Nghiên cứu của Reza Jamei,Babak Jamshidi Navid, Hosna Farshadfar

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin kế toán đến rủi ro thanh khoản của cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42)

(2012)

Reza Jamei, Babak Jamshidi Navid, Hosna Farshadfar thực hiện nghiên cứu “Tác động của chất lượng thông tin kế toán đến RRTK của các công ty niêm yết trên TTCK Tehran”. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 107 công ty được niêm yết tại TTCK Tehran.

Các biến được đưa vào mô hình như sau:

- Biến độc lập: là các biến đại diện cho chất lượng thông tin kế toán: Lợi nhuận bền vững, độ tin cậy của dự đoán Lợi nhuận, độ tin cậy của thông tin báo cáo, mô hình định giá lợi nhuận.

- Biến phụ thuộc: là đại diện cho RRTK, được đo lường bằng sự tương quan giữa các yếu tố thanh khoản và thu nhập trên chênh lệch giá.

Reza Jamei, Babak Jamshidi Navid, Hosna Farshadfar đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để nghiên cứu “Tác động của chất lượng TTKT đến RRTK” thông qua mô hình hồi quy đa biến sau:

RL = β0 + β1 Pre + β2 Ri + β3 Earn + β4 Prc + ε0

Trong đó: RL: RRTK

RL = COV (các yếu tố của thanh khoản và thu nhập chênh lệch giá) RL = E (Rs, LIQ) - {E (Rs)} {E (LIQ)}

Rs = log[(giá trị cổ phiếu trong ngày cuối tháng) - (giá trị cổ phiếu trong ngày đầu tháng)]

LIQ: log (khối lượng giao dịch cuối tháng – khối lượng giao dịch đầu tháng)

β4, β3, β2, β1, β0: hệ số của mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Các yếu tố tác động đến RRTK là: Lợi nhuận bền vững, độ tin cậy của dự đoán lợi nhuận, độ tin cậy của thông tin báo cáo

Kết quả này cho thấy chất lượng TTKT có tác động đến RRTK của các cổ phiếu tại SGDCK Tehran và việc gia tăng chất lượng thông tin có thể là một lý do trong việc giảm RRTK của cổ phiếu. Vì vậy, xem xét chất lượng thông tin và nâng cao chất lượng TTKT có thể giúp các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính, người môi giới chứng khoán và người sử dụng khác có quyết định đầu tư, giao dịch chứng khoán và các khu vực khác.

Tóm lại, dựa vào các công trình nghiên cứu nước ngoài, luận văn thấy rằng các công trình nghiên cứu nước ngoài đã sử dụng phương pháp định lượng để thực hiện nghiên cứu chất lượng của TTKT đến RRTK trên TTCK của nước sở tại. Với việc sử dụng phương pháp định lượng để đo lường tác động của các thuộc tính của chất lượng thu nhập – là các đại diện cho chất lượng TTKT đến RRTK, kết quả nghiên cứu sẽ có độ tin cậy cao hơn, đây là một giải pháp tốt để có thể hoàn thiện các bài nghiên cứu cùng loại đề tài này đã có tại Việt Nam. Do đó, dựa vào các công trình nghiên cứu trên, luận văn đã đưa ra giả thuyết là chất lượng TTKT có ảnh hưởng đến RRTK tại TTCK Việt Nam và sử dụng phương pháp định lượng để đưa ra các bằng chứng thực nghiệm chứng minh điều này, đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng TTKT nhằm giảm thiểu RRTK trên TTCK cho các nhà đầu tư Việt Nam.

Kết luận chƣơng 1:

Trong phần này luận văn đưa ra những lý luận cơ bản về TTKT, chất lượng TTKT, RRTK và mối quan hệ giữa chất lượng TTKT và RRTK dựa vào các công trình, kết quả nghiên cứu trong nước cũng như những nghiên cứu thực nghiệm của nước ngoài qua nhiều thời kỳ. Từ đó thấy rằng, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng TTKT và RRTK thực sự có một ý nghĩa quan trọng. Từ các kết quả nghiên cứu này, chương 1 đã giúp luận văn có được định hướng để tiến hành nghiên cứu mối quan hệ này ở TTCK Việt Nam, tạo ra một phương pháp mới, góp phần giúp ích cho việc vận dụng các chỉ số tài chính cho quá trình ra quyết định của nhà đầu tư, giảm thiểu RRTK. Cũng trong phần này luận văn đã hình thành được mô hình nghiên cứu để chuẩn bị đi vào nghiên cứu thực nghiệm trên TTCK Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM

YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

TTCK là một thị trường đặc biệt, thị trường của thông tin. Với một nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này, họ cần phải có hai nền tảng cơ bản là thông tin và kỹ năng đầu tư để hỗ trợ cho quá trình ra các quyết định đầu tư. Như vậy có thể nói, tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin tài chính là cơ sở lý thuyết và thực tế rất quan trọng để bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ tính ổn định và sự phát triển của TTCK. Cổ đông của công ty với tư cách là một người chủ sở hữu của DN, họ hoàn toàn được quyền biết rõ tình trạng hoạt động kinh doanh của DN mình đầu tư vào. Khi các DN này đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì câu chuyện minh bạch thông tin DN không chỉ dừng lại ở những người chủ sở hữu mà còn là chuyện của những nhà đầu tư. DN niêm yết phải có trách nhiệm CBTT một cách rõ ràng, minh bạch theo đúng pháp luật để cho các nhà đầu tư có thể đưa những quyết định đúng đắn. Tuy nhiên không phải DN nào cũng có thể hiểu và làm đúng theo điều này. Trong quá trình hoạt động, nhiều DN đã không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với nhà đầu tư, đặc biệt là vấn đề CBTT. Đối với TTCK Việt Nam, qua hơn 10 năm hoạt động đã có nhiều lần điều chỉnh khung pháp lý về CBTT. Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực do cơ chế CBTT mang lại như giúp cho thị trường được công khai, minh bạch hơn thì những bất cập trong việc CBTT cũng đã tác động không nhỏ đến sự phát triển lành mạnh của thị trường. Thực tế cho thấy các quy định pháp lý hiện hành chưa bám sát vào thực tiễn của thị trường Việt Nam, chất lượng thông tin công bố vi phạm các chỉ tiêu chất lượng của TTKT như tính đầy đủ, trung thực, khách quan…

Vào năm 2006, Luật chứng khoán 2006 được ban hành. Sau đó, để xây dựng và phát triển TTCK, việc quản lý, giám sát giao dịch chứng khoán đã ra đời, chủ yếu

dựa trên hai văn bản là Thông tư 38/2007/TT – BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về CBTT trên TTCK, quy định các nghĩa vụ CBTT của thành viên thị trường khi tham gia nắm giữ và giao dịch chứng khoán; và Nghị định 36/2007/NĐ – CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Thông tư 38/BTC sau ba năm triển khai thực hiện, sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của thị trường đã làm cho nhiều quy định về CBTT trong thông tư này bộc lộ một số điểm lạc hậu và bất cập. Trong đó có những bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty niêm yết. Thứ nhất là quy định liên quan đến vấn đề kiểm toán. Trước đây, thông tư 38/BTC yêu cầu BCTC hàng năm của công ty đại chúng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Nhưng thực tế vào thời điểm đó, có trên dưới 1000 công ty đại chúng trong khi số lượng công ty kiểm toán được chấp thuận thì chỉ có khoảng 30 – 40 công ty. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn và áp lực cho các công ty niêm yết có quy mô vốn nhỏ mà vẫn bị buộc phải kiểm toán bởi công ty kiểm toán được chấp thuận. Thứ hai, Thông tư 38/BTC không có quy định BCTC bán niên mà chỉ có BCTC hàng quý và công ty kiểm toán chỉ kiểm toán BCTC năm nên việc hạch toán và công bố BCTC các quý của các công ty, đặc biệt là các công ty niêm yết có những số liệu trích lập dự phòng đầu tư tài chính giữa các quý khác nhau dẫn đến tình trạng có quý thì lãi lớn nhưng có quý lại thua lỗ. Thứ ba là về thời hạn CBTT. Thông tư 38/BTC đã cho thấy một số điểm bất cập như quy định các BCTC đặc biệt là các BCTC của các công ty hoạt động theo mô hình mẹ - con phải lập BCTC hợp nhất, mà thời hạn công bố BCTC quý chỉ là 25 ngày thì DN không thể nào chuẩn bị kịp, đòi hỏi phải có thời gian dài hơn nên rất cần có sự điều chỉnh. Ngoài ra, Thông tư 38/BTC cũng quy định phải công bố BCTC tóm tắt và phải đăng tải 3 lần liên tiếp trên 3 số báo cáo Trung ương, hoặc địa phương, điều này gây ra sự lãng phí thời gian cũng như nội dung công bố rờm rà, không cần thiết…

Để gỡ bỏ những bất cập trên của Thông tư 38/BTC cho phù hợp với thực tế lúc bấy giờ, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 09/2010/TT – BTC ngày 15/1/2010 hướng dẫn về việc CBTT trên TTCK nhằm tạo khung pháp lý có hoạt động giám sát

của UBCK Nhà nước đối với giao dịch chứng khoán. Theo đó, về quy định liên quan đến vấn đề kiểm toán, Thông tư 09/BTC đã đưa ra một cơ chế nới lỏng hơn, tức là BCTC năm của các công ty đại chúng không bắt buộc phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán được chấp thuận mà chỉ cần là các công ty kiểm toán độc lập hoạt động theo giấy phép của Bộ tài chính và đủ điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm theo quy định của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam. Điều này đã làm giảm bớt áp lực cho quá trình CBTT của các DN niêm yết có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, để khắc phục những bất cập trong quy định về BCTC, Thông tư 09/BCTC đã đưa vào quy định là phải có BCTC bán niên (6 tháng) và báo cáo này phải được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Việc soát xét này có ý nghĩa là đảm bảo số liệu và hạch toán tốt. Hơn nữa, sau soát xét BCTC 6 tháng thì việc lập BCTC năm rất nhanh vì gần như có sự kiểm tra trước và khi đó việc CBTT kịp thời sẽ giúp cho nhà đầu tư hiểu và nắm bắt được đầy đủ dữ liệu hơn. Còn về thời hạn CBTT, Thông tư 09 cũng rút ngắn thời gian, nội dung, hình thức đăng tải BCTC tóm tắt và phải đăng tải ba lần liên tiếp trên 3 số báo Trung ương hoặc đại phương theo thông tư 09, công ty đại chúng đăng BCTC đã được kiểm toán và đăng toàn văn ý kiến của kiểm toán viên về BCTC đó và chỉ cần đăng tải trên 01 tờ báo có phạm vi phát hành rộng rãi toàn quốc nhưng trong đó phải ghi rõ BCTC đầy đủ, chi tiết sẽ được đăng tải trên một trang Web nào đó (cung cấp địa chỉ đường link cụ thể) để nhà đầu tư tiện theo dõi, đồng thời vừa gửi/nộp báo cáo SGDCK/UBCK Nhà nước.

Mặc dù đã giải quyết được một số “nút thắt” của Thông tư 38 nhưng trong Thông tư 09 vẫn tồn tại một số bất cập. Thông tư 09 quy định Trung tâm lưu ký Chứng Khoáng (VSD) không phải thực hiện CBTT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số thông tin như: danh sách cổ đông lớn; việc lưu ký đăng ký cấp mới, sửa đổi hoặc hủy bỏ mã chứng khoán của các công ty đại chúng; thông tin chuyển quyền sở hữu chứng khoán nhưng không qua hệ thống giao dịch của SGDCK…cần phải được VSD công bố nhằm giúp nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý có được những đánh giá tổng quan hơn về TTCK. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện CBTT, các công ty

chứng khoán, công ty quản lý quỹ cũng gặp vướng mắt trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện như quyết định tăng, giảm vốn điều lệ; thay đổi tên công ty; …Những sự kiện trên khi công ty muốn thay đổi thì cần có sự chấp thuận của UBCK Nhà nước, do vậy thời gian CBTT cần tính từ thời điểm công ty nhận được văn bản chấp thuận của UBCK Nhà nước, chứ không phải thời gian xảy ra sự kiện, vì các công ty này là loại hình công ty thành lập có điều kiện, do vậy các thay đổi cũng cần đáp ứng các điều kiện tương ứng. Ví dụ có công ty chứng khoán quyết định thay đổi người đứng đầu công ty hoặc muốn tăng, giảm vốn điều lệ (căn cứ Nghị quyết Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng thành viên) và thực hiện CBTT ngay ra công chúng sự kiện trên, tuy nhiên, khi nộp hồ sơ lên UBCK Nhà nước lại không được chấp thuận do công ty không đáp ứng đầy đủ các điều kiện như quy định, dẫn đến hệ quả là việc CBTT trước đó không chính xác. Đặc biệt, thống kê cho thấy vi phạm CBTT của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan chiếm tỷ trọng lớn trong các vi phạm về CBTT, chẳng hạn như đăng ký đồng thời mua và bán đối với một loại cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhưng thực tế chỉ mua hoặc bán hoặc giao dịch với khối lượng thấp hơn so với khối lượng đăng ký nhằm tạo xu hướng đăng ký giao dịch ảo; hoặc liên tiếp đăng ký giao dịch mặc dù chưa hết thời gian đăng ký của giao dịch trước đó, gây khó khăn trong công tác theo dõi, giám sát,…

Tình trạng vi phạm CBTT ngày càng nhiều với diễn biến ngày một tinh vi, phức tạp trong khi khuôn khổ pháp lý cũng như chế tài xử phạt những vi phạm về CBTT còn thiếu, chưa đủ sức răn đe đã gây nên những hệ lụy nghiêm trọng đến hình ảnh cũng như sự phát triển của TTCK, đồng thời khiến không ít nhà đầu tư đánh mất lòng tin vào thị trường. Trong một báo cáo tổng kết của SGDCK Hà Nội cho biết, theo dõi 484 lượt giao dịch của 280 cổ đông lớn và phát hiện 38 trường hợp vi phạm về CBTT, phát hiện hơn 155 trường hợp vi phạm CBTT khi giao dịch của cổ đông nội bộ; phát hiện 13 công ty vi phạm quy chế về giao dịch CP quỹ…Gần đây, trong bối cảnh giá CK có chiều hướng giảm, số vụ vi phạm lại nhiều hơn, bình quân 4-5 trường hợp/tháng. Hàng loạt những bất cập của TTCK đã được phát hiện từ lâu

nhưng chưa được tháo gỡ. Tính đến tháng 12/2011, UBCK Nhà nước đã ban hành 164 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân. Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về chứng khoán năm 2011: Căn cứ kết quả hoạt động giám sát, UBCK Nhà nước đã xem xét và có biện pháp xử lý đối với 82 DN vi phạm quy định của công ty đại chúng, công ty niêm yết. Việc xử lý vi phạm hành chính đối với các DN trong thời gian qua đã có tác dụng răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK. Trong đó, năm 2011 cũng đã xuất hiện vụ việc vi phạm của các cá nhân trong giao dịch chứng khoán mang tính chất nghiêm trọng như sử dụng thông tin nội bộ để giao dịch chứng khoán, cấu kết, thông đồng mua bán chứng khoán tạo cung cầu giả tạo nhằm thao túng thị trường, thao túng giá chứng khoán đã được UBCK Nhà nước phát hiện và xử lý. UBCK Nhà nước đã xử phạt hành chính 13 vi phạm về giao dịch giả tạo, thao túng giá chứng khoán. Về giao dịch của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn thì UBCK Nhà nước đã xử lý 56 trường hợp vi phạm báo cáo giao dịch cổ phiếu của các cổ đông nội bộ, cổ đông lớn của tổ chứ niêm yết tại hai SGDCK.

Qua số liệu thống kê cho thấy, các hành vi vi phạm điển hình trên TTCK tập trung trong năm 2011 chủ yếu các nhóm vi phạm sau:

Hành vi vi phạm Số trường hợp vi phạm bị xử lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ

Vi phạm quy định về điều kiện chào bán ra

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin kế toán đến rủi ro thanh khoản của cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42)