Căn cứ vào quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính (Trang 62)

- Tranh thủ sự giúp đỡ của ngân hàng, các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài sản, tiền vốn của khách nợ Khởi kiện trước pháp luật.

1/ Căn cứ vào quyền sở hữu

Theo cách này nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn chủ sở hữu, các khoản nợ và các nguồn vốn khác.

*/Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt.

Xét theo quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bao gồm:

-Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn do chủ doanh nghiệp đầu tư khi thành lập doanh nghiệp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp (gọi là vốn điều lệ). Vốn điều lệ mà do chủ doanh nghiệp đầu tư khi mới thành lập nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp nhưng tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định do Nhà nước qui định. Các doanh nghiệp do khác nhau về hình thức pháp lý nên chủ thể góp vốn chủ sở hữu cũng khác nhau

- Vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của DN

Trong quá trình kinh doanh vốn CSH của DN có thể tăng lên or giảm do chủ DN đề nghị tăng or giảm vốn điều lệ, DN tự bổ sung vốn từ lợi nhuận chưa phân phối or sử dụng các quỹ của DN

Vốn CSH là nguồn vốn quan trọng của DN, là một trong các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính và khả năng huy động vốn để đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán cuối cùng của DN.

*/ Các khoản nợ: Là các khoản vốn được hình thành từ vốn vay của các NHTM, các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, vốn vay từ người lao động trong DN, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động mua bán chịu hàng hóa và đi thuê TS dưới hình thức thuê hoạt động và thuê TC

Nợ là nguồn tài trợ mà DN phải trả chi phí dù kinh doanh có hiệu quả hay ko hiệu quả, nên DN ko thể phân chia rủi ro cho các chủ nợ.Tùy theo hình thức vay,thời gian vay và chủ thể tài trợ khác nhau...mà chi phí sử dụng vốn cũng khác nhau . Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh càng cao, nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ nợ sẽ càng làm tăng tỷ xuất lợi nhuận trên vốn CSH. Vì vậy với những dự án đầu tư, kế hoạch kinh doanh có khả năng mang lại thu nhập cao và ổn định thì nên tăng cường sử dụng nguồn tài trợ này.

*/ Các nguồn vốn khác: Vốn kinh doanh của DN có thể được tài trợ bằng các nguồn khác như: các khoản nợ tích lũy, nguồn vốn liên doanh, liên kết...

Nợ tích lũy bao gồm các khoản phải trả, phải nộp như chư đến hạn trả như: lương công nhân, thuế phải nộp NSNN...

Nguồn vốn liên doanh liên kết là các nguồn vốn hình thành từ vốn góp của các bên tham gia liên donh liên kết theo các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền hoặc hiện vật như: Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ...Đây là một nguồn vốn quan trọng mà DN có thể sử dụng bởi DN có thể tận dụng được các lợi thế của bên góp vốn, đồng thời phân chia rủi ro cho đối tác khi hoạt động kd ko hiệu quả. Vìvậy, hình thức huy động vốn này có thể sử dụng trong các dự án or kế hoạch KD có rủi ro tiềm ẩn dự kiến cao.

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w