Điển hình một mô hình xây dựng nông thôn mới có sự tham gia

Một phần của tài liệu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 41)

người dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 33 

phương đầu tiên trên cả nước thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thực hiện Chương trình số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành uỷ TP Hồ Chí Minh về thực hiện nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND TP Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chương trình thí điểm xây dựng mô hình xã nông thôn mới tại xã Tân Thông Hội trên các tư tưởng chỉđạo trên và xuất phát từ thực tiễn đã đạt được kết quảđáng khích lệ.

Sau 2 năm triển khai thực hiện thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, xã Tân Thông Hội có 15 trong số 19 tiêu chí hoàn thành. Trong đó, các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, nhà ở, xóa hộ nghèo… đều cơ bản đạt và vượt so với yêu cầu. Toàn xã có 125 con đường lớn, nhỏ với tổng chiều dài 81km, trong đó 13km đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa; 58km đường trục ấp, liên ấp được nhựa hóa và trải cấp phối. Hệ thống trường học của Tân Thông Hội khá hoàn chỉnh ở tất cả các cấp từ Mầm non, Tiểu học, THCS đến THPT. Xã có một trạm y tếđạt chuẩn quốc gia với 10 giường bệnh và 7 y - bác sĩ. Hàng năm, tổ chức khám và cấp thuốc cho khoảng 18.000 lượt người. Xã có bưu điện văn hóa đạt chuẩn. Bình quân cứ ba hộ dân thì có một hộ có điện thoại cốđịnh. Cả xã có 645 bộ máy vi tính, trong đó 160 máy có kết nối internet. Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn xã không xảy ra trọng án, khiếu kiện đông người. Các hộ dân đều dùng nước giếng khoan ở tầng nước đạt chuẩn vệ sinh. Một nửa số hộ xây dựng đủ ba công trình nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước đạt chuẩn. Các hộ chăn nuôi đã xây dựng hầm biogas và có cách xử lý rác thải hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất không có rác thải nguy hại cho môi trường. Đó là những kết quả đạt được từ chương trình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 34 

xây dựng nông thôn mới mà Tân Thông Hội được chọn thí điểm triển khai. Theo Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình xây dựng nông thôn mới, một trong những yếu tố tạo nên thành công ban đầu của chương trình là đã huy động được sự tham gia đóng góp của người dân. Điều này thể hiện rất rõ trong việc xây dựng hạ tầng. Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Hồ Xuân Hùng cho biết, hầu hết các xã đã huy động được nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án xây dựng hệ thống hạ tầng trên địa bàn. Bước đầu tạo sự chuyển biến rõ rệt và cải thiện điều kiện sản xuất, văn hóa, sinh hoạt cho bà con, tạo niềm tin, động lực cho người dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

Mô hình nông thôn mới tại xã Tân Thông Hội là mô hình đáng để cho các địa phương khác học tập và cần được nhân rộng ra trong cả nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 35  Phần 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm cơ bản của thị xã Tam Điệp 3.1.1 Điu kin t nhiên

Thị xã Tam Điệp được thành lập ngày 17/12/1982 theo Quyết định số 200/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Tam Điệp là Thị xã miền núi nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Ninh Bình trên trục Quốc lộ 1A, là nơi giao lưu giữa phía Bắc Trung Bộ và phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Cách Thủ đô Hà Nội 105 km về phía Nam, cách Thành phố Ninh Bình 12 km, Thị xã Tam Điệp nằm gần các trung tâm công nghiệp lớn như Thị xã Bỉm Sơn, Thành phố Ninh Bình...

Phía Bắc - Đông Bắc giáp huyện Nho Quan và Hoa Lư Phía Đông - Đông Nam giáp huyện Yên Mô

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 36 

Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hoá).

Thị xã có 12 km đường Quốc lộ 1A, 8 km đường quốc lộ 12B đi Nho Quan, Hoà Bình và 11km đường sắt Bắc - Nam chạy qua (với 2 Ga: Ga Ghềnh, Ga Đồng Giao) rất thuận cho giao thông và phát triển kinh tế - xã hội.

Tam Điệp là thị xã miền núi phía nam của tỉnh Ninh Bình. Đây là thị xã nằm ở vị trí cửa ngõ miền Bắc Việt Nam, có vai trò là trung tâm vùng Nam Bắc Bộ. Tam Điệp là một địa danh cổ, có nhiều di chỉ khảo cổ học và cũng là vùng đất có vị trí quan trọng về quân sự qua các thời kỳ.

Theo quy hoạch đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, thị xã Tam Điệp sẽ trở thành đô thị loại 3 vào năm 2012 và sau đó sẽđược nâng cấp lên đô thị loại 2 vào năm 2020

Thị xã Tam Điệp có diện tích 110,9 km² với dân số 55.098 người (thống kê 2011) gồm 5 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn, Tây Sơn, Tân Bình và 4 xã: Quang Sơn, Yên Bình, Yên Sơn, Đông Sơn.

Thị xã Tam Điệp thuộc vùng bán sơn địa, có địa hình phức tạp, nhiều núi đá vôi, đồi dốc, ruộng trũng. Cao độ địa hình dao động từ +4 đến +53m, địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trung bình 70 - 110. Vùng đất trũng xen kẽ núi đá vôi: bao gồm các xã Yên Sơn, Yên Bình, Đông Sơn, là vùng trồng lúa của Thị xã, với tổng diện tích đất trồng lúa hiện nay trên 1.450 ha. Vùng đồi: Diện tích 3.525 ha, là vùng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất của Thị xã, thuộc nhóm đất Feralit đỏ, vàng rất thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Trước kia được khai thác trồng cà phê, chè, cây màu; hiện nay đang hình thành vùng cây ăn quả tập trung, trồng dứa, ngô rau, lạc tiên cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đồ hộp xuất khẩu. Vùng núi đá vôi: Diện tích 2.323,6 ha (chiếm 21% diện tích tự nhiên), là một phần của dãy núi Biện Sơn - Tam Điệp, đây là khu vực có trữ lượng lớn về đá vôi và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 37 

đôlômít, là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng như: Xi măng và một số hoá chất công nghiệp.

Khí hậu của Thị xã Tam Điệp là khí hậu thuộc tiểu vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Hàng năm chịu ảnh hưởng từ 2 - 4 cơn bão. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,20C, độ ẩm trung bình 81,2%, lượng mưa trung bình 1.786,2 mm/năm, số giờ nắng trung bình 1.600h.

Tài nguyên khoáng sản: Đá vôi trữ lượng 3 tỷ m3, có hàm lượng Đôlômít cao dùng để làm phụ gia cho xi măng, gạch chịu lửa, phụ gia sản xuất gạch Granít. Mỏ Đôlômít ở Nam Sơn trữ lượng 1 triệu tấn, mỏ than nâu ở xã Quang Sơn 515 nghìn tấn, đất sét trắng ở xã Yên Sơn, đất sét đồi ở xã Yên Bình là nguồn nguyên liệu tốt để làm gạch ngói, gốm sứ và phụ gia cho sản xuất xi măng.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Thị xã Tam Điệp là 10.497 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.810 ha chiếm 45,82%, đất dùng vào lâm nghiệp 2.506 ha chiếm 23,87%, đất chuyên dùng 2.150 ha chiếm 20,48%, đất khu dân cư 506 ha chiếm 4,82%, đất chưa sử dụng 525 ha chiếm 5,01% (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Phân bố sử dụng đất tự nhiên của Thị xã Tam Điệp năm 2013

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng số 10.497 100 Trong đó: 1- Đất nông nghiệp 4.810 45,82 - Cây hàng năm 1.920 39,92 + Lúa 950 19,75

+ Màu và cây công nghiệp 554 11,52

+ Rau, đậu 416 8,65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cây lâu năm 2.890 60,08

+ Cây công nghiệp lâu năm 2.106 43,78

+ Cây ăn quả 197 4,1

+ Cây lâu năm khác 587 12,2

2- Đất dùng vào lâm nghiệp 2.506 23,87

- Rừng tự nhiên 81 3,35

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 38 

3- Đất chuyên dùng 2.150 20,48

4- Đất khu dân cư 506 4,82

5- Đất chưa sử dụng 525 5,01

(Nguồn : Chi cục thống kê thị xã Tam Điệp)

Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu vào trồng cây hàng năm như lúa, màu và cây công nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả như: Dứa, vải, nhãn,… .

Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2013 của thị xã Tam Điệp được thể hiện qua hình 1. Tổng diện tích đất tự nhiên là hình tròn lớn được tổng hợp từ các loại diện tích đất đó là: đất sản xuất nông nghiệp, đất dùng vào lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất dân cư và đất chưa sử dụng

Hình 1: Diện tích các loại đất

3.1.2. Điu kin kinh tế-xã hi

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Tính đến năm 2013, tổng số dân tại thị xã Tam Điệp là 56.242 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,03%/năm. Số người trong độ tuổi lao động là 29.520 người, chiếm 52,49% tổng số dân. Lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là 9956 người, chiếm 33,73% tổng số lao động. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, số lao động trong lĩnh vực này đang có xu hướng giảm, tốc độ giảm bình quân trong 3 năm là 3,26% trong khi đó lao động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 39 

trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng lên bình quân 3,81%; lĩnh vực thương mại dịch vụ tăng bình quân 4,85%. Biến động dân số, lao động theo ngành nghề của thị xã qua 3 năm được tổng hợp qua bảng 3.2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 40 

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động thị xã Tam Điệp

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ I. Tổng dân số Người 55098 100 55589 100 56242 100 100.89 101.17 101,03 1. Tổng số lao động Người 28575 51.86 29012 52.19 29520 52.49 101.53 101.75 101.64

- Nông lâm thủy sản Người 10638 37.23 10254 35.35 9956 33.73 96.39 97.09 96.74

- Công nghiệp-xây dựng Người 7947 27.81 8179 28.19 8563 29.01 102.92 104.69 103.81

- Thương mại-dịch vụ Người 5944 20.80 6227 21.46 6534 22.13 104.76 104.93 104.85

- Ngành khác Người 4046 14.16 4352 15 4467 15.13 107.56 102.64 105.1

2. Tổng số hộ Hộ 15812 100 15967 100 16123 100 100.98 100.98 100.98 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hộ NN Hộ 5839 36.93 5623 35.22 5576 34.58 96.30 99.16 97.73

- Hộ phi NN Hộ 9973 63.07 10344 64.78 10547 65.42 103.72 101.96 102.84

II. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Lao động/ hộ 1.81 1.82 1.83

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 41 

3.Lao động NN/hộ nông nghiệp 1.82 1.82 1.79

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 42 

Năm 2011 toàn thị xã có 15.812 hộ với tốc độ gia tăng số hộ là 9,8% thì đến năm 2013 số hộ toàn xã đã tăng lên là 16.123 hộ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do có sự tách hộ độc lập của các cặp vợ chồng trẻ. Nếu xét theo cơ cấu ngành nghề thì hộ nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ 5839 hộ năm 2011 chiếm 36,9% tổng số hộ của thị xã. Đến năm 2013 số hộ nông nghiệp của xã chỉ còn 5576 hộ giảm 2,35% so với năm 2011. Thay vào đó số hộ phi nông nghiệp mỗi năm tăng mạnh 2,84%, năm 2013 số hộ phi nông nghiệp tăng 2,35% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tính chất của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên một số hộ vào thời gian nông nhàn có làm thêm một số ngành nghề khác để tăng thêm thu nhập. Một số hộ khác thì chuyển sang buôn bán kinh doanh để cải thiện đời sống do sản xuất nông nghiệp cho thu nhập thấp.

Lao động trong thị xã có xu hướng chuyển sang làm nghề phi nông nghiệp cao do diện tích đất nông nghiệp của thị xã ngày càng bị thu hẹp và người dân cũng không tha thiết làm nông nghiệp. Chỉ tính riêng vụ Đông Xuân, toàn thị xã gieo cấy 863 ha thì đến vụ mùa thì diện tích gieo cấy chỉ còn 200ha.

3.1.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng * Giao thông

Thị xã Tam Điệp là cửa ngõ nối đồng bằng Bắc Bộ với dải lãnh thổ miền Trung đất nước, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và tỉnh Ninh Bình. Thị xã có hai loại hình giao thông chính là đường sắt và đường bộ.

• Vềđường sắt:

+ Tuyến đường sắt: Chạy qua địa bàn thị xã có tuyến đường sắt Bắc - Nam, với tổng chiều dài khoảng 12 km.

+ Ga đường sắt: Các ga để vận chuyển hành khách – hàng hóa trên địa bàn thị xã là ga Gềnh và ga Đồng Giao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 43 

• Vềđường bộ:

+ Tuyến đường: Trên địa bàn thị xã có hai tuyến đường giao thông đối ngoại huyết mạch chạy qua gồm Quốc lộ 1A (11,6Km) và Quốc lộ 12B (7,1Km);

+ Tỉnh lộ 478C: Nối từ (Km278+257) Q.lộ 1A với Quốc lộ 45 (xã Phú Lộc, huyện Nho Quan), kết cấu mặt đường đá nhựa với tổng chiều dài là 8,5km.

+ Tỉnh lộ 480D: Nối từ đường Quyết Thắng với xã Yên Thành, huyện Yên Mô, mặt đường bê tông xi măng với tổng chiều dài là 3,3km.

+ Mạng lưới giao thông nội bộ cũng rất phong phú với hơn 45 tuyến đường có tổng chiều dài 57,61km, trong đó có 6 tuyến đường nội thị trọng điểm được đấu nối với các tuyến quốc lộ.

+ Bến xe: Trên địa bàn thị xã có bến xe khách Tam Điệp ở Tổ 2, phường Bắc Sơn, là bến chính của thị xã với chức năng vận tải hành khách trong tỉnh là chủ yếu, lưu lượng phục vụ trung bình 240 người/ngày, quy mô 13.800 ha.

* Thủy lợi

Trong những năm gần đây, mạng lưới kênh mương tưới tiêu được phát triển rất mạnh, góp phần phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Hiện tại, toàn thị xã có 7 trạm bơm với tổng công suất 386.000 m3/h và 79,03 km kênh mương trong đó có 13,22 km được kiên cố hóa.

* Hệ thống điện, nước:

- Hệ thống điện: Hiện tại thị xã Tam Điệp được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220KV, trực tiếp từ Nhà máy điện Ninh Bình có công suất 4x25MW thông qua đường dây 35KV Ninh Bình – Thanh Hóa. Tổng điện năng tiêu thụ điện của thị xã Tam Điệp năm 2010 là 67.400.006 Kwh.

- Hệ thống nước: Hiện tại, nước sinh hoạt trên địa bàn thị xã Tam Điệp đang sử dụng là nguồn nước ngầm. Nước sạch được xử lý tại Xí nghiệp cấp nước Tam Điệp có công suất thiết kế 20.880 m3/ngày đêm, với mạng lưới đường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

  Page 44 

ống ∅90 ÷∅400 mm, tổng chiều dài 99,596 km. Mạng cấp nước chính (đường ống cấp I và cấp II) với tổng chiều dài đường ống cấp nước khoảng 37.706 km.

* Nhà ở

Thời gian gần đây do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã là khá nhanh nên đời sống nhân dân thị xã ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân cũng như nhu cầu đầu tư

Một phần của tài liệu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 41)