, cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, thêm vào đó khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và có ý thức trả nợ đúng hạn nên đã giảm số lượng nợ quá hạn.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %
Doanh số cho vay 2.972.893 3.272.932 3.699.857 300.039 10,09 426.925 13,04
Doanh số thu nợ 2.549.202 275.284 3.052.916 -2.273.918 -89,2 2.777.632 1009,01
Dư nợ cho vay 423.691 520.092 646.941 96.401 22,75 126.849 24,39
Nợ xấu 145 1.350 950 1.205 831,03 -400 -29,63
Dư nợ cho vay tăng qua các năm do doanh số cho vay tăng, tuy nhiên tốc độ dư nợ cho vay tăng cao hơn tốc độ doanh số cho vay. Điều cho thấy việc thu nợ là khó khăn.
Nợ xấu năm 2008 tăng 1.205 triệu tăng hơn 8 lần so với nợ xấu năm 2007, một con số rất lớn. Đây là vấn đề cần chú ý. Tuy nhiên với tình hình kinh tế năm 2007, 2008 thì vấn đề này phổ biến và không chỉ riêng gì ngân hàng Sacombank Huế và cả hệ thống ngân hàng nói chung. Năm 2009 nợ xấu còn 950 triệu giảm 400 triệu tương đương 29,63% so với năm 2008 đây là con số khá tốt, chứng tỏ khả năng và năng lực của cán bộ tín dụng, cũng như cán bộ, nhân viên ngân hàng đang được phát huy, khẳng định.
Tỷ lện nợ xấu năm 2008 tăng cao hơn so với 2007. Điều này do các doanh nghiệp, công ty... gặp khó khăn trong việc trả nợ trong năm 2008. Tuy nhiên, năm 2009 tình hình có vẻ tiến triển tốt hơn. Khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn cao hơn. Và điều này lại lần nữa khẳng định năng lực của cán bộ tín dụng ngân hàng Sacombank Huế.
2.1.2.3. Kết quả kinh doanh
Biểu đồ 2: Kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank Huế (2007 – 2009)
Qua biểu đồ ta thấy kết quả kinh doanh của Chi nhánh đang trên đà tăng trưởng, lợi
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 100.000 53.267 75.151 95.653 44.324 62.636 71.636 8.943 12.515 24.017
Kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank Huế
Tổng thu nhập Chi phí Lợi nhuận Năm T ri ệ u đ ồ n g
nhuận có xu hướng tăng lên. Năm 2007 lợi nhuận 8.943 triệu đồng, năm 2008 con số này là 12.515 triệu đồng và năm 2009 lên tới 24.017 triệu đồng.
Nguyên nhân kết quả hoạt động như vậy ta đi phân tích thu nhập và chi phí của Sacombank Huế.
Về thu nhập: Trong đó thu lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (Trên 80% nguồn
thu nhập của Sacombank: năm 2007 là 90,23%; năm 2008 là 88,41%; năm 2009 là 83,1%). Năm 2008 đạt 66.441 triệu đồng tăng 18.380 triệu đồng tương ứng với 38,24% so với năm 2007. Năm 2009 thu lãi lên tới 79.491 triệu đồng tăng 13.050 triệu đồng hay tăng 19,64% so với 2008. Sự tăng liên tục của thu lãi cho vay là do 3 năm qua doanh số cho vay tại chi nhánh tăng mạnh, đây là nguồn thu dồi dào và chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Khoản thu chiếm tỷ trọng thứ 2 sau nguồn thu lãi vay là thu từ hoạt động dịch vụ, có sự gia tăng cả giá trị và tỷ trọng từ 4.685 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,8% trong tổng thu nhập năm 2007, sang năm 2008 con những con số này là 7.415 triệu và 9,87%, năm 2009 thu được 13.101 triệu đồng – chiếm tỷ trọng 13,7 % tổng thu nhập. Đây là kết quả của việc mở rộng và phát triển của hoạt động dịch vụ ngân hàng, nguồn thu đó tăng lên với tốc độ khá cao cả 3 năm.
Về chi phí: Chiếm tỷ trọng chi phí lớn nhất là chi HĐV (Tỷ trọng chi phí cho việc
HĐV năm 2007 là 54,48%, năm 2008 là 58,17%, năm 2009 là 56,73%). Qua các năm chi phí cho HĐV tăng lên rõ ràng năm 2007 đạt 24.149 triệu đồng, năm 2008 đạt 36.446 triệu đồng tăng 12.297 triệu đồng tương ứng với 50,8% và năm 2009 chi cho việc HĐV là 40.641 triệu đồng tăng 4.195 triệu đồng tương ứng 11,51%. Hoạt động cơ bản của Sacombank Huế là HĐV nên điều tất yếu là chi cho hoạt động HĐV chiếm tỷ trọng cao, do việc HĐV tăng qua các năm nên chi phí cho HĐV cũng sẽ tăng.
Chi dự phòng bảo hiểm là khoản chi với tỷ trọng đứng thứ 2, chi dự phòng bảo hiểm năm 2007 là 7.602 triệu đồng, sang năm 2008 là 10.165 triệu đồng tăng 2.563 triệu đồng tương ứng với 33,71%, năm 2009 con số chi dự phòng bảo hiểm lên 12.182 triệu đồng tăng 2.017 triệu hay tăng 19,84% so với năm 2008. Tốc độ tăng năm 2009 thấp hơn năm
2008. Kết quả này cho thấy sự quản lý chặt chẽ trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, việc trích lập bảo hiểm phù hợp với tình hình biến động của nền kinh tế.
Chi cho cán bộ, nhân viên cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ, và tăng qua 3 năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có sự quan tâm, chú trọng đến người lao động. Đây là yếu tố quyết định tới thành quả của Ngân hàng.
Chi cho công tác kho quỹ và thanh toán, chi nộp phí và tỷ lệ, chi hoạt động quản lý công cụ, chi tài sản và các khoản chi phí khác cũng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên mỗi loại chi phí này chiếm tỷ lệ không cao trong tổng chi phí ngân hàng.
Lợi nhuận thu được tương đối lớn và tăng qua các năm do truy thu lãi từ cho vay. Nhưng chi phí huy động vốn cũng tăng lên với tốc độ thu lãi.
Kết quả mà chi nhánh đã đạt được là do chi nhánh đã chú trọng đến hoạt động huy động vốn, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và hiệu quả kinh doanh phát triển cao. Chi phí và thu nhập đều có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng thu nhập cao hơn so với tốc độ tăng chi phí do đó lợi nhuận ngân hàng tăng qua 3 năm.