ở thị xã Tam Điệp.
Trong xây dựng nông thôn mới, tôi nghiên cứu sự tham gia người dân trong các hoạt động cụ thể trong mối quan hệ phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 59
Một là: Sự tham gia của người dân được xem xét ở mực độ tham gia vào từng công việc, từng hoạt động cụ thể mà các chương trình, dự án trước đây mà người dân không có cơ hội tham gia.
Hai là: Sự tham gia của người dân được xem xét ở mức độ tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật thông qua các hoạt động tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực về mọi mặt cho người dân.
Ba là: Sự tham gia của người dân được phản ánh qua mức độ tăng thu nhập, tăng lợi ích được hưởng thông qua các hoạt động đầu tư, được thể hiện qua quá trình phân cấp, phân quyền, nhất là phân quyền tự quyết trong các hoạt động đầu tư của thôn. Mức độ phân quyền đó được phản ánh bằng số liệu kinh tế, các kết quả mà nông dân tạo lập từ thực hiện mô hình, năng lực quản lý, sử dụng công trình và khả năng đa dạng hóa thu nhập ở nông thôn.
Bốn là: Sự tham gia của người dân được thể hiện thông qua việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội, giảm bất công bằng ở nông thôn; huy động phụ nữ và những người dễ bị tổn thương tham gia vào quá trình lập kế hoạch phát triển thôn, xóm và quá trình thực hiện các hoạt động trong kế hoạch, tạo khả năng nâng cao tính bền vững phát triển nông thôn.
Sự tham gia của người dân trong trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới: 1. Tham gia thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, các tiểu ban NTM thôn, xóm; 2. Tham gia tích cực trong xây dựng, lập kế hoạch, quy hoạch thôn trong xây dựng NTM; 3. Tham gia phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất: tham gia tập huấn, đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất; tham gia các tổ chức sản xuất (HTX, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế…); 4. đóng góp nguồn lực (kinh phí, ngày công lao động,…); 5. Tham gia giám sát (thi công, sản xuất…); 6. Quản lý, khai thác, sử dụng công trình…