Phát triển thị trường và xây dựng kế hoạch xuất khẩu lao động của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty đào tạo và cung ứng nhân lực haui (Trang 61)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.1Phát triển thị trường và xây dựng kế hoạch xuất khẩu lao động của công ty

4.1.1.1 Tình hình tổ chức của công ty

Công ty TNHH Đào tạo và Cung ứng nhân lực - HaUI (LETCO) với bề dày kinh nghiệm 12 năm xây dựng và phát triển đã tìm được hướng đi đúng đắn, thiết lập cho mình những quy trình hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty là một trong những doanh nghiệp đứng tốp đầu trong các doanh nghiệp có số lao động xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam. Sự thành công trong công tác kinh doanh của công ty, thúc đẩy xuất khẩu lao động ra nước ngoài đóng góp một phần không nhỏ trong công tác kiến thiết và tổ chức hệ thống xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực. Hiện tại công ty đang thực hiện xuất khẩu sang các thị trường thuộc khắp quốc gia trên thế giới bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Bắc Phi, Trung Đông, Libya, Nhật Bản… với số lượng lao động công ty tổ chức xuất khẩu lao động lên tới hàng ngàn lao

động một năm. Trong đó thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Đông là một trong những thị trường trọng điểm của công ty. Trong những năm qua công ty đã tổ chức và đưa đi các thị trường này một lượng lớn lao động và dần dần các nước này

đang trở thành thị trường trọng điểm của công ty trong thời gian tới.

Cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí phân theo các cấp Phòng, Trung tâm, Văn phòng và Chi nhánh nhằm kinh doanh hiệu quả và hoạt động linh hoạt để phù hợp với xu hướng hoạt động của kinh tế thị trường. Trong thực tế rất ít các doanh nghiệp chỉ kinh doanh đơn lẻ một mảng mà họ thường kết hợp kinh doanh liên ngành đa ngành nhằm tăng doanh số và đảm bảo lợi ích bền vững lâu dài. Theo xu thế này công ty LETCO không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mà còn nhiều lĩnh vực khác như buôn bán phụ tùng ô tô, linh kiện điện tử, máy tính, hoạt động kiến trúc và tư vấn, xuất - nhập khẩu máy móc thiết bị cho các dây chuyền công nghệ... Tuy nhiên xuất khẩu lao động là một lĩnh vực mũi nhọn và chủ chốt của công ty, hiện tại công ty có 2 chi nhánh xuất khẩu lao động tại Hà Nội và Vĩnh Phúc, 1 văn phòng đại diện ở Bắc Ninh dưới sự chỉđạo của Ban giám đốc và Hội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

đồng thành viên công ty.

Đứng đầu công ty là ban giám đốc có trách nhiệm trực tiếp điều hành các hoạt

động kinh doanh và sản xuất của công ty, chịu sự giám sát của Ban kiểm soát của công ty. Trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu lao động của công ty thì ban Giám đốc có trách nhiệm điều hành các văn phòng, các trung tâm trực thuộc công ty kinh doanh về

xuất khẩu lao động. Ban giám đốc còn có các nhiệm vụ tham gia tạo dựng mối quan hệ

với khách hàng nhằm tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu với đối tác.

Sơđồ 4.1: Mô hình tổ chức và công tác xuất khẩu lao động công ty

Nguồn: Điều tra năm 2014

Các văn phòng nghiệp vụ, văn phòng đại diện, chi nhánh trực thuộc công ty là những đơn vị trực tiếp làm công tác XKLĐ, nhận nhiệm vụ về chỉ tiêu XKLĐ từ cấp lãnh đạo trong từng thời kỳ các đơn vị này luôn cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao thậm chí vượt chỉ tiêu do công ty đề ra hàng năm. Các đơn vị văn phòng

Tuyển chọn Ban kiếm soát Đào tạo Giám Đốc Xuất cảnh Quản lý lực lượng đang làm việc tại nước ngoài Thanh lí hợp đồng Văn phòng Quy chế Hội đồng thành viên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 làm công tác xuất khẩu của công ty gần nhưđộc lập, từ hoạt động đàm phán ký kết tới khâu tuyển lao động và đào tạo, làm Visa xuất cảnh rồi quản lý lao động khi học làm việc ở nước ngoài và thanh lý hợp đồng khi lao động trở về nước đều do các đơn vị

thực hiện. Với các hoạt động này có thể thấy khối lượng công việc mà các văn phòng làm là rất lớn gây nhiều áp lực cho các văn phòng hoạt động nói chung từđó làm giảm chất lượng công việc, cần có một số giải pháp nhằm thiết kế lại khối lượng công việc giữa các đơn vị sao cho hợp lý để các hoạt động kinh doanh diễn ra có chất lượng nhất. Công ty LETCO phục vụ cho xuất khẩu khá đơn giản, tuy nhiên đây là một hệ

thống được đánh giá là hiệu quả trong công tác tổ chức xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Có sự tách bạch giữa cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động trong quá trình xuất khẩu lao động. Quy chế tác động tới mọi khâu trong quá trình tổ chức LĐXK đi nước ngoài hay nói cách khác hoạt động tổ chức XKLĐ ra nước ngoài phải tuân thủ theo luật của Nhà nước và quy chế do công ty xây dựng. Hoạt động tổ chức kinh doanh của toàn công ty được chia thành nhiều mảng và tương ứng với mỗi mảng kinh doanh là một đơn vịđảm nhiệm. Quy chế tổ chức hoạt động chung do Tổng công ty ban hành và phổ biến về cơ chế xuống cho các đơn vị, bên cạnh đó các đơn vị cũng tự có một quy chế hoạt

động và làm việc tuân thủ pháp luật và dựa trên nền tảng về quy chế của cả công ty.

4.1.1.2 Phát triển thị trường và xây dựng kế hoạch Lập kế hoạch xuất khẩu lao động

Đây là khâu có vai trò chiến lược xác định phương hướng, chính sách và mục tiêu nhiệm vụ trong ngắn hạn và dài hạn cũng như đề xuất các giải pháp ưu tiên cho từng năm, từng lĩnh vực, từng thị trường xuất khẩu lao động của công ty. Đồng thời nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm xuất khẩu lao động của các công ty khác và khả năng cạnh tranh về lao động của ta với họở các thị trường tiếp nhận lao động xuất khẩu.

Căn cứ lập kế hoạch: Nhu cầu lao động:

Công ty dựa vào tình hình xuất khẩu lao động của năm trước, các hợp đồng đã ký được năm nay cũng như dựđoán những thay đổi về chính sách kinh tế của các nước tiếp nhận lao động có ảnh hưởng tới công tác XKLĐ như chính sách về tiền gửi ngân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 hàng, tiền lương, chính sách thu hút đầu tư… đểđưa ra kế hoạch xuất khẩu lao động.

Với các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Đông công ty tiến hành dự đoán về nhu cầu tiếp nhận lao động của thị trường này, nếu không có gì thay đổi về mặt kinh tế thì khả năng tiếp nhận lao động của thị trường này là bao nhiêu. Những biến động có thể xảy ra ảnh hưởng tới nhập khẩu lao động là gì, nếu như

xảy ra thì sẽ tác động như thế nào tới nhu cầu nhập khẩu lao động.

Sau khi xác định được tổng cầu lao động cần nhập khẩu của đối tác công ty tiến hành phân loại lao động cần nhập khẩu theo các chỉ tiêu như:

+ Lao động giản đơn: Khán hộ công, giúp việc gia đình, nông nghiệp… + Lao động có chuyên môn kỹ thuật: Kỹ thuật viên, công nhân may… Từđó có được cầu cụ thể về lao động

Khả năng cung lao động:

Công ty tiến hành phân tích nguồn lao động trong nước có thể cung cấp cho thị

trường lao động nước ngoài dựa vào một số tiêu chí đánh giá và phân loại: + Nguồn lao động dư thừa tại các địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lao động giản đơn có nhu cầu đi xuất khẩu lao động

+ Lao động có chuyên môn kỹ thuật muốn đi xuất khẩu lao động + Phân loại theo giới tính lao động muốn đi xuất khẩu lao động

+ Phân loại theo khả năng tài chính lao động muốn đi xuất khẩu lao động Từ những phân tích đánh giá trên công ty sẽ xác định lượng lao động có thể cung cấp cho đối tác nước ngoài phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

Theo công ty thì hàng ngày công ty và các chi nhánh tiếp nhận rất nhiều các thông tin, liên lạc từ các công ty từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có nhu cầu lao

động Việt Nam sang làm việc, tu nghiệp sinh đi tu nghiệp và thực tập kỹ thuật. Nhu cầu lao động ở thị trường Nhật thì cao hơn so với Hàn Quốc và Đài Loan. Ở thị trường khó tính như Nhật Bản thì yêu cầu cao hơn trong việc tuyển chọn những tu nghiệp sinh sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật, như đưa ra các yêu cầu về nghề, tuyển, giới tính, điều kiện sức khỏe, ngôn ngữ… Nhưng nhu cầu về lao động Việt Nam của các công ty bên Hàn Quốc và Đài Loan thì khá đơn giản, do đã nắm bắt được trình độ lao động của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 Việt Nam nên các bên phía đối tác đa số chỉ nêu số lượng lao động cần và một số tiêu chuẩn về giới tính, sức khỏe và một số quyền lợi cho người lao động còn các công tác khác thuộc về phía công ty.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là những thị trường truyền thống với yêu cầu phù hợp với lao động của Công ty. Các ngành nghề lao động ở 3 thị trường này cho lao động nước ngoài chủ yếu thuộc lĩnh vực đơn giản và đang thiếu nhân lực như sản xuất chế tạo, xây dựng, phục vụ cá nhân và xã hội, lao động giản đơn... Công ty hiện nay căn cứ vào những ngành nghề đang thiếu để xuất sang thị trường lao động đang trực tiếp hoạt động trong các ngành nghề này. Hiện nay các ngành nghề lao động đang làm việc tại các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông không đa dạng tuy nhiên nhu cầu về lượng lao động nhóm ngành này khá lớn với 2 nhóm ngành nghề khán hộ

công và làm việc trong nhà máy (bảng 4.1). Ngoài ra riêng đối với tu nghiệp sinh ở thị

trường Nhật Bản thì từ 1/4/2008 trởđi có 63 ngành nghề với 116 loại hình công việc có thể chuyển sang thực tập kỹ năng, tập trung vào các lĩnh vực và ngành có phạm vi rộng như nông nghiệp, xây dựng và chế tạo (phụ lục 1).

Bảng 4.1 Nhu cầu lao động theo ngành nghề xuất khẩu

STT Ngành nghề 2012 (Người) 2013 (Người) 2014 (Người) So sánh (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 Bình Quân 1 + Khán hộ công (hộ lý) 452 819 1502 181,19 183,39 0,82 + Giúp việc gia đình 148 365 601 246,62 164,66 1,02 + Hộ lý 181 246 487 135,91 197,97 0,64 + Điều dưỡng 123 208 414 169,11 199,04 0,83 2 + Làm việc trong nhà máy 506 728 1159 143,87 159,20 0,51 + Sản xuất chế tạo 152 315 402 207,24 127,62 0,63 + Dệt may 291 346 523 119 151,16 0,34 + Xây dựng 63 67 234 106 349 0,93 Tổng 958 1547 2661 161,48 172,01 0,67

Nguồn: Công ty LETCO

Dựa vào lượng cầu lao động ở các thị trường, đểđáp ứng yêu cầu đặt ra công ty tiến hành một phép cân bằng khả năng cung cấp lao động và nhu cầu về lao động một cách chi tiết như: Cầu về lao động trong ngành xây dựng là bao nhiêu, khả năng cung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

ứng của nguồn lao động trong nước, cầu về lao động làm khán hộ công, giúp việc gia

đình, nông nghiệp, công nhân may mặc… của đối tác là bao nhiêu, khả năng cung ứng của thị trường trong nước..

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty đào tạo và cung ứng nhân lực haui (Trang 61)