30 nghìn tỷ của Chính phủ
3.1.2. Về phía Nhà đầu tư
Nhà đầu tư cũng gặp phải những khó khăn không kém, những hạn chế này góp phần làm cho sản phẩm nhà ở chậm đến tay người dân, gây lãng phí đất đai, không kích thích doanh nghiệp tham gia loại hình này. Thời gian thu hồi vốn chậm, kinh phí bỏ ra lớn, rang buộc từ phía chính sách. Quan trọng vẫn khó khăn về nguồn vốn:
Thứ nhất, doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn
Doanh nghiệp mặc dù được hưởng ưu đãi về tài chính, cụ thể là gói 30 nghìn tỷ nhưng trên thực tế doanh nghiệp vẫn chưa vay được nguồn vốn này. Nhu cầu nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp rất cao. Nhà đầu tư phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Muốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, các chủ đầu tư phải vay vốn với lãi suất cao hơn lợi nhuận thu được khi cho thuê, mua nhà mà thời gian thu hồi vốn khá dài. Mục tiêu chủ yếu xây dựng Nhà ở xã hội là an sinh chứ không phải lợi nhuận nên chắc chắn sẽ không hấp dẫn nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng. Nhà ở xã hội chủ yếu dành cho những đối tượng có thu nhập thấp như cán bộ, công chức, công nhân.... Muốn những đối tượng này mua được nhà thì trước tiên giá bán nhà và thời gian thu hồi vốn phải thật hợp lý so với thu nhập của họ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các dự án Nhà ở xã hội chậm triển khai. Việc này xuất phát từ việc thị trường bất động sản ảm đạm do tác động của suy thoái kinh tế, nhà đầu tư thiếu vốn. Bên cạnh đó, nhiều khu vực quy hoạch, giới thiệu địa điểm để xây dựng dự án nhà ở nhưng không có nhà đầu tư. Khi các tổ chức tín dụng thắt chă ât viê âc cho vay thì các doanh nghiê âp phát triển nhà ở đã gă âp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư. Phần lớn các doanh nghiệp ngại đầu tư vào dự án nhà ở xã hội nguyên nhân là do khó tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi, ngại thủ tục liên quan đến đất đai, đầu tư xây dựng….Trong khi thị trường đang “sốt” với gói vay 30 nghìn tỷ, hỗ trợ từ Chính phủ, nhưng đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào vay được do khó đáp ứng được các nhu cầu của bên cho vay như: doanh nghiệp đang có nợ xấu, năng lực không đủ…..Không phải doanh nghiệp nào cũng mặn mà với các dự án này, nhất là khi khó có thể huy động vốn ứng trước của người mua, khả năng thu hồi vốn lại kéo dài, chính vì vậy các dự án này đang rất khó khăn về vốn đầu tư.
Thứ hai, doanh nghiệp bị khống chế lợi nhuận
Lợi nhuận của các doanh nghiệp bị khống chế ở mức 10% là khá thấp trong khi hàng loạt vấn đề phát sinh như đền bù giải tỏa, thủ tục đầu tư xây dưng hay là những biến động rủi ro trong thi công thì nếu chỉ lãi 10% là “không an toàn”. Bên cạnh đó, mặc dù được ưu đãi về lãi suất cho vay để phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên, yếu tố này vẫn không loại trừ rủi ro cho các chủ đầu tư bởi cơ chế, thủ tục vay chưa rõ ràng, thuận lợi và những hạn chế về đối tượng được mua nhà làm tăng thêm chi phí cho quá trình triển khai nhà ở xã hội. Nên việc quy định doanh nghiệp chỉ được hưởng 10% lợi nhuận trong dự án nhà ở xã hội có nhiều hạn chế. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định, quy định này không khuyến khích được các doanh nghiệp tính toán để làm hạ giá thành sản phẩm vì dù giá nhà có bao nhiêu thì lợi nhuận cũng như vậy. Lợi nhuận có thể nói là tiêu chí mà doanh nghiệp quan tâm nhất, nếu bỏ ra công sức, thời gian mà lợi nhuận không cao như vậy thì dù có nhiều chính sách ưu đãi như thế nào đi nữa doanh nghiệp cũng sẽ không muốn tham gia dự án nhà ở xã hội nữa mà tập trung xây dựng các căn hộ cao cấp để lợi nhuận cao hơn dẫn đến việc thị trường đầy những căn hộ cao cấp, thiếu nhà ở xã hội và dẫn đến tình trạng tồn kho bất động sản.
Thứ ba, do ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế cho nên phần lớn doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, thua lỗ vì vậy mà ưu đãi thuế suất không giúp được gì nhiều cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp có lời thì mới phải đóng thuế. Vì vậy, cần phải có giải pháp khác hơn để khuyến khích doanh nghiệp.