Nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 41)

5. Các điểm mới của đề tài

1.8.1. Nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình

Hiện nay, trong sản xuất cây ăn quả nói chung và đối với cây có múi, bao gồm có bưởi nói riêng, xu hướng trồng dày, khai thác chu kỳ ngắn đang được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, bởi vậy đốn tỉa lại càng trở nên quan trọng giúp cho việc duy trì năng suất ổn định và được tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Đốn tỉa tạo hình: được thực hiện ngay từ những năm đầu 1-3 tuổi. Mục đích là tạo bộ khung tán có khả năng hấp thu tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp. Trước đây cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng thường được tạo hình theo kiểu hình cầu hoặc bán cầu, song hiện nay phần lớn các nước có nghề trồng cây có múi phát triển đang chuyển dần sang kiểu hình chữ Y (kiểu khai tâm, hình vại hay kiểu trái tim mở, vv..) thậm chí theo kiểu rẻ quạt để cho thu hoạch bằng máy.

Đốn tỉa sau thu hoạch: loại bỏ những cành vượt, cành sâu bệnh, những đầu cành quả vừa thu hoạch để tạo điều kiện cho cành Hè và cành thu sinh trưởng tốt. Đôi khi cắt bớt một số cành cấp 2 để duy trì độ lớn của tán cây một cách hợp lý. Cắt tỉa sau thu hoạch là biện pháp rất quan trọng có tác dụng tích cực trong việc điều hòa sự ra quả hàng năm và duy trì chế độ ánh sáng thích hợp cho các vườn trồng mật độ dày.

Cắt tỉa quả: ngay sau rụng quả sinh lý đợt 2 (cuối tháng 5 đầu tháng 6) để điều chỉnh số lượng quả một cách hợp lý, giúp cho quả đạt được độ lớn tối đa và duy trì năng suất năm sau.

Ngoài ra, việc cắt tỉa vẫn phải được tiến hành thường xuyên để làm cho cây luôn giữ được độ thông thoáng cần thiết, ngăn ngừa sâu, bệnh.

Cắt tỉa cho cây ăn quả có múi cần dựa vào các nguyên tắc sau: Đối với cây sinh trưởng khỏe sử dụng phương pháp đốn phớt, sinh trưởng bình thường cắt bớt ngọn cành và tỉa bỏ những cành sinh trưởng yếu. Khi cây ra nhiều hoa, cắt tỉa những chùm hoa nhỏ, quá dày, cây ít hoa có thể tùy theo tình trạng của cây mà áp dụng phương pháp cắt nhẹ hoặc vừa [30]. Thời kỳ cây phân hóa mầm hoa gặp nhiệt độ không khí cao, lượng nước ít hoặc thời kỳ từ ra hoa đến rụng quả sinh lý lần thứ nhất ở những nơi có điều kiện khí hậu khô cần tăng cường cắt tỉa. Ở những vùng có mưa phùn nhiều, việc tỉa bớt cành Hè chỉ thực hiện khi kết thúc rụng sinh lý.

Biện pháp cắt tỉa thường phát huy hiệu quả tốt hơn khi nó được thực hiện đồng bộ với các biện pháp kỹ thuật khác như: bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh,... Nếu điều kiện đất trồng không thích hợp, không cung cấp đủ phân bón và nước tưới cho cây, không có biện pháp phòng trị sâu bệnh hại hiệu quả và phương pháp quản lý phù hợp thì việc áp dụng biện pháp cắt tỉa có tốt cũng không mang lại hiệu quả mong muốn [10]. Do vậy, ngoài việc áp dụng biện pháp cắt tỉa cần phối hợp với các biện pháp kỹ thuật khác để đem lại hiệu quả cao hơn. Cắt tỉa thường không thể hiện rõ hiệu quả trong những năm đầu cắt tỉa [48].

Theo tác giả Vũ Công Hậu (1996) [23] cắt tỉa ngày càng được áp dụng rộng rãi. Để cắt tỉa mang lại hiệu quả cao cần có kiến thức chuyên nghiệp, phải có kinh nghiệm và tay nghề. Nguyên tắc là cắt thận trọng khi cây còn non, cắt ít khi cây già, cắt nhiều hơn vào mùa khô, khi cây trong giai đoạn ngừng sinh trưởng cắt nhiều, sinh trưởng mạnh cắt ít.

Đối với bưởi Diễn, một giống bưởi được người dân canh tác từ lâu, đã có một số nghiên cứu về quy trình cắt tỉa được triển khai nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất. Tuy vậy, chúng đều nằm trong một quy trình thâm canh cụ thể, hoặc triển khai nghiên cứu trong thời gian ngắn (một vụ quả). Hầu hết

các quy trình chỉ dừng ở mức cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vượt, cành tăm, cắt một lần sau thu hoạch nên những kết quả đạt được trong việc nâng cao tỷ lệ đậu quả chưa thực sự rõ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)