5. Các điểm mới của đề tài
3.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và mối liên hệ giữa các đợt lộc
3.2.2.1. Sự hình thành các loại cành của vụ Xuân năm 2012
Trong một năm, bưởi ra 4 đợt lộc hình thành 4 loại cành theo mùa vụ là cành Xuân, Hè, Thu và Đông. Cành Hè, Thu, Đông là cành dinh dưỡng tạo bộ khung tán và trở thành cành mẹ của các đợt lộc sau đó. Lộc Xuân được phân hoá thành hai loại cành có chức năng khác nhau đó là cành dinh dưỡng và cành mang hoa. Tỷ lệ các loại cành của vụ Xuân phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm giống, kỹ thuật chăm sóc như bón phân, cắt tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh,...Kết quả theo dõi về tỷ lệ các loại cành của lộc Xuân năm 2012 thể hiện qua hình 3.5.
Lộc Xuân được hình thành với tổng số lộc là 874 lộc, trong số này số lộc chuyển thành cành dinh dưỡng chiếm tới 625 lộc (chiếm 71,5%), còn lại 249 lộc chuyển thành cành quả hữu hiệu (25,2%) và cành quả vô hiệu (3,3%). Qua số liệu này cũng có thể nhận định rằng năm 2012 sẽ là năm ít quả vì phần lớn lộc Xuân đã chuyển thành cành dinh dưỡng và nó sẽ tạo tiền đề cho năm sau bưởi ra nhiều quả.
Hình 3.5. Tỷ lệ các loại cành của lộc Xuân năm 2012
Xét về cơ sở lý luận, các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là cắt tỉa có thể tác động lớn đến quá trình hình thành và phân hoá các loại cành của vụ Xuân nói riêng và các vụ kế tiếp sau đó nói chung [131], [136], [137]. Nghĩa là: Bằng biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành, tạo tán phù hợp có thể làm thay đổi sự phân hoá các loại cành theo năm và theo từng vụ. Nếu có biện pháp cắt tỉa tốt, thâm canh hợp lý có thể có tới trên 50 % số lộc vụ Xuân ở cây cam quít trở thành cành quả hữu hiệu [156].
Cành Xuân 2012
Cành dinh dƣỡng 71,5%
Cành quả hữu hiệu 25,2%
Cành quả vô hiệu 3,3%
Một số nghiên cứu về tỷ lệ cành quả hữu hiệu ở cam quít cho thấy: trong điều kiện bình thường tỷ lệ cành quả hữu hiệu (so với tổng số lộc Xuân) có thể đạt từ 9,40 - 16,80 %. Trong điều kiện thâm canh cao, có kỹ thuật tỉa cành tạo tán hợp lý tỷ lệ cành quả hữu hiệu đạt từ 20 - 55% tuỳ theo từng giống [3], [8], [9], [156]. So với kết quả thí nghiệm của chúng tôi, số lộc Xuân trở thành cành quả hữu hiệu là một tỷ lệ phù hợp. Theo Ghosh (1985) [87], trong điều kiện tự nhiên các giống bưởi chùm (C.paradisi) có tỷ lệ cành quả hữu hiệu từ 0 - 15% so với tổng số cành vụ Xuân, nếu được thâm canh và tỉa cành tạo tán hợp lý, tỷ lệ cành quả hữu hiệu có thể đạt tới 30 - 35% so với tổng số cành vụ Xuân. Tương tự như vậy, cành quả hữu hiệu trong điều kiện để tự nhiên của giống bưởi Banpeiyu (C.grandis) có tỷ lệ từ 0 - 10%. Ở mức độ thâm canh cao giống bưởi này đạt tới trên 35% cành quả hữu hiệu trong tổng số cành Xuân [30]. Để tăng năng suất quả, việc tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm tạo điều kiện cho lộc Xuân sinh trưởng khoẻ, giảm tỷ lệ chết, tăng tỷ lệ cành quả hữu hiệu là điều rất cần thiết.
3.2.2.2. Nguồn gốc phát sinh và mối liên hệ giữa các đợt lộc
Thí nghiệm theo dõi nguồn gốc phát sinh các đợt lộc được tiến hành từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013. Theo dõi liên tục các đợt lộc từ vụ Xuân năm 2012 đến vụ Xuân năm 2014. Phương pháp thí nghiệm được bố trí theo dõi liên tục trên cùng một cành, do vậy đã có thể xác định được nguồn gốc cành mẹ của lộc Xuân năm 2012. Để hợp với logic theo mùa vụ, chúng tôi xin trình bày nguồn gốc phát sinh (nguồn cành mẹ) của các đợt lộc theo thứ tự lộc Xuân (kết quả năm 2013) - Hè - Thu và Đông (kết quả năm 2012).
Hình 3.6. Nguồn gốc phát sinh cành vụ Xuân 2013 Cành Xuân 2013 (100% Cành vụ Thu 2012 (66,2 %) Cành dd vụ Xuân 2012 (11,7 %) Cành vụ Hè 2012 (14,5 %) Cành năm trƣớc 7,1%
Kết quả theo dõi nguồn gốc phát sinh của các đợt lộc cho thấy: lộc của vụ xuân năm 2013 chủ yếu được mọc ra từ các loại cành của năm 2012 bao gồm: 66,2% % mọc từ cành Thu, 11,7 % mọc từ cành Xuân, 14,5 % mọc từ cành Hè và 7,1 % mọc từ năm trước. Kết quả này đưa đến nhận xét chung là: các loại cành Xuân, Hè, Thu, Đông đều có thể trở thành cành mẹ của vụ Xuân năm sau, đồng thời cành nhiều năm cũng có thể phát sinh ra lộc Xuân hàng năm, tuy nhiên nguồn cành mẹ chủ yếu của lộc Xuân là: cành Thu, Xuân và Hè năm trước và cành trên 1 năm tuổi.
Theo tác giả Phạm Trần Côn (2004) [12]: ở cam quít, cành Hè và cành Thu là hai loại cành chủ yếu trở thành cành mẹ của cành mang hoa năm sau. Đặc biệt là các giống ra nhiều đợt lộc trong năm, các loại cành Xuân, Hè, Thu, Đông đều có thể trở thành cành mẹ của cành mang hoa năm sau. Yếu tố quyết định để trở thành cành mẹ là sức sinh trưởng và độ thuần thục của cành. Như vậy, để các loại cành vụ Xuân, Hè đặc biệt là cành Thu và cành Đông trở thành cành mẹ của cành quả năm sau cần có các biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm tăng cường sinh trưởng của cây.
Nguồn gốc phát sinh cành Hè năm 2012:
Cành Hè năm 2012 chủ yếu được hình thành từ cành Đông năm trước (47,1%), cành dinh dưỡng năm 2012 (38,2%) và cành vô hiệu năm 2012 (14,7%). Kết quả nghiên cứu này một phần trùng hợp với kết luận trước đây cho rằng: lộc hè được phát sinh chủ yếu từ cành dinh dưỡng vụ Xuân cùng năm [131]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, muốn thúc đẩy lộc Hè mọc nhiều, sinh trưởng khoẻ cần có các biện pháp kỹ thuật hợp lý tăng cường sinh trưởng của lộc Xuân cùng năm là đợt cành mẹ chủ yếu của lộc Hè.
Hình 3.7. Nguồn gốc phát sinh cành vụ Hè năm 2012 Cành Hè 2012 (100%)
Cành dinh dƣỡng 2012 (38,2%)
Cành quả vô hiêu 2012 (14,7%)
Cành Đông năm trƣớc (47,1%)
Nguồn gốc phát sinh lộc Thu năm 2012
Lộc Thu được hình thành từ 3 loại cành chủ yếu đó là: cành dinh dưỡng vụ Xuân, cành Hè cùng năm và cành quả vô hiệu năm 2012. Trong đó 55,5 % số lộc Thu được mọc từ cành vụ Hè, 30,8 % mọc từ cành dinh dưỡng vụ Xuân và 14,7 % mọc từ cành quả vô hiệu năm 2012.
Hình 3.8. Nguồn gốc phát sinh cành vụ Thu 2012
Nguồn gốc phát sinh cành Đông năm 2012:
Cành Đông năm 2012 được được hình thành từ trên ba loại cành là cành quả hữu hiệu, cành Hè và cành dinh dưỡng vụ Xuân cùng năm. Trong đó có 74,4 % cành Đông mọc từ cành quả hữu hiệu năm 2012, 20,7% mọc ra từ cành vụ Hè năm 2012 và 7,9 % mọc từ cành dinh dưỡng vụ Xuân cùng năm.
Hình 3.9. Nguồn gốc phát sinh cành vụ Đông 2012 Cành Thu 2012 (100%)
Cành dd vụ Xuân 2012 (30,8 %)
Cành vụ Hè 2012 (55,5 %)
Cành quả vô hiệu 2012 (14,7 %)
Cành Đông 2012 (100%) Cành dd vụ Xuân
2012 (7,9 %)
Cành quả hữu hiệu 2012 (74,4 %)
Cành vụ Hè 2012 (20,7 %)
Hình 3.10. Nguồn gốc mối liên hệ giữa các đợt lộc 2012 (năm ít quả)
Hình 3.11. Nguồn gốc và mối liên hệ giữa các đợt lộc năm 2013 (năm sai quả)
Cành năm trước (7,1%) 13,8% 47,1 % 71.4% 625 lộc/ 71,5% 38,2% 30,8% 7,9% 55,5 % 14,7% 3,3% 25,2 % 874 lộc 100% 249 lộc/ 28,5% 20,7% 66,2% 14,5% 11.7% Cành dinh dưỡng Cành Xuân 2012 Cành Đông năm trước Cành quả hữu hiệu Cành quả vô hiệu Cành quả Cành Hè 2012 Cành Thu 2012 Cành Đông 2012 Cành quả 2013 Cành năm trước rất ít rất ít Chủ yếu 21,8 % rất ít rất ít rất ít rất ít 30,0% 48,2 % 1345 cành 100% 78,2% Chủ yếu rất ít rất ít rất ít Cành dinh dưỡng Cành Xuân 2013 Cành Đông năm trước Cành quả hữu hiệu Cành quả vô hiệu Cành quả