Phương pháp điều tra, đánh giá hiện trạng và xác định yếu tố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 65)

5. Các điểm mới của đề tài

2.3.1. Phương pháp điều tra, đánh giá hiện trạng và xác định yếu tố

chế trong sản xuất bưởi tại Thái Nguyên

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo, chiến lược phát triển, số liệu thống kê của các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, như: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện của tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra theo phương pháp chia ô, chia vùng, kết hợp quan sát trực tiếp, phỏng vấn và ghi chép theo biểu mẫu. Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để đánh giá tổng thể và sử dụng phương pháp KIP để bổ sung thông tin [38].

Tại ba huyện có diện tích bưởi lớn nhất là huyện Phú Bình, huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên tiến hành lựa chọn mỗi huyện 20 hộ (tổng số hộ là 60) để tiến hành điều tra. Hộ được lựa chọn phải thỏa mãn tiêu chí có diện tích tối thiểu là 0,5ha.

Các chỉ tiêu cần thu thập: diện tích, năng suất, sản lượng …bưởi Diễn qua các năm. Các yếu tố hạn chế đến đến sản xuất bưởi Diễn của các hộ trồng bưởi.

Điều tra xác định sự phát sinh phát triển của sâu bệnh trên cây bưởi Diễn trồng tại Thái Nguyên

Dựa theo phương pháp điều tra phát hiện và dự tính dự báo của Vũ Đình Ninh (1967) [32] và phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật do Viện Bảo vệ thực vật ấn hành [49]

- Bộ phận theo dõi: lộc, hoa, quả, thân chính;

- Chi tiêu theo dõi: theo dõi, thống kê thành phần, thời gian và mức độ gây hại của các loại sâu bệnh hại chính trên mỗi cây theo dõi định kỳ (1 tháng một lần) và không định kỳ.

Đối với từng loại sâu bệnh hại chính theo dõi.

Tỷ lệ % tuổi sâu = Tổng số sâu ở pha phát dục x 100 Tổng số sâu sống điều tra

Tỷ lệ bệnh % = Tổng số cây (lộc, hoa, quả) bị bệnh x 100 Tổng số cây (lộc, hoa, quả) điều tra

Chỉ số bệnh % = Tổng số lá ở mỗi cấp bệnh x cấp tương ứng x 100 Tổng số lá điều tra x cấp cao nhất

- Phương pháp theo dõi:

+ Phương pháp theo dõi sâu: quan sát bằng mắt tại 6 vườn bưởi có diện tích trên 0,5ha tại ba huyện Phú Bình, Đại Từ và thành phố Thái Nguyên.

Sâu đục thân, đục cành: điều tra trên 15 cây theo đường chéo góc của vườn bưởi.

Sâu hại lá: điều tra 150 lá lấy đồng đều trên 15 cây. Sâu hại quả: điều tra ngẫu nhiên 150 quả.

+ Phương pháp theo dõi bệnh: theo dõi bằng mắt, mỗi tháng một lần. Bệnh hại lá: lấy ngẫu nhiên 150 lá để điều tra.

Bệnh trên cành, trên thân: điều tra 15 cây.

Bệnh trên quả: điều tra 150 quả lấy đồng đều trên các cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 65)