Giải pháp thu hút khách hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK CHI NHÁNH HUẾ (Trang 65)

- Khác (Nhờ thu D/P, D/A ) T/T

3.2.1Giải pháp thu hút khách hàng

Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SACOMBANK HUẾ

3.2.1Giải pháp thu hút khách hàng

Với mục tiêu: Tăng số lượng khách hàng đến với hoạt động TTQT; Tăng hiểu biết của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ TTQT tại Sacombank Huế. Phương châm “Khách hàng hài lòng Sacombank thành công”, “khách hàng là thượng đế”. Ngân hàng phải là chỗ dựa lâu dài, nơi hậu thuẫn vững chắc cho khách hàng trong việc tư vấn và quản lý tài chính, đầu tư kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận. Chính sách khách hàng gắn liền với hiệu quả kinh doanh của khách hàng đối với hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Yêu cầu củng cố thị trường, mở rộng có chọn lọc thêm khách hàng mới và thị trường mới, có bước đi vững chắc.

Vì vậy để phát triển hoạt động TTQT Chi nhánh cần: “Giữ chân khách hàng cũ, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới”.

► Đối với khách hàng cũ - Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý

Với việc thực hiện chính sách khách hàng hợp lý sẽ xây dựng và củng cố uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, từ đó ngân hàng mở rộng phạm vi kinh doanh một cách chắc chắn, tạo cho khách hàng có sự yên tâm tin cậy khi giao dịch và TTQT qua ngân

hàng.

Để thực hiện chính sách khách hàng hợp lý, ngân hàng nên lập ban chuyên nghiên cứu thị trường để nắm bắt được tập quán, thái độ và nhất là động cơ của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong hiện tại và tương lai để thấy được những điểm mạnh cần phát huy và thiếu sót cần khắc phục. Từ đó đưa ra chính sách hợp lý.

Đối tượng khách hàng được ưu đãi:

+ Khách hàng có quan hệ truyền thống tốt, các bạn hàng lâu dài từ trước tới nay. + Các doanh nghiệp lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật, có vay trả sòng phẳng.

+ Các doanh nghiệp quốc doanh vừa và nhỏ, có khả năng là bạn hàng lâu dài.

Chính sách khách hàng phải được cụ thể hoá bằng tiêu chuẩn xếp loại khách hàng và các hình thức ưu đãi. Việc rà soát xếp loại khách hàng phải được tiến hành thường xuyên.

Hình thức ưu đãi:

+ Ưu đãi về vốn và lãi suất khi vay vốn: Với những khách hàng đặc biệt cho họ hưởng lãi xuất cho vay thấp hơn đối với các khách hàng khác.

+ Ưu đãi trong việc thế chấp tài sản khi vay vốn. + Ưu đãi về tỷ lệ ký quĩ trong việc mở L/C.

Cần có chính sách ký quỹ L/C nhập khẩu hàng loạt, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn tốt hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán của ngân hàng. Chính sách ký quý mở L/C thích hợp giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về tài chính khích lệ động viên họ mở L/C nhập khẩu tại ngân hàng.

+ Ưu đãi về phí dịch vụ, trong đó có phí TTQT:

Hiện tại Chi nhánh thực hiện tính theo qui định của Hội Sở. Nhưng để thu hút được khách hàng, Chi nhánh cần đề nghị Hộ Sở và bản thân Chi nhánh đưa ra được biểu tính chi phí ưu đãi so với các ngân hàng khác. Chỉ cần giảm chút ít % chi phí, các khách hàng XNK sẽ giảm được chi phí với những hợp đồng có giá trị lớn.

+ Ưu đãi về giá mua, bán ngoại tệ phục vụ TTQT.

Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh đối ngoại: Để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, ngân hàng cần nghiên cứu nhằm đa dạng hoá sản phẩm, các dịch vụ ngân hàng, trên cơ sở đó củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, đồng thời nâng cao uy tín, qui mô hoạt động của ngân hàng.

Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh như bảo lãnh đấu thầu quốc tế, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh khả năng cung cấp hàng, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh mở L/C trả chậm.

Tuy nhiên, đi đôi với nghiệp vụ bảo lãnh, đặc biệt đối với L/C trả chậm cần nâng cao chất lượng thẩm định, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả chậm đối với những mặt hàng trong danh mục cho phép của nhà nước, không mở L/C trả chậm đối với hàng tiêu dùng, quản lý chặt chẽ tiền bán hàng.

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh cũng như các hình thức kinh doanh ngoại tệ (mua bán trao đổi ngay, mua bán có kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi) để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

► Tìm kiếm khách hàng mới - Đẩy mạnh công tác tiếp thị và quảng cáo.

• Hiện nay, hoạt động tiếp thị của ngân hàng Sacombank Huế chưa được chú trọng, Chi nhánh chưa có bộ phận tiếp thị, vì vậy để tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng thì ngân hàng cần đẩy mạnh tiếp thị, thành lập tiếp thị, để tìm hiểu thường xuyên nhu cầu của khách hàng và tiếp xúc với các khách hàng, tăng cường hoạt động quảng cáo nhằm thu hút các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, có hoạt động kinh doanh XNK hoặc có nhu cầu mua bán ngoại tệ về giao dịch và TTQT qua ngân hàng Sacombank Huế.

• Ngân hàng nên thường xuyên phát hành các báo cáo thường niên của ngân hàng gửi tới khách hàng, định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để nắm được nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng.

Thông qua việc tiếp thị, quảng cáo ngân hàng sẽ biết nhiều hơn về nhu cầu của khách hàng và đồng thời khác hàng sẽ biết tới ngân hàng, biết tới thế mạnh của Sacombank Huế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK CHI NHÁNH HUẾ (Trang 65)