Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong

Một phần của tài liệu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 25)

dng nông thôn mi

2.1.5.1 Các yếu tố khách quan

¾ T chc trin khai

Chương trình XDNTM là chương trình mang tính toàn dân, do đó trong quá trình triển khai thực hiện cần huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư thực hiện; tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án đã có trên địa bàn với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 17 

việc huy động nội lực của cộng đồng và ngân sách hàng năm của các cấp bố trí đầu tư trực tiếp cho chương trình XDNTM. Ngoài ra, các địa phương cần có giải pháp vận động các doanh nghiệp chung sức XDNTM. Ưu tiên nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất, từ ngân sách của các huyện, thị xã để đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm sớm đạt các tiêu chí của xã nông thôn mới theo chỉ tiêu đã đặt ra. Lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến ngư để xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả cao. Tiếp tục tổ chức chương trình truyền thông tuyên truyền, cổ động các nội dung, mục tiêu cơ bản của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến tận cộng đồng cư dân nông thôn; phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn dân; chỉ đạo tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể ở cơ sở tham gia tuyên truyền vận động phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình.

¾ Nhn thc ca cán b các cp

Trong chương trình xây dựng NTM nhận thức của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả của chương trình. Cán bộ cần nhận thức, xây dựng NTM là chương trình phát triển nông thôn toàn diện, bền vững với mục đích nâng cao cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; hiểu rõ chương trình xây dựng NTM không phải là dự án xây dựng cơ bản mà là một chương trình phát triển tổng hợp về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội; hiểu rõ vai trò của cộng đồng là chủ thể xây dựng NTM tại địa bàn, lấy nội lực là căn bản, hiểu kỹ nội dung, phương pháp, cách làm và tự tin đứng lên làm chủ, tự giác tham gia và sáng tạo trong tổ chức thực hiện.

¾ Công tác tuyên truyền về xây dựng NTM

Công tác tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 18 

thôn mới, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới. Trong tuyên truyền, phải làm rõ được yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng nông thôn mới; những đặc trưng, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới; tiêu chí nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015; những nội dung cơ bản của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phương pháp huy động vốn, các cơ chế chính sách trong xây dựng nông thôn mới...

2.1.4.2 Các yếu tố chủ quan

¾ Nhn thc ca người dân v xây dng NTM

Xây dựng NTM là vấn đề thiết thực nhằm nâng cao đời sống của nông dân, nhưng hiện nay thiếu sự vào cuộc của người dân. Qua tìm hiểu cho thấy một bộ phận người dân tại địa phương nhận thức về xây dựng nông thôn mới rất hạn chế, mơ hồ, thậm chí họ cho rằng xây dựng nông thôn mới là làm cho chính quyền nhà nước, là làm dự án chứ không phải làm cho chính mình, họ sợ phải đóng góp công sức, tiền bạc để xây dựng các hạng mục đạt tiêu chuẩn NTM.

Hiện nay tại nhiều địa phương, huyện, xã hô hào xây dựng NTM nhưng người dân không biết NTM là gì. Trong khi đó, xây dựng NTM ở một số vùng có rất nhiều khó khăn mà không giải quyết một sớm một chiều được, như các tiêu chí điện, đường giao thông, chợ, nhà văn hóa…

Như vậy thực tế đặt ra trước mắt đó là cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân trong xã thấu hiểu và đồng lòng thống nhất phát huy nội lực của mình, tự mình làm chủ, lúc đó chương trình NTM mới gọi là thành công.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 19 

¾ Điu kin v kinh tế ca người dân

Mục tiêu xây dựng NTM không phải chỉ là điện, đường, trường, trạm, là cơ sở hạ tầng, mà cái chính là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Mọi việc làm đều phải hướng vào mục tiêu này, trong đó nông dân phải là chủ thể. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn cho xây dựng NTM, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương phải tìm nguồn. Cơ sở chủ yếu là từ nguồn của địa phương như quỹ đất, cơ sở vật chất, nội lực của người dân, nhưng không phải địa phương nào cũng có nhiều điều kiện thuận lợi. Hiện nay, kiến trúc ở nông thôn rất lộn xộn, chắp vá, một số xã thiếu quỹ đất để xây dựng các công trình công cộng. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều khó khăn. Hệ thống kênh mương, đê điều, thủy lợi xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người thấp....

Như vậy, để xây dựng thành công mô hình NTM cần khắc phục những khó khăn về nguồn vốn hỗ trợ, huy động sức dân làm các công trình hạ tầng. đây là tiêu chí đòi hỏi phải đầu tư kinh phí rất cao, mỗi công trình ước đến hàng tỷđồng. Do đó, Ban quản lý xây dựng NTM xã cần có sự phối hợp với các thôn có công trình xây mới kiên trì vận động, đả thông tư tưởng để người dân thấy rõ lợi ích đi đôi với nghĩa vụ, muốn xây dựng thành công NTM phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Việc đóng góp và sử dụng nguồn vốn phải được công khai, thông báo trên loa truyền thanh để người dân thấy rõ hiệu quả và trực tiếp giám sát

Một phần của tài liệu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 25)