Tình hình thực hiện an toàn lao động trên công trường

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 76)

STT Nội dung phỏng vấn

BCH công trình

Kỹ sư của công trình

Công nhân công trình SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1 Kiểm tra sức khoẻ 13 86,7 18 90 20 22,2 2 Huấn luyện ATLĐ 14 93,3 16 80 25 27,8 3 Mua bảo hiểm 15 100 15 75 25 27,8 4 Trang thiết bị bảo hộ người 15 100 18 90 80 88,9 5 Trang thiết bị bảo hộ cho máy móc 13 86,7 12 60 75 83,3 6 Các biển báo 15 100 18 90 75 83,3 7 Các quy định, nội quy 14 93,3 19 95 80 88,9 8 Hệ thống đèn chiếu ban đêm 14 93,3 18 90 85 94,4

Tổng số mẫu điều tra 15 100 20 100 90 100

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 4/2015

Phỏng vấn 15 người thuộc Ban chỉ huy công trình của 15 dự án khác nhau họđược giao nhiệm vụ về quản lý an toàn lao động, kết quả cho thấy trên 86,7% họ cho rằng các chủ thầu đã làm tốt công tác an toàn lao động cho người, máy móc và thiết bị.

Phỏng vấn 20 người kỹ sư của 15 công trình, kết quả công tác an toàn lao động cho người, máy móc và thiết bị đạt từ 60% đến 90% tuỳ vào các nội dung thực hiện an toàn khác nhau.

Phỏng vấn 90 công nhân của 42 công trình, kết quả công tác an toàn lao động cho người, máy móc và thiết bịđạt từ 22,2% đến 94,4%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 Khi xuống công trình kiểm tra an toàn lao động, Ban quản lý dự án không báo trước cho chủ thầu, khi xuống công trình Ban quản lý dự án kiểm tra bằng cách:

•Quan sát thực tế tại công trường đang thi công sau đó đối chiếu với văn bản giấy tờđã ghi trong hợp đồng thầu

- Về các dụ cụ, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ cho người, máy móc trang thiết bị.

- Các biển báo, nội quy, quy định của công trình. - Hệ thống chiếu sang về ban đêm.

- Hệ thống giàn giáo…

•Hỏi trực tiếp Ban chỉ huy công trình có trách nhiệm quản lý an toàn lao động và người lao động tại công trình đó.

4.1.3.5 Quản lý môi trường xây dựng

Công tác quản lý môi trường xây dựng được huyện chỉđạo như sau: Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh bao gồm: Các biện pháp chống bụi, chống ồn, sử lý phế thải và thu dọn công trường.

Biện pháp sử lý nước thải sinh hoạt, nước thải trong quá trình thi công công trường.

Biện pháp che chắn đối với các phương tiện tập kết vật liệu, vật tưđể phục vụ thi công xây dựng công trình.

Trong năm 2013 với tổng 20 dự án được duyệt thì có 5 dự án vi phạm môi trường xây dựng chiếm 25%, năm 2012 có 38 dự án được duyệt thì có 11 dự án vi phạm môi trường xây dựng chiếm 28,94%, năm 2013 số dự án vi phạm môi trường xây dựng chiếm 36%. Cũng giống như vi phạm an toàn lao động thì vi phạm môi trường lao động cũng có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy các doanh nghiệp xây dựng chưa thực sự quan tâm đến môi trường xây dựng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

Bảng 4.11 Đánh giá của Chủ đầu tư dự án và Ban quản lý dự án về tình hình thực hiện dự án xây dựng cơ bản của nhà thầu

Nội dung Lựa chọn

(n=34)

Tỷ lệ (%)

1. Công tác thực hiện dự án XDCB đúng quy định 26 76,47 2. Tiến độ thi công được đảm bảo 13 38,24 3. Chất lượng xây dựng công trình được đảm bảo 29 85,29 4. Chất lượng giám sát được đảm bảo 32 94,12 5. Khối lượng thi công được đảm bảo 25 73,53

6. Đảm bảo an toàn lao động 31 91,18

7. Môi trường xây dựng được đảm bảo 32 94,12

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Đánh giá về tình hình thực hiện dự án xây dựng cơ bản của nhà thầu, có 76,47% ý kiến của Chủ đầu tư dự án và Ban quản lý dự án cho rằng công tác thực hiện dự án XDCB đúng quy định; 85,29% cho rằng chất lượng xây dựng công trình được đảm bảo; 94,12% ý kiến đánh giá chất lượng giám sát được đảm bảo; 73,53% ý kiến cho rằng khối lượng thi công được đảm bảo; 91,18% đánh giá đảm bảo an toàn lao động; 94,12% đánh giá môi trường xây dựng được đảm bảo; tuy nhiên, đánh giá về tiến độ thi công, chỉ có 38,24% ý kiến cho rằng tiến độ thi công được đảm bảo. Do đó, công tác quản lý thực hiện dự án xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới cần tập trung vào giám sát tiến độ thi công của nhà thầu.

4.1.4 Qun lý vn đầu tư xây dng công trình

Hàng năm, trên cơ sở nhu cầu vốn mà các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Hưng Yên (phòng Tài chính- Kế hoạch các huyện, thành phố) tổng hợp gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm kiểm tra tổng hợp tham mưu cho UBND tỉnh về nhu cầu thực tế, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, tính cấp thiết của các dự án tại các địa bàn đơn vịđể từđó tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh cân đối để lên kế hoạch báo cáo để HĐND tỉnh phê chuẩn. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là từ nguồn ngân sách tập trung tỉnh giao, nguồn đấu giá đất tại địa phương, nguồn cân đối ngân sách của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 toàn tỉnh, vốn trung ương giao, vốn hỗ trợ của trung ương cho các chương trình mục tiêu, vốn phát triển kinh tế vùng. Nhìn chung tất cả các dư án được đầu tư phải dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm và kế hoạch ổn định giai đoạn 2010-2012 UBND tỉnh giao để phân bổ vốn cho phù hợp.

Đầu tư XDCB từ NSNN có ảnh hưởng trực tiếp và nhạy cảm đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung, sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng và lãnh thổ nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn có sự chú trọng, ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư XDCB.

Nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn vừa qua chủ yếu từ hai nguồn lớn: nguồn vốn XDCB tập trung theo phân cấp và nguồn để lại địa phương (tiền sử dụng đất), ngoài ra còn có các nguồn khác. Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Hưng Yên có quy mô ngày càng lớn, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.

4.1.4.1 Tình hình phân bổ vốn đầu tư XDCB của tỉnh Hưng Yên

Trong giai đoạn 2011-2013, ngân sách tỉnh Hưng Yên đã đầu tư mạnh cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế của huyện (từ 388,3 tỷ đồng năm 2011; 469,4 tỷ đồng năm 2012 và 505,1 tỷ đồng năm 2013). Trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau:

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế của huyện, trong những năm qua đặc biệt là hai năm trở lại đây (2012-2013), lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi được quan tâm đầu tư. Nếu năm 2011 vốn đầu tư XDCB đầu tư vào lĩnh vực này chỉ đạt 225,1 tỷđồng thì đến năm 2012 vố đầu tư tăng lên 267,8 tỷ đồng và đến năm 2013 đã đạt 312,5 tỷ đồng tốc độ tăng bình quân là 17,83 %/năm. Tính đến cuối năm 2013, hệ thống kênh mương và giao thông nội đồng cơ bản đã được kiên cố hoá. Xây dựng được 3 vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao. Hệ thống kênh mương được kiên cố hoá góp phần tiết kiệm diện tích đất nông nghiệp, hạn chế thất thoát nước, chủ động trong tưới tiêu, sản lượng nông nghiệp tăng cao hơn,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 thuận lợi cho giao thông, thu hoạch, đời sống nhân dân được cải thiện.

Năm 2011 vốn đầu tư cho sự nghiệp Giao thông là 54 tỷ đồng chiếm 13,91% trong tổng số vốn đầu tư XDCB, đến năm 2012 vốn đầu tư tăng lên 68,2 tỷđồng (tăng 26,3% so với năm 2011) nhưng giảm còn 31 tỷđồng vào năm 2013 (giảm 54,55% so với 2012); bình quân vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2011-2013 giảm 14,12%/năm. Vốn sự nghiệp giao thông giảm nhanh do hệ thống giao thông với những tuyến đường liên xã, liên thôn đã kết nối các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được cải tạo và nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, giao lưu kinh tế của nhân dân trên địa bàn tỉnh nên ít phải đầu tư vốn cho sự nghiệp giao thông trong những năm gần đây.

Giáo dục, đào tạo, y tế cũng là một trong những lĩnh vực chiếm lượng vốn đầu tư rất lớn trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2011 vốn đầu tư vào sự nghiệp Văn hóa, Y tế, giáo dục là 70,2 tỷ đồng chiếm 18,8% trong tổng vố đầu tư. Đến năm 2012 thì vốn đầu tư vào lĩnh vực này tăng lên 97,4 tỷ đồng và năm 2013 là 80,1 tỷđồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này đạt 10,49%. Nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn ngân sách huyện kết hợp với nguồn vốn trái phiếu chính phủ theo đề án kiên cố hoá trường lớp học đểđầu tư kết cấu hạ tầng giáo dục, đào tạo, y tế bao gồm: hệ thống các trường học (Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non), trung tâm dạy nghề trên địa bàn huyện, các trạm y tế được đầu tư đồng bộ, tập trung. 100% các trường được xây dựng kiên cố hoá để đạt chuẩn phổ cập giáo dục, chuẩn Quốc gia về y tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

Bảng 4.12 Tình hình phân bổ vốn vốn đầu tư XDCB theo các lĩnh vực

Lĩnh vực đầu tư 2011 2012 2013 So sánh (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân (%)

1. Nông nghiệp - thuỷ lợi 225,1 57,97 267,8 57,05 312,5 61,87 18,97 16,69 17,83

2. Giao thông 54 13,91 68,2 14,53 31 6,14 26,30 -54,55 -14,12

3. Văn hoá- Y tế - Giáo dục 70,2 18,08 97,4 20,75 80,1 15,86 38,75 -17,76 10,49

4. Khác 39 10,04 36 7,67 81,5 16,14 -7,69 126,39 59,35

Tổng số vốn đầu tư 388,3 100 469,4 100 505,1 100 20,89 7,61 14,25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 Từ Bảng 4.12 cho thấy xuất phát từ yêu cầu của chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay, vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh đã được phân bổ tập trung lĩnh vực Nông nghiệp, Thủy lợi và một phần cho các Văn hoa, Y tế, giáo dục của tỉnh. Ngoài ra cũng đầu tư vốn vào các dự án sự nghiệp khác.

Nhìn chung, vốn đầu tư XDCB vào các lĩnh vực đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013, tốc độ tăng bình quân là 14,25%. Tuy nhiên năm 2013 có xu hướng tăng chậm hơn so với năm 2012 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, Chính phủ ra các chỉ thị cắt giảm, thắt chặt đầu tư công, điều này cũng ảnh hưởng một phần đến vốn đầu tư vào các dự án. Mặt khác trong quá trình tổ chức thực hiện do nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh còn thấp, không ổn định dẫn đến việc xây dựng kế hoạch thu chưa sát thực tế. Hàng năm UBND tỉnh thường xuyên phải điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến việc các chủ đầu tư không chủđộng được nguồn vốn ngay từđầu năm mà vẫn phải chông chờ kế hoạch bổ sung. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xin, cho trong kế hoạch vốn đầu tư xây dựng.

4.1.4.2 Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB của tỉnh Hưng Yên

Nhìn chung việc thực hiện thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư XDCB của tỉnh Hưng Yên về cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật. Cơ chế tạm ứng vốn XDCB từ thông tư số 27/TT-BTC đến thông tư số 130/TT-BTC ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn. Thay vì siết chặt mức tạm ứng vốn, các điều kiện để được tạm tứng được quy định cụ thể, rõ ràng, mức tạm ứng được coi là cởi mở khi không khống chế mức tối đa mà chỉ quy định mức tối thiểu, việc thu hồi tạm ứng được tiến hành ngay từđợt thanh toán đầu tiên đã khắc phục được tình trạng chiếm dụng vốn của nhà thầu. Tình hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh được thông qua bảng số liệu như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

Bảng 4.13 Tình hình thanh toán vốn XDCB các công trình đến hết năm 2013

Lĩnh vực Tổng mức đầu tư (trđ)

Vốn đã thanh

toán Khối lượng đã thực hiện Còn nợ đọng XDCB

Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%)

I. Nông nghiệp, thuỷ lợi 41.383 29.764 4,40 38.903 5,41 9.586 22,54

II. Giao thông 140.635 98.830 14,60 118.477 16,49 19.647 46,20

III. Y tế, Văn hóa, Giáo dục 964.348 531.469 78,53 542.282 75,46 11.015 25,90

IV. Sự nghiệp khác 19.243 16.694 2,47 18.971 2,64 2.277 5,35

Tổng cộng 1.165.609 676.757 100 718.633 100 42.525 100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 Bảng 4.13 cho thấy, tổng mức đầu tư của tất cả các lĩnh vực là 1.165.609 triệu đồng, số tiền đã thanh toán cho đơn vị thi công là 676.757 triệu đồng. Số tiền còn nợđơn vị thi công là 41.876 triệu đồng. Trong đó tỷ lệ nợ các công trình trong lĩnh giao thông cao nhất là 46,20%; tiếp đó là tỷ lệ nợ các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục (25,9%); lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi (22,54%) và sự nghiệp khác (5,35%). Số liệu thanh toán cho từng công trình cụ thể theo Phụ lục số 2.

4.1.4.3 Tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB

Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án là khâu rất quan trọng trong quá trình đầu tư và là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ đầu tư. Việc quyết toán vốn để xác định chính xác toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện, qua đó đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại. Việc làm này cũng giúp các cơ quan chức năng có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời phát huy hiệu quả của dự án, rút kinh nghiệm, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý vốn.

Về công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình: Thực hiện theo các quy định của thông tư 33/2007/TT-BTC; Thông tư số 19/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và thông tư số 98/2007/TT-BTC của Bộ tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư số 33/2007/TT-BTC và vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Ngoài ra theo quy định của thông tư số 73/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính và quyết định của UBND tỉnh đối với các dự án được phân cấp cho UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư. Do vậy, công tác lập báo cáo quyết toán vốn

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)