Huy động sớm được nguồn vốn trung và dài hạn

Một phần của tài liệu ưu đãi tài chính đối với đầu tư nhà ở xã hội (Trang 51)

30 nghìn tỷ của Chính phủ

3.3.1. Huy động sớm được nguồn vốn trung và dài hạn

Cơ cấu vốn của các ngân hàng vẫn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Việc huy động sớm được nguồn vốn trung và dài hạn là điều cần thiết để cung ứng cho phân khúc thị trường nhà ở xã hội rất rộng hiện nay ở nước ta. Nguồn vốn trung và dài hạn này có vai trò to lớn đối với nền kinh tế. Nguồn vốn trung và dài hạn góp phần tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng này với ngân hàng khác. Bởi lẽ, một ngân hàng có vốn trung và dài hạn dồi dào đồng nghĩa với việc có lượng vốn quy mô lớn, khả năng thanh toán cao. Gói 30.000 tỷ chỉ là một trong những công cụ quản lý nhà nước thông qua chính sách nhưng có tác dụng to lớn tới kinh

tế vĩ mô như thị trường chứng khoán, đầu tư nước ngoài cũng như giải cứu bất động sản.

Để huy động nguồn vốn trung và dài hạn thì có lẽ không nên để có tình trạng cạnh trạnh huy động tràn lan nhất là việc tăng lãi suất. Vì khi ngân hàng này tăng thì ngân hàng khác muốn giữ được chân khách hàng buộc phải tăng theo.Trong khi khách hàng gửi tiền lại rất nhạy cảm với giá cả, lãi suất… Bên cạnh đó, trên thị trường tài chính hiện nay có một lượng tiền không nhỏ bị “găm” vào nhà đất, nên nguồn vốn không dồi dào, khiến các ngân hàng phải lo sớm nguồn vốn cho cuối năm.

Hai là, phải rất kiên quyết trong việc rút tiền trước hạn của khách hàng. Mặc dù trong bối cảnh hiện nay thì đây là bài toán khó. Bởi nếu xử lý nghiêm thì nhiều khách hàng sẽ không gửi tiền như vậy mất đi một khoản tiền gửi khá lớn. Muốn thực hiện được mục tiêu này thì phải có quá trình, với các giải pháp, quy định đồng bộ từ phía Ngân hàng Nhà nước và sự tuân thủ từ phía Ngân hàng Thương mại mới thay đổi được. Ngoài ra, kinh tế vĩ mô phải ổn định, khi kiểm soát được lạm phát, đường cong lãi suất được thiết lập (gửi kỳ hạn càng ngắn, lãi suất càng thấp; và ngược lại) thì người gửi tiền mới chọn kỳ hạn dài, dẫn đến nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng ổn định.

Việc các ngân hàng tại Việt Nam khó huy động vốn trung và dài hạn không phải là một hiện tượng mới lạ. Trong khoảng hơn một năm trở lại đây, khi lạm phát cao quay trở lại, VND bị mất giá mạnh so với USD, tâm lý phòng thủ nói trên của người dân lại càng trở nên mạnh mẽ. Việc một số kênh đầu tư như: chứng khoán, bất động sản, vàng, USD… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các ngân hàng khó huy động vốn trung và dài hạn.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, cho dù người dân có thể không thích gửi tiền dài hạn do lo ngại lạm phát, tỷ giá, hay do còn có nhiều kênh đầu tư khác, nguyên nhân chính dẫn đến việc các ngân hàng khó huy động vốn trung và dài hạn vẫn là do mức lãi suất mà các ngân hàng đưa ra chưa đáp ứng được mức kỳ vọng của các nhà đầu tư. Vấn đề đặt ra là phải giảm những rủi ro về lạm phát, tỷ giá… trong tương lai, tức là phải đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, để những người có tiền tiết kiệm sẵn sàng cho các ngân hàng vay với lãi suất thấp và trong thời hạn dài.

Một phần của tài liệu ưu đãi tài chính đối với đầu tư nhà ở xã hội (Trang 51)