30 nghìn tỷ của Chính phủ
3.3.2. Thu xếp nguồn tài chính cho Doanh nghiệp
Việc thu xếp nguồn tài chính cho các dự án nhà ở luôn là thách thức với doanh nghiệp do Việt Nam chưa hình thành được các định chế tài chính hỗ trợ thị
trường xây dựng và bất động sản. Việc quan trọng là nhu cầu vốn trung và dài hạn của thị trường bất động sản là rất lớn bởi vốn ngắn hạn chỉ cho nhà đầu tư cần trong 1 - 2 năm khi triển khai công trình. Trong khi đó, đại đa số người dân cần vốn vay dài hạn lên tới 20 - 30 năm để có thể đủ thời gian tiết kiệm trả nợ dần tiền mua nhà.
Hiện nhiều nước trên thế giới đã hình thành được các định chế tài chính và hỗ trợ hiệu quả cho thị trường bất động sản phát triển ổn định như cho vay ưu đãi trong thời hạn rất dài, có các quỹ tín thác bất động sản, quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu hết nguồn tài chính để phát triển thị trường bất động sản là phụ thuộc vào ngân hàng. Trong khi đó, các ngân hàng đi vay cũng chủ yếu là ngắn hạn nên cho vay lại cũng chỉ cùng lắm là trung hạn hoặc nếu cho vay dài thì lãi suất cao để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, cùng với việc đổi mới trong công tác tín dụng, việc hình thành các quỹ tại Việt Nam sẽ hỗ trợ thị trường phát triển ổn định, đồng thời giúp người có nhu cầu về nhà ở có thể dễ dàng hơn trong việc tạo dựng chỗ ở ổn định.
Mặc dù lãi suất vay vốn tín dụng gần đây đã được điều chỉnh giảm, nhưng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng do không đủ điều kiện pháp lý để vay vốn; giá đầu vào của nhiều loại vật tư, nguyên liệu tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng, hoặc tăng ít làm ảnh hưởng đến đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến hàng tồn kho nhiều. Một số doanh nghiệp phải rơi vào tình trạng phá sản hoặc nợ nần.