3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động tại công ty
Xuất khẩu lao động bị tác động và chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chính là: nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan.
4.1.4.1 Nhóm nhân tố khách quan
Các nhân tố thuộc về nước nhập khẩu lao động
Những nước có nền kinh tế phát triển mạnh thường sẽ là nước tiếp nhận lao
động nước ngoài vào làm việc nhưng do nguồn lao động trong nước của họ không đủ
và không thể đáp ứng được cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà họ có nhu cầu tuyển lao động từ nước ngoài vào để cung ứng cho doanh nghiệp trong nước.
Việc xuất khẩu lao động chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, trong
đó các tác động từ sự phát triển kinh tế trong nước là điều rất quan trọng. Nếu một đất nước thường xuyên gặp bất ổn, khó khăn trong nền kinh tế thì khó có thể tiếp nhận lao
động nước ngoài.
Chính trị cũng là một trong những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu lao động. Tình hình chính trị bất ổn, thường xuyên xảy ra bạo động thường sẽ không có nhu cầu tiếp nhận lao động cũng như rất ít người muốn sang đó để
lao động.
Một nhân tố khách quan khác không thể không kểđến đó chính là sự cạnh tranh của các nước khác trên thế giới. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu và nó mang tác
động tích cực lẫn tiêu cực. Tích cực ở đây chính là thúc đẩy quá trình xuất khẩu lao
động tại các nước để tạo nên sự cạnh tranh với những nước khác, còn mặt tiêu cực chính là những nước cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh yếu sẽ bịđào thải khỏi môi trường này.
Yếu tố truyền thống, văn hóa, dân tộc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 phong tục, tập quán, tác phong sinh hoạt, phong cách giao tiếp cũng gây ra rất nhiều
ảnh hưởng đối với nguời lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Ví dụ điển hình cho vấn đề này là tại thị trường Trung đông, nơi mà đa số người dân theo đạo hồi, khí hậu thì nóng,… Cơ hội tiếp xúc với kỹ thuật cao và tác phong công nghiệp ít của nguời lao động cũng như sự lười biếng, không chịu rèn luyện của một số bộ phận lao
động cũng là nguyên nhân tạo ra những bất cập trong công tác xuất khẩu lao động thời gian vừa qua.
Trình độ văn hoá cũng như trình độ nhận thức của người lao động còn kém, do
đó họ chưa thực sự hiểu rõ được tác hại cũng như hậu quả của những việc làm sai phạm của mình, hơn nữa phần chi phí cho việc đi xuất khẩu lao động bịđẩy lên rất cao do đó người lao động luôn có tư tưởng phải kiếm tiền nhiều hơn song phần thu nhập trong thời gian hợp đồng lại không đáng là bao.
4.1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động chính là các quan điểm, chính sách, chủ trương của nhà nước và hoạt động xuất khẩu lao động. Nếu đất nước
đánh giá được tầm quan trọng của xuất khẩu lao động thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này phát triển và mang lại nhiều lợi ích kinh tế, còn nếu không thì ngược lại.
Đồng thời với quá trình này thì công tác tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cũng ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động.
Môi trường chính sách của Nhà nước
Những thay đổi về chính sách của Nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng xuất khẩu lao động của các công ty làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động. Công ty khi lập kế hoạch xuất khẩu lao động phải tiến hành phân tích các chính sách của Nhà nước có thểảnh hưởng tới chức năng nhiệm vụ.
Cụ thể các chính sách có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động là lãi suất tiết kiệm, chính sách đầu tư, chính sách phúc lợi, ưu đãi… Nếu như lãi suất vay vốn ngân hàng giảm, nhu cầu đi lao động ở nước ngoài của người lao động sẽ tăng lên, vì người lao động có điều kiện vay vốn với lãi suất thấp, ngược lại nếu lãi suất tăng thì số lượng lao động có khả năng tham gia xuất khẩu lao động sẽ giảm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 trong nước sẽ tăng do đó nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người dân sẽ giảm.
Tương tự, nếu Nhà nước tiến hành cải cách tiền lương có lợi cho người lao
động thì nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cũng sẽ giảm.
Thủ tục pháp lý trong hoạt động xuất khẩu lao động nhiều khi rất rườm rà nhưng lại chưa chặt chẽ nên bị nhiều đối tượng lợi dụng làm thiệt hại cho các doanh nghiệp và bản thân người lao động.
Vấn đề giải quyết việc làm cho số lao động hoàn thành hợp đồng trở về nước vẫn còn là một vấn đề nan giải. Nhiều lao động sau khi kết thúc hợp đồng về nước không tìm được việc làm hoặc việc làm không phù hợp dẫn tới nhiều hệ lụy không tốt.
Chưa có hệ thống chế tài đủ mạnh để hạn chế và dăn đe những trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước trong công tác xuất khẩu lao động. Hoạt động của hệ
thống các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và nhà nước tới từng người dân vẫn chưa thật hiệu quả. Chưa có sự đầu tưđúng đắn của Nhà nước trong công tác quản lý lao động đang làm việc ở nước ngoài, hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chưa đủ mạnh để phủ rộng và quản lý chặt chẽ đối với lao động của nước ta ở nước ngoài. Hơn thế nữa, chủ chương, chính sách để giải quyết việc làm cho những người lao động đã hoàn thành hợp đồng trở về
nước còn chưa thực tế.
Sự lơ là trong công tác quản lý cũng như chỉđạo của một số cấp chính quyền đã tạo cơ hội cho những đối tượng xấu lợi dụng làm trái pháp luật. Thêm vào đó là sự
hình thức hoá nặng về bệnh thành tích của một số cán bộ lãnh đạo, họ chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng cũng như vai trò thực sự của hoạt động xuất khẩu lao động cũng như sự cần thiết phải quản lý hoạt động này từ phía các cơ quan Nhà nước đặc biệt là của các cơ quan các cấp trực thuộc tỉnh.
Tuy đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và hướng dẫn chỉ đạo cho công tác xuất khẩu lao động song việc phối hợp thực hiện và thanh kiểm tra giữa các cấp, các ngành trong tỉnh vẫn còn yếu và chưa hiệu quả. Hơn thế nữa, công tác cho vay vốn và sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động còn có nhiều bất cập và khó khăn do thủ tục rườm rà gây phiền hà cho người lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86
Chất lượng lao động
Chất lượng lao động được phản ánh và phụ thuộc vào năng lực thể chất và tinh thần của người lao động, khả năng dẻo dai, bền bỉ trong lao động, khả năng thành thạo và sáng tạo của người lao động.
Quan hệ cung - cầu về lao động ở các nước
Số lượng lao động xuất khẩu tuy tăng nhưng chưa thoả mãn được nhu cầu của cả phía người lao động và phía nước ngoài. Khi mà năng lực của các đơn vị xuất khẩu lao động vẫn chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu ngày càng gia tăng của các thị
trường và cả của những người lao động trong khi đó không ít những trường hợp lừa
đảo, lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động để làm việc trái pháp luật tình trạng cò mồi, lừa đảo, cư trú bất hợp pháp,…vẫn xảy ra.
Doanh nghiệp cần lập kế hoạch là quyết định trước xem trong tương lai phải làm gì? Làm như thế nào? Làm bằng công cụ gì? Khi nào làm và ai làm? Mặc dù chúng ta ít khi tiên đoán chính xác được tương lai và những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát có thể phá vỡ cả những kế hoạch tốt nhất đã có, nhưng nếu không có kế hoạch thì các sự kiện sẽ diễn ra một cách ngẫu nhiên và chúng ta sẽ mất đi khả năng hành động một cách chủđộng. Song những kế hoạch đề ra của các doanh nghiệp và doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn còn hạn chế về số lượng và mang tính chất chung chung, chưa thực sự sâu sát với tình hình. Một số kế hoạch xuất khẩu lao động được xây dựng nhưng không mang lại lợi ích thực sự của một bản kế hoạch.
Trong khi hoạt động Marketing của các đơn vị chưa thật sựđược chú trọng và
đầu tư một cách đúng mức, do đó thị trường bị bó hẹp và hạn chế về số lượng. Việc lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch của các doanh nghiệp chưa thực sự được coi trọng. Những kế hoạch đề ra của doanh nghiệp phần nhiều phụ thuộc vào kế hoạch chung của cấp trên hoặc đặt ra thấp để dễ thực hiện… Thêm vào đó là sự thiếu thông tin về thị trường, yêu cầu, việc làm tại các quốc gia tiếp nhận lao động do đó không thể
chủ động dự tính được nguồn lao động có nhu cầu lao động trên thị trường để lập kế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87