cho quá trình nghiên cứu đề tài
- Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chiến lược, một giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng cao, ổn định và bền vững cho một đất nước cũng như trong từng địa phương.
- Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình quản lý các chi phí đầu tưđểđạt được mục tiêu đầu tư.
- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 - Phân định rõ trách nhiệm giữa nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài. hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn.
- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước và nhân dân theo quan điểm “nhân dân và nhà nước cùng làm”.
- Chi tiết và công khai hoá các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Hưng Yên nằm ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra, tỉnh Hưng Yên có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thành phố Hưng Yên đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Triều Dương, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây - Nam Bắc bộ (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa…) với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh (Bách khoa toàn thư mở wikipedia, 2014).
3.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng, dân số
Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 09 huyện; có 07 phường, 09 thị trấn và 145 xã. Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh. Diện tích, dân số được phân bố ở các huyện, thành phố như sau:
Bảng 3.1. Diện tích và dân số tỉnh Hưng Yên
Huyện, thành phố Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng số: 92.309 1.116.401 1.209 1. Thành phố Hưng Yên 4.680 77.398 1.654 2. Văn Giang 7.179 94.763 1.320 3. Văn Lâm 7.442 97.108 1.305 4. Mỹ Hào 7.910 84.571 1.069 5. Yên Mỹ 9.100 127.137 1.397 6. Khoái Châu 13.086 186.102 1.422 7. Ân Thi 12.822 130.295 1.016 8. Kim Động 11.465 125.381 1.094 9. Tiên Lữ 9.243 105.632 1.143 10. Phù Cừ 9.382 88.014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 Hưng Yên, với đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi; địa hình tương đối bằng phẳng. Đất nông nghiệp 61.037 ha, cây hàng năm 55.645 ha (chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho các mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha, toàn bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp (Bách khoa toàn thư mở wikipedia, 2014).
Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Nguồn nước mặt cũng hết sức phong phú (sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s). Nước ngầm của Hưng Yên cũng rất đa dạng với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi có những mỏ nước ngầm rất lớn, hàng triệu m3, không chỉ cung cấp nước cho phát triển công nghiệp và đô thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận (Bách khoa toàn thư mở wikipedia, 2014).
Hưng Yên có nguồn than nâu (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng) có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) hiện chưa được khai thác, song đây cũng là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp này để cung cấp nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu (Bách khoa toàn thư mở wikipedia, 2014).
3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế: Trong thời gian qua mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức từ những diễn biến phức tạp khó lường của thị trường trong và ngoài nước, song với sự quyết tâm cao của toàn Đảng, Chính quyền và nhân dân trong tỉnh, kinh tế tỉnh Hưng Yên vẫn duy trì tăng trưởng khá so với mức bình quân chung của cả nước, bình quân giai đoạn 2011-2015 ước tăng 8,77%/năm (mục tiêu Đại hội 12,5%/ năm); trong đó nông nghiệp, thủy sản tăng 2,5%/năm, công nghiệp-xây dựng tăng 9,67%/năm, dịch vụ tăng 10,98%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 30,5 triệu đồng, dự kiến năm 2015 đạt khoảng 42 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, năm 2010 đạt: 25% - 44% - 31%, năm 2013 đạt 17,05% - 48,21% - 34,74%; dự kiến năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 2015 đạt 15,2% - 48,7% - 36,1% (mục tiêu Đại hội 17,05%-50%-32,95%); tình hình thu hút đầu tư đạt kết quả tích cực cả về số dự án và tổng số vốn đăng ký (giai đoạn 2011-2013) khoảng 16,3 nghìn tỷ đồng và 741 triệu USD; thu ngân sách năm sau tăng cao hơn năm trước (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên, 2013).
b. Thu ngân sách của tỉnh:Thu ngân sách năm 2013 đạt 6.026 tỷđồng; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD, dự kiến đến năm 2015 đạt 2,2 tỷ USD (Mục tiêu năm 2015 xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, tăng bình quân 17%/năm); giá trị sản xuất nông nghiệp-thuỷ sản, công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng khá so với mức tăng chung của cả nước; lĩnh vực văn hoá-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được quan tâm chăm lo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; công tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được tăng cường, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội có sự chuyển biến tích cực (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên, 2013).
c. Tổng đầu tư phát triển (giai đoạn 2011-2013) ở mức tương đối khá (5.856,209 tỷ đồng), gồm đầu tư của nhà nước, đầu tư của doanh nghiệp và đầu tư của nhân dân. Đầu tư cơ sở hạ tầng tập trung vào củng cố hệ thống giao thông, hệ thống đô thị, mạng lưới điện, viễn thông và một số công trình hạ tầng dịch vụ cho du lịch, hệ thống thuỷ lợi (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên, 2013).
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 Yếu tố khách quan Yếu tố chủ quan QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN Khái quát về QL dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN QL trình tự, thủ tục đầu tư XD công trình QL lựa chọn nhà thầu trong hoạt động XD QL thực hiện triển khai các công trình XD
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN QL vốn dự án đầu tư XDCB Những vấn đề chung về nguồn vốn NSNN Vấn đề chung về dự án và quản lý dự án đầu tư XDCB Kinh nghiệm về QL dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của một số nước trên thế giới Kinh nghiệm trong nước về quản lý dự án đầu tư XDCB từnguồn NSNN Thực tiễn về QL dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN QL thanh, quyết toán vốn dự án đầu tư XDCB Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN Các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư XDCB
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, Hưng Yên được đánh giá là địa phương có sự thay đổi lớn về kinh tế - xã hội, đặc biệt có sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình XDCB, đây cũng là vấn đềđang được các cấp chính quyền quan tâm trong thời gian gần đây. Quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, kéo theo đó là các vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh đòi hỏi công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cần thích ứng kịp thời trong điều kiện mới. Đó cũng là tình trạng chung của các địa phương trong cả nước, lựa chọn Hưng Yên làm điểm nghiên cứu là phù hợp, có tính đại diện cho công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
a. Nguồn số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng Quy hoạch tổng hợp, phòng Thẩm định dự án, Phòng Kinh tế ngành, Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, tài liệu có liên quan của UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Kế hoạch và Đầu tư... Cụ thể:
Bảng 3.2. Nội dung, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin Nội dung thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu thập Nội dung thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu thập
Cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên thế giới, Việt Nam
Sách, báo, nghiên cứu khoa học được công bố, báo cáo, hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực đầu tư, Internet có liên quan
Tra cứu, chọn lọc thông tin
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội
Phòng Quy hoạch tổng hợp, phòng Thẩm định dự án, Phòng Kinh tế ngành, Phòng Kinh tế đối ngoại, Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, tài liệu có liên quan của UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Kế hoạch và
Tổng hợp từ các báo cáo (Báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh, Báo cáo xây dựng cơ bản của tỉnh, Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư trên địa bàn tỉnh...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Đầu tư...
b. Nguồn số liệu sơ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp
Được thu thập thông qua nghiên cứu tình hình thực tế việc điều tra, khảo sát, tham khảo ý kiến, phỏng vấn các cán bộ thuộc các phòng ban thuộc UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên, Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên, Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên, Thanh tra tỉnh Hưng Yên, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn, các chủ đầu tư dự án, Cục thống kê tỉnh Hưng Yên; đại diện các tổ chức cá nhân, đơn vị, đang thực hiện các dự án xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh; đại diện các tổ chức cá nhân quản lý trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thông qua Phiếu điều tra phỏng vấn.
Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra
Đối tượng được điều tra Số lượng mẫu điều tra Đại diện các cơ quan quản lý đầu tư 23
- UBND tỉnh Hưng Yên 3
- Sở Kế hoạch và Đầu tư 10
+ Phòng Quy hoạch tổng hợp 4
+ Phòng Thẩm định dự án 4
+ Phòng Kinh tế ngành 2
- UBND các huyện, Thành phố Hưng Yên (phòng kinh tế hạ tầng)
10
Đại diện các chủ đầu tư dự án 30
- Cán bộ quản lý, lãnh đạo 15 - Cán bộ trực tiếp theo dõi quản lý dự án 15
Đại diện các Nhà thầu xây dựng 23
- Cán bộ quản lý, lãnh đạo 5 - Cán bộ chuyên môn kế toán tài chính 8 - Cán bộ kỹ thuật thi công 10
Đại diện các Ban quản lý dự án 4
- Cán bộ quản lý, lãnh đạo 2 - Cán bộ trực tiếp theo dõi quản lý dự án 2
Đại diện đối tượng được hưởng lợi 4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
- Học sinh, sinh viên 2
Tổng số 84
Để thực hiện đề tài, tôi tiến hành phỏng vấn các nhóm đối tượng đó là các cán bộ lãnh đạo và các cán bộ có nhiệm vụ công tác liên quan đến công tác quản lý dự án, quản lý vốn, cán bộ kỹ thuật công trình của các đơn vị liên quan (Cấp có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL, cơ quan chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị quản lý sử dụng công trình). Cụ thể:
- Đối với cơ quan đại diện nhà nước về quản lý các dự án đầu tư, nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến từ 01 đến 03 cán bộ có nhiệm vụ công tác liên quan đến việc tham mưu ban hành văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
- Đối với mỗi cơ quan đại diện chủđầu tư, tôi sẽ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến của 01 lãnh đạo, quản lý đơn vị; từ 01 đến 05 cán bộ có nhiệm vụ công tác liên quan đến việc quản lý các dự án đầu tư tham mưu ban hành văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
- Đối với các Nhà thầu xây dựng, đề tài sẽ lựa chọn ra 5 đơn vị thi công đang thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Trong đó, mỗi đơn vị đề tài tiến hành phỏng vấn 01 lãnh đạo, từ 01 đến 02 cán bộ chuyên môn có lên quan đến công tác quản lý dự án của đơn vị, và 01 đến 02 cán bộ kỹ thuật thi công các dự án trên địa bàn tỉnh.
3.2.4 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
a. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Sau khâu thu thập thông tin, tôi tiến hành tổng hợp thông tin theo phương pháp phân tổ thống kê để tiện cho việc phân tích và xử lý số liệu sát thực và hiệu quả nhất. Sau khi tổng hợp, tôi tiến hành xử lý số liệu bằng chương trình Excel trong Microsoft Office.
b. Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích số liệu là giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu, nó biểu hiện kết quả của toàn bộ quá trình tập trung nghiên cứu. Các phương pháp phân tích thông tin bao gồm: Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê so sánh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Nó nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ với mặt chất lượng ở thời gian và địa điểm cụ thể.
Với các công cụ là: Số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân,… Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để thấy được thực trạng tình hình quản lý các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách trên địa bàn tỉnh như thế nào. Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại công trình, dự án đầu tư, cán bộ quản lý dự án đầu tư phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như loại