Nhiệt độ không khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 33)

5. Các điểm mới của đề tài

1.5.2. Nhiệt độ không khí

Cây có múi nói chung, bưởi nói riêng có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 - 390C, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 - 290C, nhiệt độ thấp hơn 12,50

C và cao hơn 400C cây ngừng sinh trưởng. Nhìn chung, nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả [82].

Ở vùng á nhiệt đới cây có múi thường có 2 - 5 đợt sinh trưởng, còn ở vùng nhiệt đới thấp, một số vùng á nhiệt đới và vùng duyên hải có thể có nhiều đợt sinh trưởng [120]. Nhiệt độ để bắt đầu phát sinh một đợt lộc là >12,50C, thời gian phát sinh lộc khác nhau ở mỗi vùng sinh thái, nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng của các đợt lộc là từ 25 - 300C, cho hoạt động của bộ rễ từ 17 - 300

C. Sự hút nước và các chất dinh dưỡng tăng khi nhiệt độ tăng trong phạm vi từ 17 - 300C và ngược lại [68] để có sự cảm ứng ra hoa nhiệt độ phải dưới 250

C trong nhiều tuần ở vùng á nhiệt đới, trên đồng ruộng cần có thời kỳ khô hạn kéo dài hơn 30 ngày để phân hoá hoa [179]. Nhiệt độ ngưỡng tối thiểu cho ra hoa là 9,40C, nhiệt độ thấp (< 200C) thời gian nở hoa kéo dài, nhiệt độ cao (từ 25 - 300C) thời kỳ nở hoa ngắn hơn [116].

Trên cây có múi thường có 5 loại cành hoa: (1) cành có hoa không có lá; (2) cành có ít hoa và nhiều lá; (3) cành có nhiều hoa và ít lá; (4) cành có ít hoa, ít lá; và (5) cành sinh dưỡng chỉ có lá, không có hoa [76]. Những cành có tỷ lệ hoa, lá như loại (4) có tỷ lệ đậu quả và giữ được tỷ lệ quả đến thu hoạch cao nhất. Số lượng hoa không lá, có lá liên quan đến nhiệt độ [70], [76]. Những vụ có nhiệt độ mùa Đông thấp, kéo dài dẫn đến sự phát triển cành nhiều hoa không lá và ngược lại nhiệt độ cao sẽ tạo ra nhiều cành hoa có lá. Số hoa tạo ra có tương quan thuận với thời gian cảm ứng nhiệt độ thấp [178].

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thụ phấn, hoặc gián tiếp đến hoạt động của côn trùng (ong sẽ không hoạt động khi nhiệt độ xuống dưới 12,50C), hoặc trực tiếp bằng tác động tới tốc độ sinh trưởng của ống phấn [70], [76]. Khi hạt phấn rơi xuống núm nhụy, tốc độ nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn xuyên qua vòi nhụy được tăng cường trong điều kiện nhiệt độ 25 - 300C, bị giảm xuống hoặc bị ức chế hoàn toàn ở nhiệt độ thấp dưới 200

C. Nhìn chung ống phấn xuyên suốt được vòi nhụy mất từ 2 ngày đến 4 tuần phụ thuộc vào giống và nhiệt độ [76].

Ẩm độ không khí cũng ảnh hưởng tới thụ phấn và thụ tinh, ẩm độ cao làm tốc độ nảy mầm cũng như sinh trưởng của ống phấn nhanh hơn tốc độ mở của vòi nhụy gây vỡ ống phấn và quá trình thụ tinh không được thực hiện [63]. Ngoài ra ẩm độ không khí có liên quan tới số ngày mưa, đặc biệt là mưa phùn làm hạn chế sự hoạt động của côn trùng cũng như sự tung phấn của hoa, ẩm độ thích hợp cho thụ phấn từ 80 - 85% [131].

Rụng quả sinh lý là sự rối loạn liên quan đến sự cạnh tranh hydrat cacbon, nước, hoocmon và các chất trao đổi chất khác giữa các quả non [144]. Tuy nhiên, vấn đề này rõ nhất lại là do tác động của các stress, đặc biệt là nhiệt độ cao và thiếu nước [144]. Nhiều tác giả đã chứng minh được rằng khi nhiệt độ không khí trên 400C và ẩm độ giảm xuống dưới 40% có thể gây rụng quả hàng loạt [74], [76], [85], [155].

Trong điều kiện tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung thì nhiệt độ và ẩm độ phụ thuộc rất nhiều vào các tiểu vùng khí hậu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu điều kiện nhiệt độ và ẩm độ phù hợp với cây bưởi diễn hay không là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)