Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 55)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng (%)

12/11 13/12 BQ

1 Về nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý

đưa vào cân đối 804 1.101 1.050 36,94 -4,63 16,15

2 Số công trình bố trí kế hoạch 368 361 355 3,66 -1,90 0,88

- Số công trình chuyển tiếp 146 149 127 2,05 -14,77 -6,36

- Số công trình khởi công mới 21 19 22 -9,52 15,79 3,13

- Số công trình tồn tại và xử lý đột xuất năm trước 7 5 8 -28,57 60,00 15,71

3 Số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng còn

thiếu vốn thanh toán 38 31 26 -18,42 -16,13 -17,28

4 Giá trị khối lượng thực hiện 955,5 1.765 1.572 84,72 -10,93 36,89

5 Số vốn còn thiếu để thanh toán khối lượng 151,5 664 522 338,28 -21,39 158,45

6 Số công trình được ghi KH chuẩn bị đầu tư 20 12 11 -40,00 -8,33 -24,17

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 Nhìn vào bảng 4.1 trên ta có thể thấy số công trình dự án bố trí kế hoạch vốn giai đoạn 2011-2013 giảm dần qua từng năm. Do chỉ tập trung vốn bố trí cho các công trình, dự án trọng điểm, các công trình phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, các công trình thuộc nhóm đối tượng An sinh xã hội giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bố trí vốn đối ứng; các vùng kinh tế tổng hợp (vùng ven bãi Sông Hồng, vùng nguy cơ sạt lở, ngập lụt). Mặt khác nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy tình trạng phân bổ vốn không đồng đều (vốn bình quân trên mỗi dự án tăng dần trong khi đó số công trình dự án có kế hoạch bố trí vốn giảm dần qua từng năm), số công trình hoàn thành còn thiếu vốn giảm dần qua các năm từ 38 (năm 2011) xuống còn 26 (năm 2013).

Thông qua việc bố trí vốn ở trên ta có thể đánh giá việc phân bổ vốn cho các công trình dự án chưa được ưu tiên có trọng điểm vẫn còn tình trạng dàn trải. Lượng nợđọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách còn lớn, nhiều dự án hoàn thành nhưng chưa có khả năng thanh toán và thiếu khả năng cân đối. Khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cho đầu tư xây dựng còn rất hạn hẹp, chỉđáp ứng được từ 50-60% nhu cầu, trong khi đó số lượng các dự án đầu tư do các đơn vị trình duyệt và đề xuất ngày càng nhiều, trên thực tế số lượng dự án được duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối.

Có thể nhận thấy nguyên nhân của tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách là do nhiều chủđầu tư dự án và các đơn vị chủ quản công trình còn tư tưởng cho rằng nếu công trình được duyệt sử dụng vốn ngân sách thì cứ triển khai xây dựng, không quan tâm nhiều đến khả năng cân đối vốn trong kế hoạch hàng năm, nếu thi công vượt khối lượng được giao sẽ chờ xin vốn Nhà nước để bổ sung thanh toán, làm mất cân đối giữa mục tiêu đầu tư và khả năng cân đối vốn của kế hoạch năm sau.

Chưa có những giải pháp cụ thể và có hiệu lực để thống nhất trong quản lý nhằm kiểm soát và hạn chế được việc duyệt dự án đầu tư không cân đối với khả năng nguồn vốn hiện có hoặc triển khai thực hiện vượt khả năng cân đối vốn hàng năm. Vốn để lại đối ứng không đáp ứng được yêu cầu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 không đủ để hoàn thành một hạng mục. Việc bố trí vốn cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác trong một dự án còn chia đều theo tỷ lệ, trong khi chi trả cho tư vấn cần phải thực hiện trước vì tư vấn đã hoàn thành hợp đồng, đủ điều kiện thanh toán. Chẳng hạn như công trình cải tạo, nâng cấp Kênh tiêu Chợ Gạo, thành phố Hưng Yên là công trình khởi công mới năm 2012, có tổng mức đầu tư là 87.500 triệu đồng, bố trí kế hoạch năm 2012 là 5.000 triệu đồng, Công trình chuyển tiếp xây dựng Bệnh viện đa khoa Phố Nối có tổng mức đầu tư là 236.371 triệu đồng, đã bố trí kế hoạch năm 2012 là 5.000 triệu đồng và kế hoạch 2003 là 5.000 triệu đồng…

Nguyên nhân của tình trạng bố trí kế hoạch dàn trải là do chủ trương đầu tư: - Còn nhiều dự án đầu tư mới được thông báo Kế hoạch chuẩn bị đầu tư, trong khi khả năng bố trí vốn đểđầu tư xây dựng còn bị hạn chế. Hàng năm có kế hoạch chuẩn bịđầu tư, xong số dự án ghi danh mục chuẩn bịđầu tư vẫn còn nhiều, mặt khác trong năm phát sinh thêm không ít chủ trương cho lập dự án.

- Một số dự án chưa triển khai thực hiện đã có chủ trương cho lập lại, thay đổi quy mô hoặc phát sinh khối lượng. Các ngành, cấp huyện, thành phố trình UBND tỉnh xin chủ trương đầu tư quá nhiều đây là nguyên nhân chính dẫn đến đầu tư dàn trải (công trình Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Bảo tàng tỉnh đã bố trí kế hoạch năm 2010 nhưng phê duyệt lại dự án do phải chuyển địa điểm xây dựng).

- Một số dự án khi xin chủ trương cho lập dự án, chủ đầu tư đề nghị phê duyệt dự án để xin tài trợ quốc tế hoặc hỗ trợ từ các Trung ương, nhưng sau một thời gian không có nguồn, lại xin chuyển sang phần vốn ngân sách địa phương làm cho lượng ngân sách đầu tư xây dựng của tỉnh đã hạn hẹp lại càng khó khăn hơn. Cụ thể như công trình Đường cứu hộ cứu nạn 204 huyện Khoái Châu, Trường Trung cấp nghề GTVT Hưng Yên, Kè Đậu An, huyện Tiên Lữ, dự án đường 386 huyện Tiên Lữ, dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Mắt Hưng Yên… trong quyết định phê duyệt dự án, nguồn vốn 1 phần xin Trung ương, trái phiếu Chính phủ nhưng không có vốn Trung ương và trái phiếu Chính phủ lại xin chuyển nguồn vốn của ngân sách tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 nhóm C, cơ quan quyết định đầu tư phải bảo đảm cân đối vốn đầu tưđể thực hiện dự án không quá 3 năm đối với dự án nhóm C; không quá 5 năm đối với dự án nhóm B, nhưng trên thực tế một số dự án nhóm C kéo dài quá 3 năm, nhóm B quá 5 năm, số lượng các dự án đầu tư do các đơn vị đề xuất vẫn khá lớn, vượt khả năng cân đối vốn hàng năm. Nhu cầu vốn đối ứng cho các dự án ODA do tỉnh quản lý, của các Bộ quản lý tỉnh cũng rất lớn, chưa đủ vốn cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm của tỉnh. Cụ thể công trình cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên (giai đoạn II), có tổng mức đầu tư theo quyết định phê duyệt là 61.052 triệu đồng, là dự án nhóm B nhưng đã bố trí kế hoạch vốn đầu tư kéo dài 8 năm từ 2006 – 2014. Công trình Trụ sở Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, là công trình Trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư theo quyết định phê duyệt là 3.150 triệu đồng, là công trình thuộc nhóm C, đã đầu tư 5 năm, từ năm 2009 – 2014 nhưng vẫn chưa bố trí đủ vốn…).

- Công tác kế hoạch hoá vốn đầu tưđến nay mới làm được các nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung, vốn ODA và các Chương trình mục tiêu. Còn nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước chưa phản ảnh trong kế hoạch. Việc tổ chức theo dõi các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, nguồn tài trợ của nước ngoài đầu tư cho các ngành ởđịa phương, vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, của dân cư chưa đầy đủ, kịp thời. Đầu tư từ phát triển của khu vực ngoài quốc doanh chưa có định hướng và quản lý của Nhà nước mà thường mang tính tự phát.

4.1.2.2 Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán

Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư được thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy định tại Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ. Từ việc xác định chủ trương đầu tư của các dự án cần lập, lựa chọn chủđầu tư, đơn vị tư vấn, các cơ quan, cộng đồng liên quan tham gia trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 đảm bảo theo quy định; đồng thời chủđộng điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với biến động thực tế, đảm bảo hiệu quả cao hơn về mặt kinh tế, xã hội, hiệu quả đầu tư công trình.

Kết quả thẩm định dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN giai đoạn 2011-2013 được phê duyệt của tỉnh Hưng Yên được trình bày tại bảng 4.2.

Năm 2011 có 76 dự án chủđầu tư trình thẩm định phê duyệt, đến năm 2013 giảm còn 39 dự án và năm 2013 là 37 dự án, tỷ lệ dự án được phê duyệt/tổng dự án trình thẩm định cũng có xu hướng giảm dần, năm 2011 có đến 90,79% dự án được duyệt, đến năm 2012 giảm còn 76,92% và năm 2013 là 78,38%. Số dự án trình thẩm định và tỷ lệđược phê duyệt đều có xu hương giảm dần là do công tác lập đề án đầu tư XDCB và công tác thẩm định ngày càng được “siết chặt” và đòi hỏi sát với thực tế hơn, không dễ dàng và nặng về hình thức như trước đây.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)