Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 86)

4.3.1.1 Trình độ dân trí

Trình độ dân trí là một trong những yếu tổảnh hưởng nhiều nhất đến sự tham gia của người dân. Công tác đào tạo, tập huấn cho người dân nông thôn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người dân thấp, kiến thức về quản lý của cán bộ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới còn chưa cao. Trong khi đó một phần tầng lớp thanh niên trí thức nông thôn được đào tạo không muốn trở về gắn bó xây dựng nông thôn.

Ngoài ra, vai trò chủđạo của người dân trong phát triển nông thôn chưa được phát huy đúng mức, chưa được đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng như: họp và trao đổi ý kiến, xây dựng và đề xuất dự án, tham gia xây dựng kế hoạch phát triển, thực hiện vai trò theo dõi, giám sát cơ chế gắn kết các nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội tạo thành sức mạnh tổng hợp có tính bền vững.

Một số hộ khi tham gia các hoạt động trong mô hình nông thôn mới chỉ theo kinh nghiệm của bản thân chứ không theo cơ sở khoa học. Ví dụ như khi họ tham gia vào việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện đều theo kinh nghiệm của họ, đa số các chủ hộ có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn thấp.

Bảng 4.13: Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ

Đơn vị tính: hộ

STT Xã Số hộ

điều tra

Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Chưa qua đào tạo Sơ cấp, trung cấp CĐ – ĐH 1 Yên Bình 30 4 16 10 17 8 5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 78  2 Yên Sơn 30 14 12 4 21 8 1 3 Đông Sơn 30 11 14 5 22 6 2 4 Quang Sơn 30 8 16 6 19 10 1 Tổng 120 37 58 25 79 32 9 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng 4.14 trên ta thấy số chủ hộ được học hết cấp 3 chỉ chiếm 20,83%, các chủ hộ có trình độ chuyên môn CĐ – ĐH chỉ chiếm 7,5% trong tổng số các hộ điều tra. Qua đó cho ta thấy rằng, trình độ văn hóa ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành chỉ tiêu trong quá trình xây dựng nông thôn mới của các địa phương. Trình độ cao thì nhận thức cao, ý thức tham gia và chấp hành các quy định, cũng như khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra phương hướng hành động của địa phương sẽ hiệu quả hơn so với những địa phương có trình độ văn hóa thấp. Do đó, một trong những công việc quan trọng trong việc nâng cao khả năng tham gia của người dân và nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới là nâng cao trình độ văn hóa cho các hộ dân để tiếp thu và tuyên truyền có hiệu quả

4.3.1.2 Ý thức của người dân

Đây là yếu tố thứ hai được đa số người dân đánh giá là có ảnh hưởng tới sự tham gia của họ trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn các xã. Mô hình mới được xây dựng do vậy vẫn chưa có tác động lớn đến ý thức của nông dân, một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của lãnh đạo địa phương, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và của Nhà nước.

Sự tham gia của người dân ở các xã tuy đã có nhưng còn chưa cao, vẫn còn tâm lý chờ đợi từ sự hỗ trợ của bên ngoài là phổ biến, chưa tạo cho người dân kiến thức và thói quen trong quyết định và lựa chọn những việc thiết thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 79 

để phát triển cộng đồng.

4.3.1.3 Kinh tế của hộ

Kinh tế hộ cũng là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc tham gia vào các quá trình xây dưng nông thôn mới. Tùy thuộc vào các công trình, mô hình... có thể mức đóng góp của người dân sẽ khác nhau. Đa số người dân nông thôn đời sống kinh tế còn khó khăn nhưng vì những lợi ích chung của cộng đồng họ đã cố gắng đóng góp một phần vào những công việc chung của thôn, xóm, cũng như của xã.

Bảng 4.14: Thu nhập bình quân đầu người năm 2013

STT Xã Thu nhập bình quân (triệu đồng/năm) 1 Yên Bình 20,1 2 Yên Sơn 14,76 3 Đông Sơn 13,5 4 Quang Sơn 14,8

(Nguồn: Báo cáo nông thôn mới các xã)

Mức thu nhập này mới chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Bên cạnh đó, mức chênh lệch giữa các nhóm hộ giàu và nghèo ở các xã vẫn còn khá cao. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn có dáng dấp của một nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, chưa được quy hoạch, lực lượng lao động trẻ, khỏe có kỹ thuật vẫn còn xu hướng rời xa quê hương, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, người dân chưa quen với việc sản xuất hàng hóa.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia của người dân nông thôn vào các phong trào của thôn, xóm trong đó có chương trình xây dựng nông thôn mới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 80 

4.3.1.4 Kinh phí hoạt động hạn hẹp

Tổ chức hoạt động của Ban quản lý xây dựng nông thôn gặp nhiều khó khăn do kinh phí dành cho các hoạt động xây dựng nông thôn mới còn hạn hẹp, trong khi các hoạt động đề ra lại tốn khá nhiều kinh phí. Những thành viên của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cũng chỉ được trợ cấp một phần nhỏ, điều này cũng ảnh hưởng đến sự nhiệt tình tham gia đóng góp công sức của bản thân từng thành viên, của cộng đồng trong công cuộc phát triển làng xã.

Nguồn kinh phí Nhà nước, tỉnh, thị xã hỗ trợ chiếm 62,47% trong tổng số nguồn vốn chi cho các hoạt động xây dựng mô hình nông thôn mới. Điều này tương đương với việc nguồn kinh phí mà người dân đóng góp vẫn còn khá cao, khiến người dân khá dè dặt trong việc đóng góp tiền của. Mặt khác, khi người dân tham gia vào Ban quản lý xây dựng nông thôn mới họ cũng không được hỗ trợ gì, làm giảm sự nhiệt tình của họ.

Một phần của tài liệu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 86)