Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Kienlong Bank (Trang 38)

Dư nợ cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho vay là khoản tiền mà ngân hàng đã giải ngân mà chưa thu hồi về. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của năm trước chưa thu hồi đượcvà số dư phát sinh trong năm hiện hành.Trong những năm qua, Ngân hàng luôn không ngừng tìm kiếm khách hàng, tăng dư nợ tín dụng đặc biệt là đối với các DNNVV. Để có được đánh giá chính xác về mức tăng dư nợ tín dụng cho DNNVV cần xem xét qua bảng sau:

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay của DNNVV năm 2009 - 2011 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch năm 2010/2009 Chênh lệch năm 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền

Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1.Phân theo ngành kinh tế 53.878 67.514 69.928 13.636 25,31 2.415 3,58 -Thương mại dịch vụ 43.570 56.995 59.228 13.425 30,81 2.233 3,92 -Xây dựng 421 525 350 104 24,70 -175 -33,33

-Công nghiệp chế biến 9.887 9.994 10.350 107 1,08 356 3,56

2.Phân theo thành

phần kinh tế 53.878 67.514 69.928 13.636 25,31 2.415 3,58

-Công ty TNHH 36.979 47.368 50.312 10.389 28,09 2.945 6,22 -Doanh nghiệp tư nhân 16.899 20.146 19.616 3.247 19,21 -530 -2,63

3.Phân theo thời hạn 53.878 67.514 69.928 13.636 25,31 2.415 3,58

-Ngắn hạn 48.104 53.265 53.448 5.161 10,73 1.184 2,26

-Trung và dài hạn 5.774 14.249 16.480 8.475 146,78 1,231 8,07

(Nguồn: Phòng Kế Toán KienLong Bank_ Rạch Giá)

Hình 2.10: Dư nợ DNNVV theo ngành kinh tế qua các năm 2009-2011

Theo số liệu thống kê ta có thể thấy Ngân hàng có chiến lược cho vay chủ yếu nhắm vào đối tượng các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ và công nghiệp chế biến. Dư nợ ngành thương mại dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ và đều tăng qua các năm, có xu hướng ổn định hơn ngành công nghiệp chế biến và xây dựng. Cụ thể năm 2009 dư nợ cho vay ngành thương mại dịch vụ là 43.570 triệu đồng, và năm 2010 dư nợ của ngành này là 56.995 triệu đồng tăng lên tăng 30,81% so với năm 2009, qua năm 2011 dư nợ của ngành là 59.228 tăng 3,92% so với năm 2010. Có thể thấy đây là đối tượng khách hàng quan trọng của Ngân hàng, khi Kiên Giang đang có xu hướng hướng phát triển trong quá trình hội nhập kinh của cả nước thì nhu cầu về kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực; Đối với ngành xây dựng dư nợ có chiều hướng giảm trong năm 2011. Doanh số dư nợ của ngành này trong năm 2009 là 421 triệu đồng, năm 2010 dư nợ là 525 triệu đồng tăng 24,70%, năm 2011 dư nợ của ngành là 350 triệu đồng giảm 33,33% so với năm 2010 do trong năm 2011 ngành xây dựng gặp nhiều khốn khó nên Ngân hàng phải xem xét thận trọng hơn khi cho vay.

Qua các năm Ngân hàng đã mở rộng thị phần ra khối DNNVV, các doanh nghiệp đặt quan hệ tín dụng với Ngân hàng ngày càng đông sẽ làm tăng doanh số cho vay và tăng dư nợ.

 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:

Hình 2.11: Dư nợ DNNVV theo thành phần kinh tế qua các năm 2009- 2011

Dư nợ Công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay DNNVV, cụ thể là năm 2009 dư nợ đạt 36.979 triệu đồng, đến năm 2010 dư nợ đạt 47.368 triệu đồng tăng 28,09% tương đương tăng 10,389 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 dư nợ đạt 50.312 triệu đồng tăng 6,22% tương đương tăng 2.945 triệu đồng so với năm 2010. Đối với doanh nghiệp tư nhân dư nợ năm 2009 đạt 16.899 triệu đồng, năm 2010 dư nợ đạt 20.146 triệu đồng tăng 19,21% s với năm 2009 tương đương 3,247 triệu đồng, năm 2011 dư nợ giảm nhẹ so với năm 2010, dư nợ năm 2011 đạt 19.616 triệu đồng giảm 2,63%. Qua đó cho thấy được ngân hàng rất tập trung phát triển tín dụng đối với công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân để góp phần phát triển DNNVV cũng như phát triển kinh tế Tỉnh.

 Dư nợ phân theo thời hạn cho vay:

Hình 2.12: Dư nợ DNNVV theo thành phần kinh tế qua các năm 2009- 2011

Nhìn vào bảng số liệu, các khoản vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn so với các khoản vay trung và dài hạn, do các DNNVV trong Tỉnh thường vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, còn các doanh nghiệp có dự án đầu tư thường thì không khả thi nên khoản vay trung và dài hạn còn hạn chế. Năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn là 48.104 triệu đồng, năm 2010 dư nợ là 53.265 đồng tăng 10,73% so với 2009; dư nợ cho vay trung và dài hạn vào năm 2009 là 5.774 triệu đồng, năm 2010 dư nợ là 14.249 triệu đồng tăng 146,78% so với năm 2009. Đến năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 53.448 triệu đồng tăng 2,26% so với 2010, dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2011 đạt 16.480 triệu đồng tăng 8,07% so với năm 2010

d)Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng trong 3 năm (2009 - 2011)

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Kienlong Bank (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w