Ở các xã đã thành lập Ban giám sát đầu tư cộng đồng tạo cơ chế để nhân dân được tham gia giám sát, hạn chế những sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện các công trình, dự án. Thực hiện nhiệm vụ giám sát đầu tư xây dựng đối với các công trình xây dựng tại địa phương làm giảm tình trạng thất thoát trong đầu tư xây dựng. Các công trình xây dựng dưới sự giám sát của cộng đồng, mà đại diện là Ban thanh tra nhân dân xã, thôn được thi công xây dựng đảm bảo đúng tiến độ và đảm bảo về chất lượng. Mỗi xã lập một ban thanh tra nhân dân riêng, gồm từ 8 - 14 thành viên. Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra, giám sát các hoạt động thi công công trình NTM.
Bảng 4.9: Người dân tham gia giám sát công trình NTM năm 2013
TT Xã
Số ban thanh tra nhân dân
(ban) Số hộ NC tham gia ban TTND (hộ) Số công trình được giám sát 1 Yên Bình 1 3 2 2 Đông Sơn 1 6 3 3 Quang Sơn 1 5 3 4 Yên Sơn 1 4 2 Tổng 4 18 10
Nguồn: BCĐ xây dựng NTM các xã và số liệu điều tra
Ban thanh tra nhân dân phân công nhiệm vụ chi tiết cho từng cá nhân phối hợp cùng nhân dân thực hiện tốt các công việc được giao. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ phân công, Ban thanh tra nhân dân còn khảo sát thực tế, đôn đốc các đơn vị thi công, thực hiện nhanh, đảm bảo tiến độ bàn giao công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 71
trình. Bên cạnh đó, các thành viên trong Ban thanh tra còn giải thích cho dân hiểu, tổ chức hội họp để triển khai cũng như hướng dẫn người dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 72
4.2.5 Sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác và sử dụng
Trong quá trình nghiệm thu có nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn và tổng thể. Kết quả của quá trình nghiệm thu được thể hiện trên biên bản, có chữ ký và xác nhận giữa các bên chức năng, trong đó có chính quyền địa phương, ban thanh tra nhân dân - những người đại diện cho người dân trong quá trình kiểm tra, giám sát. Sau nghiệm thu tổng thể, các công trình được bàn giao lại cho địa phương quản lý, khai thác và sử dụng. Người dân chính là những người trực tiếp quản lý và sử dụng các công trình đó để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất hàng ngày.
Trong ba năm qua, từ năm 2011 đến hết năm 2013 nhiều công trình đã được khởi công xây dựng, cải tạo, nâng cấp và đến nay đã đi vào sử dụng, đã tạo ra những thuận lợi trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày cho người dân: Các nhà văn hóa các xã, nhà văn hóa các thôn, bê tông hóa đường làng ngõ xóm thuận tiện trong giao thông, cứng hóa kênh mương, khơi thông dòng chảy để thúc đẩy sản xuất phát triển…
Được sự hỗ trợ xi măng làm đường từ nguồn ngân sách tỉnh, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các xã của thị xã đã tích cực phát huy nội lực thông qua các hình thức: huy động nhân dân đóng góp kinh phí, sức lao động, hiến đất, chặt cây, phá cổng rỡ tường rào mở rộng mặt đường theo quy hoạch và đề án được phê duyệt. Tất cả tuyến đường xây dựng đều được kiểm tra, giám sát bởi các Ban giám sát cộng đồng nên chất lượng công trình được bảo đảm, tạo được sự phấn khởi và đồng thuận trong nhân dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 74
Bảng 4.10: Tỷ lệ đường giao thông được bê tông hóa, cứng hóa đến hết năm 2013 Tiêu chí Chỉ tiêu chung ĐBSH
Xã Yên Bình Xã Đông Sơn Xã Quang Sơn Xã Yên Sơn
Kết quảđạt được Đánh giá Kết quả đạt được Đánh giá Kết quả đạt được Đánh giá Kết quả đạt được Đánh giá Giao thông Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn 100% 56,09 Chđạưt a 87,7 Chđạưt a 100 Đạt 68 Chđạưt a Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn 100% 96,5 Chđạưt a 76,2 Chđạưt a 92,8 Chưa đạt 35 Chđạưt a Tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và không lầy lội trong mùa mưa. 100% 100 Đạt 99,3 Chđạưt a 84,1 Chưa đạt 73,8 Chđạưt a Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện 100% 100 Đạt 0 Chđạưt a 9,7 Chưa đạt 0 Chđạưt a
(Nguồn: Báo cáo NTM các xã) Tính đến hết năm 2013, tỷ lệđường làng ngõ xóm của Yên Bình được bê tông hóa và cứng hóa đạt xấp xỉ 100%, cơ bản đạt so với tiêu chí, do là xã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 75
điểm nên Yên Bình được Tỉnh và thị xã cũng như chính quyền địa phương tập trung đầu tư nhiều hơn so với các xã khác tập trung vềđích năm 2014.
4.2.6 Sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các làng nghề, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sự gia tăng dân số… đã làm vấn đề ô nhiễm môi trường tỉnh nói chung, trên địa bàn thị xã Tam Điệp nói riêng trở nên nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường nước do nguồn nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra môi trường (cánh đồng, ao, hồ); ô nhiễm không khí do bụi tại các làng nghề; ô nhiễm do nguồn rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất đổ ra ven các trục đường, cạnh các ao, hồ, cánh đồng… Trước tình hình đó, UBND thị xã quyết định đầu tư khu tập kết rác thải tập trung tại các xã, thôn. đầu tư mỗi thôn một bãi tập kết rác thải. Các bãi rác được quy hoạch xa khu dân cư, xung quanh trồng nhiều cây xanh, có bờ ngăn rác và nước tràn ra ngoài. Sau đó được Công ty Môi trường đô thị thị xã tập trung trở vào nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình đóng tại địa bàn thị xã.
Bảng 4.11: Số công trình tập kết rác thải trên địa bàn năm 2013
TT Xã Số bãi tập kết (bãi) Số tiền đóng góp VSMT (đồng/hộ/tháng) Tỷ lệ hộ đóng góp tiền VSMT (%) Số người tham gia đội VSMT (người) 1 Yên Bình 3 6.000 100 14 2 Đông Sơn 4 5.500 100 24 3 Quang Sơn 5 5.000 100 22 4 Yên Sơn 4 4.000 100 20 (Nguồn: BCĐ xây dựng NTM các xã) Tại các xã, các đội vệ sinh môi trường được thành lập theo thôn. Kinh phí duy trì hoạt động của các đội vệ sinh môi trường do người dân đóng góp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 76
theo mức từ 4.000 đồng đến 6.000 đồng/hộ/tháng. Ngoài ra, nhiều người dân trong thôn, xóm có ý thức chủ động thường xuyên quét dọn đường làng, ngõ xóm xung quanh khu vực gia đình mình. đặc biệt chi đoàn thanh niên cùng Hội phụ nữ các thôn có tổ chức lao động tình nguyện vì môi trường xanh - sạch - đẹp. Đây là hoạt động được tổ chức thường xuyên.
4.3. Các yếu tốảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở thị xã Tam Điệp nông thôn mới ở thị xã Tam Điệp
Sau hơn 3 năm triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn thị xã Tam Điệp đã đạt được không ít kết quả tốt, tuy nhiên cũng có những khó khăn ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình. Đặc biệt có những khó khăn ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại các xã.
Bảng 4.12: Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới
STT Khó khăn, hạn chế Số lượng (%) 1 Trình độ dân trí 80 2 Ý thức của người dân 70,83 3 Kinh tế hộ 60,8 4 Kinh phí hạn hẹp 54,17 5 Cơ chế, chính sách của Nhà nước 30 6 Cơ sở hạ tầng 26 7 Trình độ của cán bộ cơ sở 20
(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra hộ)
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới theo các mức độ khác nhau, có yếu tố ảnh hưởng nhiều, có yếu tố ảnh hưởng ít. Sau đây là một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 77
mới trên địa bàn các xã:
4.3.1 Các yếu tố chủ quan
4.3.1.1 Trình độ dân trí
Trình độ dân trí là một trong những yếu tổảnh hưởng nhiều nhất đến sự tham gia của người dân. Công tác đào tạo, tập huấn cho người dân nông thôn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người dân thấp, kiến thức về quản lý của cán bộ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới còn chưa cao. Trong khi đó một phần tầng lớp thanh niên trí thức nông thôn được đào tạo không muốn trở về gắn bó xây dựng nông thôn.
Ngoài ra, vai trò chủđạo của người dân trong phát triển nông thôn chưa được phát huy đúng mức, chưa được đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng như: họp và trao đổi ý kiến, xây dựng và đề xuất dự án, tham gia xây dựng kế hoạch phát triển, thực hiện vai trò theo dõi, giám sát cơ chế gắn kết các nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội tạo thành sức mạnh tổng hợp có tính bền vững.
Một số hộ khi tham gia các hoạt động trong mô hình nông thôn mới chỉ theo kinh nghiệm của bản thân chứ không theo cơ sở khoa học. Ví dụ như khi họ tham gia vào việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện đều theo kinh nghiệm của họ, đa số các chủ hộ có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn thấp.
Bảng 4.13: Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ
Đơn vị tính: hộ
STT Xã Số hộ
điều tra
Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Chưa qua đào tạo Sơ cấp, trung cấp CĐ – ĐH 1 Yên Bình 30 4 16 10 17 8 5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 2 Yên Sơn 30 14 12 4 21 8 1 3 Đông Sơn 30 11 14 5 22 6 2 4 Quang Sơn 30 8 16 6 19 10 1 Tổng 120 37 58 25 79 32 9 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng 4.14 trên ta thấy số chủ hộ được học hết cấp 3 chỉ chiếm 20,83%, các chủ hộ có trình độ chuyên môn CĐ – ĐH chỉ chiếm 7,5% trong tổng số các hộ điều tra. Qua đó cho ta thấy rằng, trình độ văn hóa ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành chỉ tiêu trong quá trình xây dựng nông thôn mới của các địa phương. Trình độ cao thì nhận thức cao, ý thức tham gia và chấp hành các quy định, cũng như khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra phương hướng hành động của địa phương sẽ hiệu quả hơn so với những địa phương có trình độ văn hóa thấp. Do đó, một trong những công việc quan trọng trong việc nâng cao khả năng tham gia của người dân và nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới là nâng cao trình độ văn hóa cho các hộ dân để tiếp thu và tuyên truyền có hiệu quả
4.3.1.2 Ý thức của người dân
Đây là yếu tố thứ hai được đa số người dân đánh giá là có ảnh hưởng tới sự tham gia của họ trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn các xã. Mô hình mới được xây dựng do vậy vẫn chưa có tác động lớn đến ý thức của nông dân, một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của lãnh đạo địa phương, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và của Nhà nước.
Sự tham gia của người dân ở các xã tuy đã có nhưng còn chưa cao, vẫn còn tâm lý chờ đợi từ sự hỗ trợ của bên ngoài là phổ biến, chưa tạo cho người dân kiến thức và thói quen trong quyết định và lựa chọn những việc thiết thực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 79
để phát triển cộng đồng.
4.3.1.3 Kinh tế của hộ
Kinh tế hộ cũng là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc tham gia vào các quá trình xây dưng nông thôn mới. Tùy thuộc vào các công trình, mô hình... có thể mức đóng góp của người dân sẽ khác nhau. Đa số người dân nông thôn đời sống kinh tế còn khó khăn nhưng vì những lợi ích chung của cộng đồng họ đã cố gắng đóng góp một phần vào những công việc chung của thôn, xóm, cũng như của xã.
Bảng 4.14: Thu nhập bình quân đầu người năm 2013
STT Xã Thu nhập bình quân (triệu đồng/năm) 1 Yên Bình 20,1 2 Yên Sơn 14,76 3 Đông Sơn 13,5 4 Quang Sơn 14,8
(Nguồn: Báo cáo nông thôn mới các xã)
Mức thu nhập này mới chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Bên cạnh đó, mức chênh lệch giữa các nhóm hộ giàu và nghèo ở các xã vẫn còn khá cao. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn có dáng dấp của một nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, chưa được quy hoạch, lực lượng lao động trẻ, khỏe có kỹ thuật vẫn còn xu hướng rời xa quê hương, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, người dân chưa quen với việc sản xuất hàng hóa.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia của người dân nông thôn vào các phong trào của thôn, xóm trong đó có chương trình xây dựng nông thôn mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 80
4.3.1.4 Kinh phí hoạt động hạn hẹp
Tổ chức hoạt động của Ban quản lý xây dựng nông thôn gặp nhiều khó khăn do kinh phí dành cho các hoạt động xây dựng nông thôn mới còn hạn hẹp, trong khi các hoạt động đề ra lại tốn khá nhiều kinh phí. Những thành viên của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cũng chỉ được trợ cấp một phần nhỏ, điều này cũng ảnh hưởng đến sự nhiệt tình tham gia đóng góp công sức của bản thân từng thành viên, của cộng đồng trong công cuộc phát triển làng xã.
Nguồn kinh phí Nhà nước, tỉnh, thị xã hỗ trợ chiếm 62,47% trong tổng số nguồn vốn chi cho các hoạt động xây dựng mô hình nông thôn mới. Điều này tương đương với việc nguồn kinh phí mà người dân đóng góp vẫn còn khá cao, khiến người dân khá dè dặt trong việc đóng góp tiền của. Mặt khác, khi người dân tham gia vào Ban quản lý xây dựng nông thôn mới họ cũng không được hỗ trợ gì, làm giảm sự nhiệt tình của họ.
4.3.2 Các yếu tố khách quan
4.3.2.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước
Vai trò lãnh đạo, định hướng của Đảng là kim chỉ nam để thực hiện thắng lợi 3 mục tiêu cốt yếu cho nông dân: Trở thành lực lượng lao động tiên tiến, là lực lượng chính trị vững mạnh và phát triển mạnh mẽ, có những thay đổi về chất. Trước hết, Nhà nước phải có chính sách phát triển nông thôn toàn diện, không phải chỉ tập trung vào nông nghiệp. Thứ hai, Nhà nước phải hỗ trợ việc tăng cường năng lực hơn nữa cho người dân có thể tham gia vào việc phát triển nông thôn, xây dựng các thể chế nông thôn dựa vào cộng đồng: HTX và các tổ chức dân sự, nghề nghiệp của nông dân.
4.3.2.2 Trình độ phát triển kinh tế xã hội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế