Bên cạnh những kết quả đạt được thì do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Chi nhánh vẫn có những hạn chế cần được giải quyết:
- Dư nợ tín dụng đối với các DNNVV doanh nghiệp tư nhân thật sự vẫn chưa cao, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. Và do sự cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn nên một số khách hàng truyền thống đã chạy sang quan hệ tín dụng hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán với ngân hàng khác.
- Nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động, nên khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng trung và dài hạn đối với khách hàng DNNVV vẫn còn hạn chế. Trong khi nhu cầu vay để đầu tư mở rộng qui mô và nâng cao năng lực sản xuất của đối tượng khách hàng này là rất lớn.
- Ngân hàng chưa nắm bắt được đầy đủ và chính xác nhất về tình hình các DNNVV, mà trong đó chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ hộ kinh doanh cá thể làm ăn hiệu quả, còn hạn chế về công tác kế toán, hoạch định chiến lược. Chính vì vậy việc thẩm tra những thông tin trong hồ sơ khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng tại Ngân hàng là tương đối khó khăn. Những khoản tín dụng mà các DNNVV có nhu cầu thường có quy mô không thật lớn, nhưng số lượng khoản vay lại nhiều. Do đó công tác theo dõi kiểm tra quá trình sử dụng vốn mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó tài sản bảo đảm tiền vay của các DNNVV hầu hết là giá trị của quyền sử dụng đất, giá trị nhà xưởng máy móc nhưng việc đấu giá thanh lý giá trị các tài sản này thường gặp nhiều vướng mắc khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Chính vì vậy chất lượng tín dụng đối với DNNVV còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Hệ thống báo cáo ghi chép và theo dõi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hoặc thiếu. Các doanh nghiệp thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng. Do đó ngân hàng không có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay. Nhiều doanh nghiệp luôn ngần ngại việc minh bạch tình hình kinh doanh của mình cho ngân hàng, không quen với thủ tục và cách thức tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng.
Những mặt tồn tại trên là kết quả tổng hợp của rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Ngoài những nguyên nhân mang tính khách quan như: tác động của cơ
chế thị trường, sự biến động của nền kinh tế, môi trường pháp lý... thì vẫn có những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân ngân hàng và doanh nghiệp: - Mặc dù luôn xem các DNNVV là đối tượng khách hàng cần khai thác và chăm sóc nhưng tại Ngân hàng hầu như chưa có một cơ chế tín dụng dàng riêng cho các DNNVV. Các qui định về hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ về tài sản đảm bảo cũng như các điều kiện tín dụng về cho vay doanh nghiệp mới thành lập hay cho vay tín chấp... giữa các đối tượng khách hàng là như nhau. - Đầu tư tín dụng tại Ngân hàng tăng trưởng khá cao qua các năm nhưng vẫn còn thiếu sự tư vấn cho các doanh nghiệp trong các vấn đề như tài chính, quản lý, mua bán hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất...
- Một bộ phận không nhỏ các DNNVV do chưa nắm được cơ chế, điều kiện, thủ tục vay vốn... nên còn tâm lý e ngại thủ tục vay vốn hoặc có thái độ không tích cực trong việc cung cấp thông tin, tiếp xúc với ngân hàng. Ngoài ra tâm lý tránh thuế còn tồn tại trong nhiều doanh nghiệp nên dẫn đến các tỷ số tài chính trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để giải quyết cho vay của các NHTM không đảm bảo trung thực. Từ đó làm cho khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn.
- Các doanh nghiệp không có những dự án đầu tư trung và dài hạn khả thi, bên cạnh đó tình hình tài chính của các DNNVV thường không ổn định, vốn tự có nhỏ nên doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu để tham gia các dự án lớn nên doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Ngoài ra đa số các doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ hạch toán kế toán nên chưa lập được kế hoạch lưu chuyển tiền mặt trong năm, vì vậy Ngân hàng gặp khó khăn trong việc xác định thời gian phát sinh nhu cầu vay, thời gian trả nợ. Từ đó ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch cho vay và thu nợ của Ngân hàng.
Chương 3