Nghiên cứu về phòng trừ sâu, bệnh hại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 61)

5. Các điểm mới của đề tài

1.8.7. Nghiên cứu về phòng trừ sâu, bệnh hại

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sâu bệnh hại trên cây có múi trong đó có bưởi. Nghiên cứu trên 30 giống khác nhau trong nhóm cây có múi cho thấy bưởi bị sâu vẽ bùa gây hại nặng hơn so với các loài khác. Ngoài ra còn nhiều đối tượng gây hại như nhện, rệp [147]. Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam về các đối tượng sâu bệnh hại trên cây có múi trong những năm qua, tập trung nghiên cứu một số đối tượng gây hại quan trọng. Theo Vũ Khắc Nhượng (1997) [31] có tới trên 150 loài sâu bệnh gây hại trên nhóm cây có múi, các loài nguy hiểm là sâu đục cành, ruồi vàng, ngài chích hút, chúng có thể làm giảm 30 - 40% sản lượng quả. Ngoài ra các loài rệp nâu, rầy chổng cánh là những côn trùng môi giới truyền bệnh Tristera và Greening, những loại bệnh rất nguy hiểm.

Nghiên cứu về bệnh chảy gôm hại cây có múi ở miền Bắc, tác giả Nguyễn Thị Kim Sơn (2003) [36] chỉ ra rằng: bệnh gây hại nặng trên các giống bưởi Sửu, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, trong khi đó cam chua Hải Dương, chấp và quất ít bị hại. Ở miền Bắc bệnh gây hại nặng trong các tháng mưa nhiều (tháng 7, 8, 9), cây có độ tuổi càng cao khả năng nhiễm bệnh càng lớn.

Những công trình nghiên cứu về sâu bệnh hại trong các năm qua mới chỉ dừng lại ở từng đối tượng gây hại cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện nay. Cần có một nghiên cứu đồng bộ, trên cơ sở kế thừa và kiểm nghiệm các kết quả nghiên cứu trước đây, nhằm xây dựng quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trên cây bưởi ở những vùng sản xuất tập trung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)