Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Một phần của tài liệu Thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh quảng ninh luận văn ths luật (Trang 32)

1.2.3.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai

Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại (từ Điều 17 đến Điều 26), các cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước gồm: Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và cấp tương đương, bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. Trong giải quyết khiếu nại, chủ thể có thể kiếu nại theo hai cấp, vì vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại bao gồm thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu và thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: chủ tịch UBND cấp xã; thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương; thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là những chủ thể chỉ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. Quy định này đã tạo điều kiện cho các chủ thể quản lý hành chính có cơ hội xem xét lại các quyết định hành chính hay hành vi hành chính của mình, tự đánh giá và khắc phục, sửa đổi hay hủy bỏ các quyết định, hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế khi người giải quyết khiếu nại lần đầu cũng là người có quyết định hay hành vi dẫn đến việc khiếu nại, có thể dẫn đến tình trạng thiếu khách quan.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai: Chủ tịch UBND cấp huyện, giám đốc sở và cấp tương đương thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là những chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với những vụ việc thuộc quyền, đồng thời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với những vụ việc được giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại. Quy định này cho phép các cơ quan cấp trên tiếp tục giải quyết những khiếu nại giải quyết lần đầu chưa thỏa đáng, không khách quan…

Ngoài ra, Luật Khiếu nại năm 2011 còn quy định về thẩm quyền Chánh Thanh tra

các cấp trong việc giải quyết khiếu nại: “Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao” [18, Điều 25].

28

Trên thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhiều cán bộ, công chức quan niệm cơ quan thanh tra là cơ quan chuyên giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính nên có những vụ việc Chủ tịch UBND các cấp nên giao cho các cơ quan chuyên trách giải quyết, trong khi đó lại giao cơ quan thanh tra xác minh, kết luận dẫn đến cơ quan thanh tra quá tải và gặp nhiều khó khăn trong quá trình xác minh (nhất là những vụ việc thuần túy chuyên môn mà cơ quan thanh tra không giải quyết triệt để như những cơ quan chuyên môn quản lý trực tiếp lĩnh vực có khiếu nại, tố cáo) [37, tr.86].

1.2.3.2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai

Luật Tố cáo năm 2011 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo (từ Điều 12 đến Điều 17) theo cơ quan quản lý cán bộ, công chức, gồm các nhóm cơ quan: cơ quan quản lý hành chính nhà nước; cơ quan khác của nhà nước (Viện Kiểm sát; Tòa án; Kiểm toán; HĐND…); đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức.

Đối với tố cáo, việc xác định thẩm quyền phải căn cứ vào các nguyên tắc được quy định tại Luật Tố cáo năm 2011 [22, Điều 12] như sau:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

29

Một phần của tài liệu Thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh quảng ninh luận văn ths luật (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)