Thực trạng DNNVV trên phạm vi cả nước

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Kienlong Bank (Trang 25)

Ở nước ta trước đây, việc phát triển các DNNVV cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghịêp này mới thực sự phát triển nhanh cả về số và chất lượng.

Bảng 2.2: Số lượng DNNVV đăng ký mới năm 2009-2011 trên phạm vi cả nước

Đvt: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm

2010/2009 So sánh năm 2011/2010 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số lượng DNNVV 460.000 550.000 568.670 90.000 19,56 18.670 3,39

Bảng 2.3: Nguồn vốn đăng ký của các DNNVV năm 2008-2010 trên phạm vi cả nước Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm 2010/2009 So sánh năm 2011/2010 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Nguồn vốn DNNVV 545.000 515.000 505.000 -30.000 -5,5 -10.000 -1,94 Năm 2011 có khoảng 568.670 DNNVV, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Trong giai đoạn này số lượng thất nghiệp gia tăng thì việc tự tạo việc làm bằng cách lập nghiệp là cách tốt nhất để người dân có thêm thu nhập nên số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng tăng. Năm 2011 cả nước có khoảng 18.670 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 3,39% so với năm 2010. Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các DNNVV đang khởi sự trong khó khăn, khó có thể kỳ vọng số vốn đăng ký mới tăng, số vốn đăng ký của DNNVV năm 2011 giảm mạnh so với năm 2009 (từ mức 545.00 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 505000 tỷ đồng),Số vốn đăng ký mới năm 2011 ước đạt 505.000 tỷ đồng, giảm 1,94% so với năm 2010. Việc tăng mạnh về số lượng doanh nghiệp cũng kéo theo sự nảy sinh của hàng loạt các vấn đề khác như nhân công, nguyên vật liệu, thị trường... và đặc biệt là nhu cầu về vốn kinh doanh mà trong đó tín dụng ngân hàng là một kênh rất quan trọng có ảnh hưởng tiên quyết tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.

Tình hình DNNVV tại nước ta hiện tại có một số điểm như sau:

- Vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kỳ SXKD của doanh nghiệp thường ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

-Tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế: các DNNVV hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp... và hoạt động dưới mọi hình thức như: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài và các cơ sở kinh tế cá thể...

- Có tính năng động cao trước những thay đổi của thị trường, các DNNVV có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh. Mặt khác, do DNNVV tồn tại ở mọi thành phần kinh tế. Sản phẩm của các DNNVV đa dạng phong phú nhưng số lượng không lớn nên chỉ cần không thích ứng được với nhu cầu của thị trường, với loại hình kinh tế - xã hội này thì nó sẽ dễ dàng hơn các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn trong việc chuyển hướng sang loại hình khác cho phù hợp với thị trường.

- Năng lực kinh doanh còn hạn chế. Do quy mô vốn nhỏ nên các DNNVV không có điều kiện đầu tư quá nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, tính cạnh tranh trên thị trường kém. DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường, công tác marketing còn kém hiệu quả. Điều đó làm cho các mặt hàng của DNNVV khó

tiêu thụ trên thị trường.

- Năng lực quản lý còn thấp: Đây là loại hình kinh tế còn non trẻ nên trình độ, kỹ năng của nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như của người lao động còn hạn chế. Số lượng DNNVV có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế-xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh. Mặt khác, DNNVV ít có khả năng thu hút được những nhà quản lý và lao động có trình độ, tay nghề cao do khó có thể trả lương cao và có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và giữ chân những nhà quản lý cũng như những người lao động giỏi.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Kienlong Bank (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w