Nghiên cứu của Patricia Dechow, Weili Ge, Catherine Schrand (2010)

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin kế toán đến rủi ro thanh khoản của cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33)

Patricia Dechow, Weili Ge, Catherine Schrand nghiên cứu “Tìm hiểu về chất lượng thu nhập: Tổng quan về các đại diện, yếu tố quyết định và kết quả của chúng” vào năm 2010. Bài nghiên cứu này đã sử dụng nhiều biện pháp đo lường khác nhau để chỉ ra các dấu hiệu của thu nhập như sự bền vững, các khoản chi phí trích trước, che giấu thu nhập,….Đối với mỗi biện pháp, nghiên cứu này dựa vào các công trình nghiên cứu trước đó làm bằng chứng để đưa ra nguyên nhân, đánh giá của sự thay đổi trong các biện pháp cũng như kết quả của nó.

Thiết kế nghiên cứu:

- Đầu tiên nghiên cứu phát thảo tổng quan và đưa ra bình luận chung về một số công trình nghiên cứu trước đó để đưa ra khẳng định rằng báo cáo thu nhập của

một công ty phụ thuộc vào hoạt động tài chính của công ty và các phương pháp kế toán mà công ty thực hiện. Từ đây tác giả mở rộng nghiên cứu bằng cách đưa ra các cơ sở để giải thích hai quan sát của tác giả về nghiên cứu chất lượng của thu nhập.

+ Quan sát đầu tiên: Mặc dù chất lượng thu nhập của một công ty không những phụ thuộc vào kết quả kinh doanh được trình bày lại của công ty mà còn phụ thuộc vào hệ thống kế toán mà DN sử dụng để đo lường kết quả đó nhưng chúng ta lại có quá ít nghiên cứu việc trình bày lại này có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thu nhập. Các tài liệu thường không phân biệt đầy đủ các hoạt động cơ bản tác động vào chất lượng thu nhập từ hệ thống đo lường. Ngoài ra, có một số bằng chứng chứng minh được rằng khả năng kết quả này sẽ bị biến dạng do sự tác động vào hệ thống kế toán (như lỗi triển khai, quản lý thu nhập)

+ Quan sát thứ hai: Các tài liệu hiện nay cho thấy rằng đến thời điểm bây giờ thì không có thước đo chất lượng thu nhập nào được cho là ưu thế nhất trong tất cả các mô hình ra quyết định. Các tác giả phân loại các nhóm thu nhập tùy thuộc vào các bằng chứng mà nó cung cấp hoặc kết quả của chất lượng thu nhập mà bài nghiên cứu đó muốn kiểm tra. Các nghiên cứu về yếu tố ra quyết định đề xuất hoặc kiểm tra lý thuyết về các tính năng của một công ty hoặc các hệ thống đo lường kế toán được đề xuất đại diện cho chất lượng thu nhập thu nhập trong trường hợp này là biến độc lập. Sau đó nghiên cứu này xem xét các nguyên nhân, kết quả của các nghiên cứu này. Điều lưu ý là các nghiên cứu này dựa trên các đại diện chất lượng thu nhập khác nhau. Nếu chất lượng thu nhập là một yếu tố cấu trúc duy nhất và các đại diện của nó được đo lường mức độ chính xác khác nhau, sau đó các tác giả mong đợi các giá trị này sẽ hội tụ qua chất lượng thu nhập cho các yếu tố quyết định giống nhau và để thấy rằng tất cả các đại diện cho chất lượng thu nhập sẽ cho ra kết quả tương tự. Điều đặc biệt trong nghiên cứu này là đưa ra các bằng chứng hỗn hợp trong nghiên cứu.

- Sau đó, nghiên cứu phân tích chi tiết từng đại diện cho chất lượng thu nhập, tập trung vào thảo luận ba đại diện cho chất lượng thu nhập – tính chất của thu nhập, đáp ứng cho nhu cầu đầu tư về thu nhập (ví dụ ERCs) và bộ chỉ báo ngoài các

sai sót trọng yếu của thu nhập. Nghiên cứu này thảo luận về việc sử dụng từng đại diện cho chất lượng thu nhập và tổng hợp các bằng chứng từ các công trình nghiên cứu trước đó, xem xét các yếu tố và kết quả của nó tác động đến chất lương thu nhập. Như vậy, các tác giả trong nghiên cứu này đã sử dụng các biện pháp khác nhau để đo lường, kiểm tra các dấu hiệu của thu nhập bằng cách sử dụng các nghiên cứu thực nghiệm đo lường:

+ Tính chất của thu nhập: Các tính chất của thu nhập được kiểm tra gồm: Thu nhập bền vững: Mục tiêu của nghiên cứu về vấn đề này là xác định đặc điểm tài chính liên quan đến lợi nhuận bền vững. Giả thuyết đưa ra rằng lợi nhuận bền vững hơn sẽ mang lại đầu vào tốt hơn, từ đó mô hình định giá sẽ công bằng hơn và do đó nếu lợi nhuận càng bền vững thì chất lượng càng cao hơn so với lợi nhuận ít bền vững. Nghiên cứu này đưa ra một số mô hình kỹ thuật đơn giản để đo lường các khoản lợi nhuận bền vững, dựa vào các dòng tiền và các khoản chi phí trích trước. Trong đó, lợi nhuận có được từ dòng tiền thì có khuynh hướng bền vững hơn các khoản lợi nhuận có được từ các khoản chi phí trích trước. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra các bằng chứng chứng minh yếu tố quyết định lợi nhuận bền vững là các khoản chi phí trích trước. Kết quả của phần này như sau: Đại đa số các nghiên cứu là đưa ra kết quả kiểm tra sự bền vững trên TTCK. Chỉ có một số nghiên cứu thảo luận về kết quả khác là so sánh với thị trường vốn chủ sở hữu. Các nhà nghiên cứu đưa ra hai dự đoán riêng biệt về tính vền vững của TTCK. Dự đoán đầu tiên là lợi nhuận bền vững hơn sẽ mang lại một giá trị thị trường cổ phiếu cao hơn và do đó việc gia tăng ước tính sự bền vững sẽ mang lại một giá trị thị trường cổ phiếu cao hơn, lợi nhuận trên TTCK sẽ tích cực hơn. Dự đoán thứ hai liên quan đến kết quả TTCK là các giả định về kết quả của thị trường và có quan điểm phân tích tài chính. Cụ thể, các nhà nghiên cứu cố gắng sử dụng các biến để dự đoán lợi nhuận bền vững và sau đó điều tra xem liệu các nhà đầu tư nhận thức như thế nào về những ảnh hưởng khác nhau của các biến trên lợi nhuận bền vững. Tóm lại phần này mục tiêu của tác giả là kiểm tra các góc nhìn khác nhau vào việc đánh giá xem lợi nhuận bền vững là một đại diện hợp lý cho chất lượng thu nhập. Kết luận của

nghiên cứu là: Các vấn đề quan tâm trong phần này là lợi nhuận hiện tại có thể là một chỉ số tốt về lợi nhuận cho giai đoạn tiếp theo, đó chính là kết quả có được từ thông số lợi nhuận bền vững. Nhưng nghiên cứu này cũng lưu ý dựa vào khoản lợi nhuận này để biết về tình hình của giai đoạn tiếp theo không phải là quyết định hữu ích bởi vì nó không phản ánh đầy đủ các dòng tiền trong tương lai mà nó tạo ra. Ngoài ra, dòng tiền hiện tại có thể dự đoán tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ dự kiến trong tương lai mặc dù chúng có thể không dự đoán được lợi nhuận giai đoạn tiếp theo cũng như làm lợi nhuận hiện tại. Vì vậy, xác định tính hữu ích của thu nhập trong việc dự đoán lợi nhuận của dòng tiền kỳ vọng trong tương lai sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lợi ích và chi phí của việc sử dụng tính bền vững như một đại diện cho chất lượng thu nhập.

Các khoản chi phí trích trước bất thường và mô hình hóa quy trình các khoản chi phí trích trước: Phần này đưa ra vấn đề quan trọng là phải phân biệt được các khoản chi phí trích trước bình thường và bất thường bằng cách mô hình hóa các quy trình trích trước. Các khoản trích trước bình thường nghĩa là phương pháp để nắm bắt, điều chỉnh, phản ánh các hiệu suất, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, trong khi các khoản chi phí trích trước bất thường có nghĩa là nắm bắt được những biến dạng gây ra do áp dụng các nguyên tắc kế toán, quản trị thu nhập. Những biện pháp này cố gắng để nắm bắt trực tiếp các vấn đề về hệ thống đo lường kế toán. Nghiên cứu trình bày một số mô hình, lý luận về các khoản chi phí trích trước, sau đó phân tích các khoản chi phí trích trước bất thường sẽ làm cho chất lượng thu nhập thấp hơn. Tác giả đưa ra ba kết luận: Thứ nhất: các khoản chi phí trích trước cao thì lợi nhuận ít bền vững. Thứ hai: các nhà đầu tư nhận ra sự khác biệt giữa các khoản chi phí trích bình thường và bất thường nhưng họ không có được sử dụng nó để tác động vào giá cả. Thứ ba: nghiên cứu này cho thấy khi phân tích riêng lẻ mối quan hệ giữa khoản chi phí trích trước bất thường và chất lượng thu nhập thì kết quả là không có sự tác động nhưng nếu phân tích mối quan hệ này kết hợp với một số yếu tố tác động khác thì kết quả lại có tác động. Nhiều nghiên

cứu về vấn đề này có thể hữu ích để phân biệt các khoản chi phí trích trước và chúng có mối quan hệ với các đại diện cho chất lượng thu nhập khác như thế nào

Che giấu thu nhập: chỉ tiêu này dựa vào sự biến động của các khoản thu nhập bị che giấu. Kết quả các nghiên cứu không cung cấp một kết luận rõ ràng về che giấu như là một đại diện cho chất lượng thu nhập. Các bài nghiên cứu dẫn chúng ta đến một kết luận: để hiểu thông suốt về quyết định hữu ích, chúng tôi cần các biện pháp tốt hơn để phân biệt được các khoản che giấu nhân tạo từ các che giấu của hiệu suất cơ bản.

Thất bại theo mục tiêu, trong đó khoảng cách của thu nhập so với mục tiêu được xem như là một dấu hiệu của quản lý thu nhập

+ Đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư vào thu nhập: Để đáp ứng nhu cầu này, nghiên cứu xem xét hệ số phản ứng thu nhập (ERC) hoặc R2

từ mô hình định giá lợi nhuận làm đại diện cho chất lượng thu nhập. Nghiên cứu đưa ra các bằng chứng định tính để chứng minh cho lập luận của mình.

Bằng chứng trực tiếp là sử dụng ERC làm đại diện cho chất lượng thu nhập: Giả thuyết đưa ra là ước lượng hệ số ERC và R2

của hồi quy ERC là cao khi có mối tương quan giữa các khoản thu nhập bất ngờ và việc thay đổi dự báo. Kết quả cho thấy ERC là một thước đo chất lượng thu nhập, mở rộng hơn, ERC không được xem là thước đo của chất lượng thu nhập khi kiểm tra, dự đoán về tất cả các yếu tố quyết định hoặc kết quả mẫu cụ thể của chất lượng; tức là, ERC là một thước đo chất lượng thông tin cũng tùy thuộc vào dự báo trước về sự quan trọng của đặc điểm các mẫu cụ thể có ảnh hưởng đến sự không đồng nhất – mẫu trong sự tương quan thu nhập bất ngờ và việc thay đổi dự báo trong mẫu, chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng.

Bằng chứng gián tiếp là sử dụng ERC như là đại diện cho chất lượng thu nhập cơ bản dựa vào yếu tố quyết định: ERC là một thước đo chất lượng thu nhập, mở rộng hơn, ERC không được xem là thước đo của chất lượng thu nhập để kiểm tra, dự đoán về tất cả các yếu tố quyết định bao gồm cả những ảnh hưởng của phương pháp kế toán, chất lượng kiểm toán và quản trị, nguyên tắc cơ bản của công

ty và đòn bẩy. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu về yếu tố quyết định đáp ứng nhu cầu đầu tư vào thu nhập nổi bật là đưa ra lưu ý cho các nhà nghiên cứu khi muốn sử dụng chỉ tiêu này làm một đại diện cho chất lượng thu nhập. Đầu tiên đó là bằng chứng kết hợp, ERC là bằng chứng nắm bắt được việc cố tình trong quản trị thu nhập. Ví dụ, các công ty sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau để quản trị thu nhập nhưng có nghiên cứu cho thấy rằng việc thay đổi các phương pháp quản lý thu nhập ngày càng tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng công ty sẽ che giấu được một số vấn đề cơ bản. Theo đó, việc sử dụng nó như một đại diện cho kích thước đặc biệt của chất lượng là có vấn đề. Thứ hai, ERC giảm là bằng chứng cho thấy là do ảnh hưởng của các khoản thu nhập không có thông tin. Nếu các công ty có sự giám sát nhiều hơn thì các khoản thu nhập không có thông tin sẽ bị giảm xuống. Cuối cùng, sự thay đổi trong ERC có thể phản ánh sự thay đổi một số đặc tính của chất lượng thông tin như đo lường sai sót, nhưng ERC cũng có thể phản ánh sự thay đổi trong các rủi ro mặc định, mà các rủi ro này thì không liên quan đến khả năng thu nhập mà nó để đo lường hiệu suất cơ bản.

+ Bộ chỉ báo ngoài các sai sót trọng yếu của thu nhập: phần này đưa ra kết quả về các điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ được báo cáo. Các điểm yếu này đưa ra kết luận có mối quan hệ tiêu cực với giá cổ phiếu.

Kết luận: không có kết luận về một biện pháp tốt nhất

- Tiếp theo, nghiên cứu phân tích sự thay đổi giữa các quốc gia về chất lượng thu nhập và cuối cùng là đưa ra nhận xét, đánh giá các giả thuyết hay kết quả của giả thuyết về các biện pháp đo lường chất lượng thu nhập.

Kết luận chung: Nghiên cứu này đã đưa ra để đánh giá chất lương thu nhập và chất lượng thu nhập là một chức năng hoạt động cơ bản của công ty. Sự đóng góp vào các hoạt động cơ bản của công ty về chất lượng thu nhập được cho là một lĩnh vực nghiên cứu trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin kế toán đến rủi ro thanh khoản của cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33)