Yêu cầu về việc công bố thông tin kế toán trên TTCK

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin kế toán đến rủi ro thanh khoản của cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26)

Những xí nghiệp muốn bán cổ phần, cổ phiếu của công ty trên TTCK bắt buộc phải công khai tình hình kế toán của xí nghiệp trong một năm liền trước đối với các công ty niêm yết tại Hà Nội và hai năm liền trước đối với các công ty niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh, nếu không cổ phiếu sẽ bị hủy. Nếu là xí nghiệp mới hoạt động, bắt buộc phải cho biết danh sách các sáng lập viên, hội đồng quản trị, bản luận chứng kỹ thuật và tài chính của xí nghiệp, chứng tỏ rằng xí nghiệp có khả năng thu lợi nhuận cao và khả năng hoàn trả cao số vốn huy động được. Chứng khoán được bán ra trên TTCK và lưu hành phải là loại có tương lai tốt. Đây là những thứ có thể đã có sẵn trong các cổ phiếu của công ty cổ phần, nhưng chưa ai công nhận để giao dịch đại chúng, cụ thể là giao dịch trong TTCK. Chứng khoán là một tài sản

tài chính để người ta sở hữu và mua đi bán lại (đầu tư), trong đó niềm tin và sự nhạy cảm của người đầu tư có ảnh hưởng lớn đến giá trị và sự tồn tại đối với thứ của cải “khó nhìn thấy” này; cho nên người ta mới đặt ra các chuẩn mực “có thể đo được” làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán, cũng là để bảo vệ cho người sở hữu tài sản đó. Các bản tình hình kế toán của xí nghiệp, bản luận chứng kỹ thuật và tài chính phải được sự xác nhận của các kiểm toán viên có thẩm quyền. Như vậy, ai muốn mua cổ phiếu sẽ phải có đủ yếu tố cần thiết để họ “chọn mặt gởi vàng”. Rõ ràng công khai tài chính là điều kiện cần thiết, tất yếu để DN gọi vốn trên TTCK, là công cụ sắc bén để loại trừ những công ty ma, đồng thời giúp các công ty tài chính kinh doanh tốt sẽ được dư luận đánh giá cao và ủng hộ. Công khai tài chính còn giúp cho các cổ đông thực hiện quyền làm chủ của mình, có đủ yếu tố tiên đoán sự chuyển biến của DN. Nói cách khác, nếu TTCK là sân chơi, thì công khai tài chính là luật chơi, sân chơi và luật chơi được áp dụng một cách bình đẳng đối với người huy động và kẻ góp vốn (Lê Văn Tư, 2005, trang 466)

1.3.2 Mối quan hệ giữa chất lƣợng thông tin kế toán và RRTK của cổ phiếu

Theo nghiên cứu của Ahmad Mohammady (2011), các BCTC là những kết quả đầu ra quan trọng của một hệ thống kế toán. Mục đích của các BCTC là cung cấp thông tin có thể hữu ích cho quyết định kinh doanh (FASB 1980). Khoản mục kế toán quan trọng nhất được chuẩn bị và trình bày trong BCTC là thu nhập. Đây được coi là một yếu tố quan trọng trong việc xác định chính sách cổ tức, một hướng dẫn cho đầu tư và ra quyết định, một biện pháp cốt lõi để đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty, một tiêu chí quan trọng trong việc định giá cổ phiếu và cuối cùng là công cụ sử dụng để dự đoán. Kết quả nghiên cứu của Ahmad Mohammady cho ra kết luận rằng chất lượng thu nhập được báo cáo trên bảng báo cáo thu nhập nắm bắt được các đặc tính chất lượng của thông tin kế toán là phù hợp và đáng tin cậy. Tám thuộc tính của chất lượng được mô tả như là “cơ bản phù hợp” hoặc “cơ bản đáng tin cậy” để nắm bắt được chất lượng thông tin của thu nhập. Hơn nữa, các đặc tính của chất lượng thu nhập liên quan đến việc dự đoán lợi nhuận của cổ phiếu. Những

phát hiện này cho thấy các thuộc tính của chất lượng thu nhập làm cho thông tin kế toán hữu ích cho việc ra quyết định, phù hợp với khẳng định của FASB.

Như vậy, có thể nói, chất lượng TTKT thể hiện qua chất lượng thu nhập hay nói cách khác, muốn đo lường chất lượng thông tin kế toán, ta phải dựa trên việc đo lường chất lượng thu nhập. Trong nghiên cứu của Patricia Dechow, Weili Ge, Catherine Schrand (2010), các nhà nghiên cứu đã xác định chất lượng thu nhập như sau : “Chất lượng thu nhập cao sẽ cung cấp thêm thông tin về các tính năng hoạt động tài chính của một công ty, mà thông tin này có liên quan đến một quyết định cụ thể thực hiện bởi người ra quyết định”. Các nhà nghiên cứu lưu ý ba đặc điểm về định nghĩa chất lượng thu nhập của họ. Đầu tiên, chất lượng thu nhập là điều kiện để ra quyết định liên quan đến thông tin. Như vậy, thuật ngữ “chất lượng thu nhập” nếu đứng một mình là vô nghĩa, chất lượng thu nhập được xác định chỉ trong trường hợp của mô hình ra quyết định cụ thể. Thứ hai, chất lượng của một số báo cáo thu nhập được xác định là phụ thuộc vào việc có sẵn của thông tin về trình bày hoạt động tài chính của công ty hay không vì có nhiều khía cạnh thông tin không quan sát được. Thứ ba, chất lượng thu nhập xác định sự liên quan của hoạt động tài chính và khả năng của hệ thống kế toán với nhau để đo lường việc trình bày, hiệu suất hoạt động. Định nghĩa này của chất lượng thu nhập cho thấy chất lượng có thể được đánh giá đối với bất kỳ quyết định nào phụ thuộc vào một đại điện của thông tin được trình bày. Nó không hạn chế chất lượng là chỉ để quyết định hữu ích trong việc đưa ra quyết định định giá cổ phiếu. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tổ chức chất lượng thu nhập có ba loại chính: tính chất của thu nhập, đáp ứng cho nhu cầu về đầu tư và bộ chỉ báo ngoài các sai sót trọng yếu của thu nhập. Loại một, tính chất của thu nhập, bao gồm lợi nhuận bền vững, chi phí trích trước, che giấu thu nhập, sự cân đối việc chấp nhận các khoản lỗ kịp thời và đúng lúc, thất bại theo mục tiêu, trong đó khoảng cách của thu nhập so với mục tiêu được xem như là một dấu hiệu của quản lý thu nhập. Loại hai, đáp ứng nhu cầu đầu tư thu nhập, bao gồm các bài nghiên cứu có sử dụng hệ số phản ứng thu nhập (ERC) hoặc R2

từ thu nhập. Các mô hình định giá lợi nhuận làm đại diện cho chất lượng thu nhập và điều này có mối

liên hệ với ERC để hình thành nên một cấu trúc khác như chất lượng kiểm toán viên. Loại ba, bộ chỉ báo ngoài các sai sót trọng yếu của thu nhập, bao gồm việc thực thi của Kế toán và Kiểm toán, như trình bày lại hoặc thiếu quy trình kiểm soát nội bộ, tất cả điều này được xem như các sai sót hoặc chỉ ra việc quản trị thu nhập. Như vậy, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các biện pháp khác nhau để đo lường các dấu hiệu của thu nhập. Đối với mỗi biện pháp, các tác giả thảo luận về nguyên nhân của sự thay đổi trong các biện pháp cũng như kết quả. Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng không thể có được kết luận duy nhất chất lượng thu nhập là gì vì “chất lượng” là phụ thuộc vào bối cảnh quyết định. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng “chất lượng” của thu nhập là một chức năng hoạt động cơ bản của công ty. Sự đóng góp của hoạt động cơ bản của một công ty về chất lượng thu nhập của nó được cho là một lĩnh vực cho các nghiên cứu trong tương lai.

Jeffrey Ng (2011) xem xét các mối quan hệ giữa chất lượng thông tin và RRTK. Tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu trước đây đã chứng minh được chất lượng thông tin cao hơn, về tính minh bạch, sẽ làm giảm RRTK. Dựa vào kết quả đó, tác giả đưa ra chất lượng thông tin có ảnh hưởng đến chi phí vốn chủ sở hữu thông qua RRTK. Trong bài viết này, tác giả đưa ra giả thuyết rằng chất lượng thông tin cao hơn sẽ làm cho RRTK thấp hơn và do đó làm giảm chi phí vốn. Đối với RRTK, điều kiện kinh tế vĩ mô có liên quan là tính thanh khoản của thị trường. Ở cấp độ thị trường tổng hợp, thanh khoản thị trường phản ánh khả năng giao dịch với khối lượng lớn một cách nhanh chóng, chi phí thấp, và không dịch chuyển giá. Sự suy giảm trong thanh khoản thị trường thường phản ánh tình trạng kinh tế vĩ mô, trong đó các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán sẽ có khuynh hướng rời khỏi TTCK trong bối cảnh thị trường biến động cao và khi có lo ngại về rủi ro; điều này được biết đến như là một giải pháp an toàn cho nhà đầu tư. Khi thanh khoản thị trường sụt giảm, các loại cổ phiếu khác nhau sẽ chịu tác động ở mức độ khác nhau do dòng tiền của các nhà đầu tư và nhà kinh doanh chứng khoán. Đặc biệt, dòng tiền có khả năng trở nên quan trọng hơn đối với các cổ phiếu có chất lượng thông tin thấp hơn do khi chất lượng thấp, nhu cầu đầu tư vào các cổ phiếu sẽ suy giảm và

thường sẽ tạo ra sự lựa chọn đối nghịch. Do đó, các cổ phiếu sẽ tồi tệ hơn khi thị trường thanh khoản sụt giảm. Ngược lại, khi thanh khoản thị trường tăng, có một dòng tiền từ các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán đổ mạnh vào thị trường, làm tăng nhu cầu và tính thanh khoản của cổ phiếu. Lưu ý rằng các lập luận trước đó có nghĩa là nhu cầu đối với cổ phiếu phải có chất lượng thông tin cao hơn, nhu cầu này tùy thuộc vào sự ít biến động trong sự thay đổi thanh khoản thị trường.

Như vậy, thu nhập của cổ phiếu có chất lượng thông tin thấp hơn (ví dụ, rủi ro thông tin cao hơn) dự kiến sẽ nhạy cảm hơn với những thay đổi trong tính thanh khoản của thị trường. Đây chính là chất lượng thông tin góp phần vào RRTK.

Tác giả đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc sử dụng một số đại diện cho thông tin có thể cung cấp, hỗ trợ chứng minh cho mối liên hệ này. Để phân tích ý nghĩa kinh tế của các mối liên kết này, tác giả ước tính ảnh hưởng của chất lượng thông tin đến chi phí vốn thông qua RRTK, và tìm thấy những tác động đáng kể về kinh tế. Tác giả cũng ghi nhận rằng chất lượng thông tin cao hơn có liên quan đến rủi ro thị trường thấp hơn, nhưng thấy rằng rủi ro thị trường có liên quan ít đáng kể về mặt kinh tế so với RRTK trong cơ chế liên kết giữa chất lượng thông tin và chi phí vốn. Phân tích sâu hơn cũng cho thấy sự liên kết phủ định giữa chất lượng thông tin và RRTK càng trở nên mạnh mẽ hơn trong những khoản thời gian có sự thay đổi bất ngờ lớn trong thanh khoản thị trường. Trong tài liệu này, tác giả đã sử dụng các biện pháp khác nhau mà các biện pháp này có thể nắm bắt được độ tin cậy của các dấu hiệu của thu nhập. Tác giả đã xây dựng ba đại diện cho chất lượng thông tin là độ tin cậy của dự đoán lợi nhuận, chất lượng của các khoản chi phí trích trước, và phân tích sự đồng thuận. Các dữ liệu được sử dụng để tính toán độ tin cậy của lợi nhuận và chất lượng các khoản chi phí trích trước là từ các cơ sở dữ liệu hàng năm Compustat; dữ liệu cho phân tích sự đồng thuận từ các cơ sở dữ liệu Tóm tắt của I / B / E / S.

Độ tin cậy của dự đoán lợi nhuận đo lường mức độ biến động của các khoản lợi nhuận trong báo cáo. Những khoản lợi nhuận ít biến động là chính xác hơn và sẽ có chất lượng cao hơn. Nghiên cứu này cho thấy độ tin cậy của lợi nhuận cao hơn có

liên quan đến khả năng dự đoán lợi nhuận cao hơn sau khi đã kiểm soát một loạt các đặc điểm kinh tế. Tiếp theo, tác giả đã đo biến động của lợi nhuận như độ lệch chuẩn của lợi nhuận trong năm năm gần đây nhất, với lợi nhuận được xác định là lợi nhuận trước khi các khoản mục bất thường bị giảm bởi tổng tài sản trung bình. Sau đó tác giả mở rộng độ lệch chuẩn bằng cách làm giảm độ lệch chuẩn để làm cho giá trị lợi nhuận bền vững càng cao thì sẽ phản ánh được chất lượng thông tin càng cao. Đối với biến tiếp theo, tác giả đo lường chất lượng của thông tin bằng cách dựa trên chất lượng của các khoản chi phí trích trước (Dechow và Dichev, 2002; Francis và cộng sự, 2005). Các khoản lợi nhuận có từ các khoản chi phí trích trước, những khoản chi phí trích lập ít tác động vào các khoản lợi nhuận trên dòng tiền, thì các khoản lợi nhuận từ các khoản chi phí trích trước được coi là khoản lợi nhuận có độ chính xác cao hơn.

Sau đó, tác giả đo lường dự báo sự đồng thuận của các nhà phân tích, bằng cách phân tích sự đồng thuận, dựa trên dự báo của giới phân tích trên thu nhập của mỗi cổ phiếu hàng năm (EPS) ngay khi kết thúc năm tài chính. Khi các nhà đầu tư dựa trên dự báo thu nhập của giới phân tích để đánh giá một công ty, họ có thể xem dự báo có độ chính xác lớn hơn nếu có sự đồng thuận/thỏa thuận lớn hơn giữa các nhà phân tích. Phân tích sự đồng thuận đo lường mức độ thỏa thuận giữa các nhà phân tích về dự báo của họ.

Sau đó, tác giả tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm của mình dựa trên các biến vừa tìm hiểu. Đầu tiên, tác giả sử dụng một thiết kế nghiên cứu mà chủ yếu xem xét chất lượng thông tin được đo lường như thế nào trước sự thay đổi tính thanh khoản của thị trường, xem có ảnh hưởng như thế nào đến sự tương quan giữa lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và sự thay đổi trong thanh khoản thị trường. Việc sử dụng các đại diện của chất lượng thông tin có độ trễ và khả năng thanh toán thấp liên quan đến việc phân tích làm giảm khả năng quan hệ nhân quả đảo ngược. Một lợi thế nữa của nghiên cứu này là nó cho phép các nhà đầu tư và các nhà hoạch định thị trường có thể quan sát chất lượng thông tin liên quan đến mỗi cổ phiếu cá nhân trước khi chúng đáp ứng với những thay đổi trong tính thanh khoản của thị trường. Thứ hai,

để giảm thiểu việc bỏ qua những thiên lệch của các biến tương quan, tác giả đã theo các tài liệu trước đây và chọn các biến kiểm soát mà tác giả có thể nắm bắt được các đặc điểm của thị trường và các đặc tính của công ty. Tuy nhiên, tác giả thừa nhận tầm quan trọng của sự thận trọng trong việc đưa ra kết luận phải thật chắc chắn, đi chung với những mối quan tâm nội sinh. Cuối cùng, phạm vi của bài viết này được giới hạn trong ảnh hưởng của chất lượng thông tin đến RRTK (và rủi ro thị trường) và sự tác động rất có nghĩa về mặt chi phí vốn. Nó không tập trung vào hiệu quả tổng thể của chất lượng thông tin về chi phí vốn hay chất lượng thông tin, mà tự nó, là một yếu tố gây ra rủi ro khi định giá.

Ngoài các bài nghiên cứu trên, Reza, Jamei, Babak Jamshidi Navid, Hosna Farshadfar (2012) cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng TTKT và RRTK. Bài nghiên cứu này đã sử dụng sự tương quan và các mô hình hồi quy đa biến để nghiên cứu vai trò của chất lượng TTKT trong việc lựa chọn cổ phiếu với các kỳ hạn mong muốn. Mô hình đã nghiên cứu tác động của CLTT từ 107 công ty của thị trường của Tehran từ 2006 đến 2011.

Bài nghiên cứu này phân loai như là một bài nghiên cứu ứng dụng mục đích là để phát triển kiến thức ứng dụng vào một lĩnh vực đặc biệt. Bài nghiên cứu sử dụng Ex-Post Facto và giả thuyết nghiên cứu bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê thử nghiệm để kiểm nghiệm. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã điều tra các nguyên nhân có thể có của biến phụ thuộc. Bởi vì các biến độc lập và phụ thuộc xảy

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin kế toán đến rủi ro thanh khoản của cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26)