Có thể thấy rằng chất lượng thông tin báo cáo tài chính có vai trò không nhỏ và góp phần gây ảnh hưởng lên RRTK của TTCK Việt Nam. Như vậy, chất lượng TTKT có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư với kỳ hạn mong muốn. Và cũng từ kết quả kiểm định, ta nhận thấy rằng dù TTKT có ảnh hưởng quan trọng trong tiến trình ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư cũng biết điều đó nhưng thực trạng trái ngược là các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam lại không quan tâm nhiều các thông tin trên BCTC hoặc quan tâm nhiều lắm là đến lời/lỗ của các DN CBTT trên TTCK. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyết định đầu tư cổ phiếu, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thanh khoản của cổ phiếu trong thời kỳ hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu cho tình trạng này một phần là do nhà đầu tư trong TTCK Việt Nam chưa có nhiều hiểu biết, kiến thức về đầu tư chứng khoán nhưng nhiều nhất là do người nhà đầu tư mất lòng tin nghiêm trọng vào chất lượng của các BCTC được công bố. Thực tế cho thấy có nhiều lỗ hổng từ cơ chế, chính sách vẫn hiện hữu dù đã ban hành nhiều thông tư, nghị định khắc phục các lỗ hổng của thông tư trước. Do đó, để giúp phát huy hiệu quả vai trò của chất lượng thông tin đến RRTK của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, luận văn thấy rằng vấn đề mấu chốt là phải lấy lại niềm tin vào chất lượng thông tin của nhà đầu tư . Xây dựng một phương pháp quản lý cũng như đưa ra những chính sách có tính chất áp đặt, bắt buộc một cách nghiêm khắc với việc CBTT ra thị trường. Cần gia tăng các mức xử lý vi phạm đối với các công ty không thực hiện đúng qui định về CBTT và làm tiền đề cho TTCK với những thông tin BCTC kịp thời, tin cậy và minh bạch. Cần làm cho chất lượng thông tin báo cáo là niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư ra quyết định đầu tư chứ không phải là các tin đồn, đầu tư bầy đàn… muốn được như vậy thì cần có những thông tin có chất lượng càng cao càng tốt. Đây là
việc mà các cơ quan chức quản lý nhà nước, UBCK, công ty chứng khoán, công ty niêm yết, công ty kiểm toán cần phải chú ý và thực thi trong thời gian tới.
Hiện tại với việc các nhà đầu tư vẫn còn rất hồ nghi về mức độ đáng tin cậy của BCTC, nhưng với TTCK nước ta thì họ chỉ có thể dựa vào BCTC là chủ yếu để xem xét và đưa ra các quyết định đầu tư. Chính vì thế nên việc giảm RRTK của cổ phiếu của các công ty niêm yết có thể được xem là yếu tố mang lại màu sắc khác cho niềm tin của các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam hiện nay. Với tình hình thanh khoản trong những năm gần đây là tương đối thấp, thể hiện sự e dè của nhà đầu tư với các công ty niêm yết, niềm tin vào một TTCK luôn xanh là chưa cao. Chính vì thế với sự tác động của chất lượng TTKT đến RRTK tác giả muốn đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng TTKT nhằm làm giảm RRTK của TTCK Việt Nam.
3.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
Nâng cao vai trò của UBCKNN trong tham mưu cho Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý, quản lý việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực chứng khoán, đặc biệt là việc phát hành chứng khoán của các của các công ty niêm yết. Phân định hợp lý chức năng, nhiệm vụ của UBCKNN với các SGDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Tạo điều kiện, môi trường để khuyến khích, tạo ra sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các cơ quan điều hành và các tổ chức cung ứng dịch vụ CBTT trên thị trường như: Hiệp hội Kế toán, kiểm toán Việt Nam (VAA), Hiệp hội Kinh Doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB).
Ban hành cơ chế giúp nhân viên làm việc ở UBCK Nhà nước phát huy được hết năng lực, khả năng của họ.
Mở rộng kênh thông tin cho nhà đầu tư: Cùng với sự phát triển của thị trường, ngày càng xuất hiện nhiều dạng vi phạm mới, tinh vi hơn, phức tạp hơn. Do đó, nhà đầu tư cũng cần phải được quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư. Cơ quan quản lý (ví dụ như cơ quan thống kê, phân tích) phải tạo điều kiện để nhà đầu tư có thể tiếp cận các thông tin được công bố. Các thông tin này phải được công bố như là cho thị
trường, chứ không phải cho chính phủ. Thông tin có thể miễn phí, có thể phải mua, nhưng nhà đầu tư được quyền tiếp cận chúng.
Xây dựng các văn bản làm cơ sở pháp lý cho cơ chế trao đổi thông tin giữa Bộ tài chính và các cơ quan quản lý Nhà nước.
Tăng cường sự phối hợp giữa UBCK Nhà nước và các hiệp hội ngành liên quan như hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam, hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam.
Hoàn chỉnh hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng thông tin định kỳ về BCTC của công ty niêm yết với thực trạng tại Việt Nam hiện nay: Hoàn thiện khung pháp lý là một trong những công cụ quan trọng nhất để Nhà nước thực hiện quản lý đối với TTCK. Đặc biệt, để chất lượng thông tin có hữu ích trong việc ra quyết định làm giảm RRTK, Cơ quan quản lý Nhà nước cần phải chú trọng quản lý chặt chẽ, hoàn thiện, thực hiện xử lý, giám sát nghiêm túc hơn nữa trong việc CBTT của các DN, góp phần nâng cao chất lượng thông tin định kỳ về BCTC của công ty niêm yết vì thực tế một thị trường muốn phát triển thì nhà đầu tư phải có niềm tin. Chẳng hạn như:
+ Ban hành các Thông tư, Nghị định phù hợp, tập trung để giải quyết những nút thắt, những điểm chưa phù hợp với thực tế TTCK Việt Nam.
+ Hoàn thiện quy trình, nội dung CBTT để có thể cải thiện cách truyền tải thông tin đến thị trường một cách nhanh nhất, không bị hiểu lầm, khúc xạ.
+ Có thể đưa nghĩa vụ CBTT thành luật, từ phía quản lý Nhà nước lẫn DN, bởi hàng hóa có chất lượng thì người mua phải biết thực hư về hàng hóa đó. Luật hóa nghĩa vụ CBTT phải minh bạch, được giám sát chặt chẽ. Cần đưa ra những quy định cụ thể, ví dụ như cấm thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành mua cổ phiếu quỹ trong thời gian đương nhiệm.
+ Cơ quan quản lý phải kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện yêu cầu thực hiện thông tin công bố và phương tiện, hình thức công bố thông tin của các công ty niêm yết có đúng với điều 3,4 của thông tư Số: 52/2012/TT-BTC hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Đối với nội dung thông tin định kỳ về BCTC: Nội dung thông tin định kỳ về BCTC phải công bố theo quy định còn một số bất cập như:
Hệ thống báo cáo chưa theo thông lệ Quốc tế. Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu chưa đươc trình bày thành một báo cáo riêng biệt theo thông lệ Quốc tế hay các báo cáo yêu cầu bắt buộc và không bắt buộc CBTT. Hiện nay các thông tin báo cáo chỉ yêu cầu bắt buộc CBTT của bản BCTC: cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh danh, lưu chuyển tiền tiện và thuyết minh BCTC. Nhìn chung, bốn bản báo cáo này đã thể hiện khá đầy đủ thông tin, kết quả kinh doanh của một DN nhưng có một số công trình nghiên cứu nước ngoài chứng minh rằng việc quản trị công ty càng tốt thì nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn, dẫn đến giá cổ phiếu sẽ gia tăng thêm nhiều hơn. Do đó, trong hệ thống kế toán nước ngoài, cụ thể là trong chuẩn mực kế toán Quốc tế VAS 33 có yêu cầu là bắt buộc phải báo cáo quản trị công ty. Ở Việt Nam hiện nay, các DN chưa bị bắt buộc phải báo cáo quản trị công ty vì cho rằng việc quản trị công ty ở Việt Nam còn quá thấp. Tuy nhiên theo luận văn, cần phải thêm báo cáo này vào hệ thống báo cáo bắt buộc của các công ty vì như đã đề cập ở trên, Việt Nam đang xu hướng hội tụ và đồng nhất các chuẩn mực kế toán và kiểm toán trên thế giới, điều này sẽ là một trong những điều cần làm để đạt được mục tiêu này nói chung, nâng cao được lòng tin của nhà đầu tư trong TTCK Việt Nam nói riêng.
Thông tin so sánh trên báo cáo còn giới hạn: Việc trình bày BCTC cho số liệu của hai năm như quy định hiện nay làm hạn chế về thông tin để nhà đầu tư có thể đánh giá xác thực hơn về khả năng và xu hướng phát triển của DN. Hiện nay, đa phần các BCTC của các DN trên TTCK quốc tế (ví dụ như Công ty Uniliver hay P&G) trình bày ba năm liên tục cho năm hiện tại và hai năm liền kế trước đó. Tương tự vậy, trên báo cáo thường niên, các số liệu tài chính quan trọng chỉ trình bày hai hoặc ba năm là rất hạn chế về ý nghĩa so sánh. Để đánh giá đầy đủ một DN, các nhà đầu tư cần đánh giá cá số liệu thuận tiện nhất cho việc so sánh của ít nhất là 4 -5 năm gần nhất, thậm chí là 10 năm. Cơ quan quản lý có thể xem xét tăng số năm
trình bày BCTC để có thể giúp ích cho nhà đầu tư trong quá trình đánh giá khả năng hoạt động, phát triển của DN và phù hợp với thông lệ Quốc tế.
Việc trình bày và tính toán một số chỉ tiêu trên báo cáo chưa phù hợp với thông lệ: Quy định việc trình bày bắt buộc một số thông tin thực sự rất hữu ích cho việc ra quyết định của nhà đầu tư. Ví dụ như Thuyết minh các khoản đầu tư tài chính tại Chỉ tiêu V.02 và V.13 trên Bản thuyết minh BCTC và việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Những thông tin này là cơ sở rất quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán, cũng như dự đoán EPS của công ty.
Các thông tin được công bố chưa phân định được bản chất, chất lượng cụ thể, thật sự của thông tin: Các thông tin được công bố ở Việt Nam thường nói rất chung chung. Qua BCTC, nhà đầu tư phải nhìn thấy được từng giá trị sản phẩm đã tạo ra thu nhập trên mỗi cổ phiếu như thế nào. Ví dụ ở nhiều thị trường nước ngoài, khi sản phẩm của DN chiếm từ 10% doanh thu trở lên thì phải công bố các chi tiết của đơn hàng đó. Còn ở Việt Nam, thông thường thông tin chỉ được công bố “một cục”, nhà đầu tư biết thông tin nhưng không hiểu bản chất của nó là gì. Vì vậy, người đầu tư cổ phiếu sẽ phòng ngừa rủi ro bằng cách chiết khấu vào trong giá. Thấy rủi ro cao thì người ta trả giá thấp. Nhà đầu tư càng nghi ngờ thì trả giá càng thấp. Do đó ta thấy rõ rằng, nếu thông tin không minh bạch thì dù có công bố lợi nhuận tốt, thị trường cũng dễ hoảng loạn. Vì vậy, cơ quan quản lý phải có quy định cụ thể hơn về các thông tin công bố, một số thông tin quan trọng phải được công bố chi tiết thì cơ quan quản lý cần có hướng dẫn cụ thể để DN có thể hướng theo đó mà thực hiện, giúp thông tin của DN trở nên rõ ràng hơn và gú[ DN hiểu rằng minh bạch thông tin vừa là nghĩa vụ vừa là lợi ích của chính DN.
+ Đối với lỗ hổng về tính trung thực của thông tin công bố, khi có sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm toán: Hiện nay việc thay đổi số liệu trước và sau khi kiểm toán diễn ra thường xuyên ở các công ty niêm yết. Trong đó có nhiều chỉ tiêu bị thay đổi rất nhiều. Điển hình là việc giảm lợi nhuận trước và sau khi CBTT. Trong số các công ty bị giảm lợi nhuận “chóng mặt” thì Công ty cổ phần tập đoàn Sara (SRB) đứng đầu, với tỷ lệ hơn 60%. Lợi nhuận sau thuế của SRB chỉ
còn 1,4 tỷ đồng so với trên 3,7 tỷ trước đó. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chênh lệch được kiểm toán đưa ra là việc trích lập dự phòng của các khoản đầu tư dài hạn; công nợ chưa được đối chiếu đầy đủ…Thậm chí, có trường hợp chuyển từ lãi sang lỗ như trường hợp của Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô, lợi nhuận sau thuế 2010 trước kiểm toán là 473,6 triệu đồng như theo BCTC sau kiểm toán thì lỗ đến 74,3 tỷ đồng. Chênh lệch số liệu lợi nhuận trước và sau kiểm toán là điều vẫn thường diễn ra. Tuy nhiên, việc ngày càng có nhiều công ty bị giảm doanh thu, giảm lợi nhuận sau kiểm toán quá nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đồn vốn của nhà đầu tư, khiến môi trường đầu tư chứng khoán rủi ro hơn, ít nhiều làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư dù sự thường xuyên thay đổi vì mục đích là CBTT để làm đẹp BCTC hay vô tình, nhầm lẫn, hiểu sai,..cũng như nhau. Thậm chí có công ty chỉ trích lập dự phòng ngắn hạn mà không trích lập dự phòng dài hạn. Việc cố tình “quên” các khoản mục quan trọng này đã khiến nhiều nhà đầu tư tưởng rằng công ty làm ăn có lãi nhưng rất có thể là “lời ảo, lỗ thật”. Như vậy, để tăng cường vai trò của chất lượng TTKT, Cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các DN, đồng thời là phải chuẩn hóa BCTC trên các mặt nội dung, hình thức trình bày thông tin, vấn đề CBTT và chất lượng thông tin công bố cho các đối tượng sử dụng, đặc biệt phải chú trọng đến việc hòa thiện môi trường pháp lý về mặt kế toán, trong đó phải nhanh chóng sửa đổi, hoàn thiện Luật kế toán và tích cực nghiên cứu để ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DN.
+ Đối với việc kiểm soát Giám sát công bố thông tin: hiện nay theo quy định, các công ty lớn thì mới cần có báo cáo bán niên, báo cáo quý, còn các công ty nhỏ thì chỉ yêu cầu BCTC năm kiểm toán thôi. Hiện nay các DN Việt Nam chủ yếu chỉ công bố báo cáo kiểm toán của năm đó mà thôi. Tuy nhiên, thực trạng chung ở Việt Nam là các thông tin trước và sau khi công bố thông tin tài chính có sự điều chỉnh quá lớn và thời gian cho phép các DN công bố được điều chỉnh lại quá dài so với tình hình đầu tư chứng khoán chung tại Việt Nam. Ví dụ về công ty Dược Viễn Đông DVD là một điển hình cụ thể nhất. Công ty này trước khi phá sản BCTC cực
kỳ đẹp, còn có quyết định mua lại công ty Dược Hậu Giang nữa nhưng khi đưa ra thông tin rồi thì công ty này lại phá sản Điều này dẫn đến tình trạng nhiều nhà đầu tư bị lỗ nặng do chỉ dựa vào các thông tin ban đầu DN công bố. Do đó, cần phải cân nhắc, điều chỉnh hợp lý hơn về việc công bố BCTC quý hay bán niên của các công ty tại Việt Nam.
+ Phải xử lý mạnh tay hơn đối với trường hợp vi phạp đưa ra thông tin BCTC sai. Mức phạt hiện nay không đủ để răn đe các công ty có hành động công bố sai lệch vì mức phạt quá nhẹ so với khoảng lợi mà công ty có được khi đưa thông tin sai lệch đó ra ngoài thị trường. Do đó, chế tài chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính sẽ không đủ răn đe. Cơ quan quản lý có thể cân nhắc, đưa ra trường hợp cụ thể để áp dụng cả chế tài rút giấy phép hoạt động đối với một số DN cố tình vi