Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là những tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt và chi phối toàn bộ quá trình các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Để hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả thì các chủ thể khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tôn trọng và tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc này.
1.2.2.1. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai
Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại: “Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời” [18, Điều 4]. Hoạt động giải quyết
khiếu nại cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc đúng pháp luật: đây là nguyên tắc cơ bản, bao trùm tòan bộ quá trình
giải quyết tố cáo. Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động giải quyết khiếu nại phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thể tham dự trái pháp luật vào quá trình và kết quả giải quyết khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và thực hiện.
- Nguyên tắc khách quan, kịp thời: kịp thời trong giải quyết khiếu nại nhằm bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và trong việc phát hiện, phòng ngừa, sửa chữa những vi phạm trong hoạt động quản lý nhà nước. Tính khách quan trong hoạt động giải quyết khiếu nại đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét, đánh giá trung thực tình hình vụ việc, khách quan trong việc thu thập, xem xét các tài liệu, bằng chứng và khách quan trong kết quả giải quyết khiếu nại [11, tr.146].
- Nguyên tắc công khai, dân chủ: Nguyên tắc công khai đảm bảo hoạt động giải
quyết khiếu nại phải luôn được công khai, minh bạch, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Tính dân chủ thể hiện khi ý kiến, nguyện vọng chính đáng của công dân được tôn trọng, được Nhà nước ghi nhận và xem xét. Nguyên tắc dân chủ đảm bảo quyền khiếu
26
nại của công dân và sự bình đẳng trước pháp luật trong mối quan hệ ba bên khi thực hiện quyền khiếu nại.
1.2.2.2. Nguyên tắc giải quyết tố cáo về đất đai
Luật Tố cáo năm 2011 và Điều 3, Thông tư số 06/2013/TT-CP ngày 30/9/2013 về
“Quy trình giải quyết tố cáo” quy định về nguyên tắc giải quyết tố cáo: 1. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, người giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao xác minh nội dung tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật” [22, Điều 4]. Hoạt động giải quyết tố cáo đạt hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc kịp thời, khách quan: cũng giống như nội dung nguyên tắc kịp thời,
khách quan trong giải quyết tố cáo, kịp thời, khách quan là thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
- Nguyên tắc chính xác, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, đúng thời hạn: khi thụ lý giải
quyết khiếu nại, tố cáo phải xác định đúng thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ và khi giải quyết khiếu nại, tố cáo, người có thẩm quyền hoạc người được giao xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo phải đảm kết quả xác minh là chính xác, trung thực, khách quan; trình tự giải quyết khiếu nại tuân thủ đúng các bước tiến hành và đúng thời hạn đã được quy định.
- Nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người tố cáo: cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc người được giao xác minh nội dung tố cáo, khi cần thiết, phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật.
- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo: không chỉ
quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo hay lợi ích của nhà nước, của xã hội cần được bảo vệ, mà quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo cũng rất quan trọng và cần được đảm bảo để tránh tình trạng vu khống, bôi nhọ danh dự công dân, không đúng sự thật làm
27 ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người bị tố cáo.