Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I. Tổng doanh thu 833.310 673.811 714.648 (159.499) (19,1) 40.837 6,1
1. Doanh thu BH&CCDV 799.775 664.697 712.156 (135.078) (16,9) 47.459 7,1
2. Doanh thu HĐTC 31.310 6.133 567 (25.177) (80,4) (5.546) (90,4)
3. Thu nhập khác 2.225 2.981 1.925 756 34,0 (1.056) (54,9)
II. Các khoản giảm trừ 16.176 25.588 18.088 9.412 58,2 (7.500) (29,3)
III. Tổng chi phí 765.422 610.724 652.642 (154.698) 20,2 41.918 6,9 1. Giá vốn hàng bán 597.915 469.003 490.872 (128.912) 21,6 21.869 4,7 2. Chi phí tài chính 75.513 61.457 37.281 (14.056) 18,6 (24.176) (39,3) 3. Chi phí bán hàng 67.814 52.555 80.294 (15.259) 22,5 27.739 52,8 4. Chi phí QLDN 22.477 25.183 40.020 2.706 12,0 14.837 58,9 5. Chi phí khác 1.703 2.526 4.175 823 48,3 1,649 65,3
IV. Lợi nhuận trước thuế 51.711 44.446 43.918 (7.265) (14,0) (573) (1,2)
V. Thuế TNDN 2.749 1.772 1.150 (977) 35,5 (622) (35,1)
VI. Lợi nhuận sau thuế 48.963 42.674 42.768 (6.289) 12,8 94 0,2
31
Qua bảng tổng hợp số liệu trên cho thấy tổng doanh thu của công ty trong năm 2012 giảm 19,1% so với năm 2011 (tức là giảm 159.499 triệu đồng), nguyên nhân tổng doanh thu giảm là do doanh thu BH&CCDV, doanh thu hoạt động tài chính giảm so với năm 2011 ngược lại thì thu nhập khác tăng
34,0%. Qua năm 2013 so với năm 2012 thì doanh thu BH&CCDV tăng 7,1% và doanh thu hoạt động tài chính giảm 90,4 %, nhưng cho tổng doanh thu tăng
40.837 triệu so với năm 2012.
Xét về các khoản giảm trừ doanh thu của công ty từ năm 2011-2013 có biến động: năm 2012 so với năm 2011 tăng 58,2% nhưng đến năm 2013 giảm so với 2012 là 29,3%, sự gia tăng của các khoản giảm trừ doanh thu là do khoản giảm giá hàng bán và số hàng bán bị trả lại tăng.
Cùng với sự biến động của tổng doanh thu thì tổng chi phí từ năm 2011 đến năm 2013 cũng biến động theo, cụ thể là tổng chi phí năm 2012 giảm 20,2% (tức 154.698 triệu) so với năm 2011 do giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng giảm, nhưng mức giảm của ba chỉ tiêu này không bằng mức tăng của chi phí khác (tăng 12%). Sang năm 2013 giá vốn hàng bán tăng 4,7%, chi phí tài chính giảm 39,3% bên cạnh đó thì chi phí bán hàng, chi phí QLDN và chi phí khác tăng lên và chi phí tài chính nên làm cho tổng chi phí tăng 6,9% (tức 41.918 triệu) so với năm 2012.
Về lợi nhuận, thì trong năm 2011 do doanh thu lớn hơn các khoản giảm trừ và chi phí nên lợi nhuận của công ty trong năm này lãi 48.963 triệu đồng. Qua năm 2012 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu quả hơn nhiều so với năm 2011, do doanh thu của công ty trong năm 2012 thấp hơn các khoản giảm trừ và chi phí nên lợi nhuận của công ty giảm đến 14% (giảm 7.265 triệu đồng) so với năm 2011. Tuy nhiên, trong năm 2013 do mức tăng của doanh thu cao hơn so với mức tăng của chi phí nên làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên 0.2% (tăng 94 triệu đồng) so với năm 2012.
Nhìn chung, thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động từ năm 2011 đến năm 2013, trong đó doanh thu và chi phí biến động nhiều dẫn đến lợi nhuận của công ty biến động theo. Để thấy rõ hơn sự biến động trên thì ta sẽ nghiên cứu sâu trong chương 4
32
3.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2013 2014 2013/2014 Số tiền Tỷ lệ (%) I. Tổng doanh thu 326.172 354.353 28.181 8,6
1. Doanh thu BH&CCDV 325.212 353.313 28.101 8,6
2. Doanh thu HĐTC 245 98 (147) (60)
3. Thu nhập khác 715 942 227 37,1
II. Các khoản giảm trừ 7.112 2.170 (4.942) (69,5)
III. Tổng chi phí 300.862 321.000 20.138 6,7 1. Giá vốn hàng bán 221.635 227.946 6.311 2,8 2. Chi phí tài chính 20.688 12.087 (8.601) (41,5) 3. Chi phí bán hàng 34.937 48.269 13.332 38,1 4. Chi phí QLDN 22.011 32.074 10.063 45,7 5. Chi phí khác 1.591 624 (967) (60,7)
IV. Lợi nhuận trước thuế 18.198 31.183 12.995 71,4
V. Thuế TNDN 1.716 6.443 4.727 275
VI. Lợi nhuận sau thuế 16.482 24.740 8.258 50,1
Nguồn: Bảng kết quả kinh doanh tại công ty Dược phẩm Cửu Long 6 tháng 2013 và 2014
Qua bảng tổng hợp số liệu trên cho thấy tổng doanh thu tại công ty trong 6 tháng năm 2014 tăng 50,1% so với 6 tháng năm 2013 (tức là tăng 8.258 triệu đồng), nguyên nhân tổng doanh thu giảm là do doanh thu BH&CCDV, doanh thu hoạt động tài chính tăng so với 6 tháng năm 2013
Xét về các khoản giảm trừ doanh thu tại công ty của 6 tháng đầu năm 2 năm có biến động: năm 2014 so với năm 2013 giảm 69,5% do của các khoản giảm trừ doanh thu là do khoản giảm giá hàng bán và số hàng bán bị trả lại giảm.
Cùng với sự biến động của tổng doanh thu thì tổng chi phí của 6 tháng đàu năm 2014 so vói 6 tháng đầu năm 2013 cũng biến động theo, cụ thể là tổng chi phí 6 tháng năm 2014 tăng 6,7% (tức tăng 20.138 triệu đồng) so với 6
33
tháng năm 2013 do giá vốn hàng bán, chi phí QLDN, chi phí bán hàng tăng, chih phí tài chính và chi phí khác giảm.
Về lợi nhuận, thì trong 6 tháng đầu năm 2013 do doanh thu lớn hơn các khoản giảm trừ và chi phí nên lợi nhuận của công ty trong năm này lãi 18.198 triệu đồng. Qua 6 tháng đầu năm 2014 tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty hiệu quả hơn nhiều so với năm 2013, do doanh thu tại công ty trong năm 2014 cao hơn các khoản giảm trừ và chi phí nên lợi nhuận tại công ty tăng đến 71,4% (tăng 12.995 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2013. Nhìn chung, thì kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty có nhiều biến độngqua 6 tháng đầu năm của hai năm 2013 và 2014, trong đó doanh thu và chi phí biến động nhiều dẫn đến lợi nhuận tại công ty biến động theo. Để thấy rõ hơn sự biến động trên thì ta sẽ nghiên cứu sâu trong chương 4
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.5.1 Thuận lợi 3.5.1 Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân và các ngành chức năng.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, tay nghề cao và có tính chuyên nghiệp, nhiệt tình trong công tác trong lao động sản xuất. Đặt biệt là sự nhạy bén của nhà lãnh đạo, sự linh động trong kinh doanh giúp công ty vượt qua khó khăn và đứng vững trên thị trường.
Công ty trang bị một dây chuyền sản xuất hiện đại với trang thiết bị kỹ thuật cao.
Cơ sở phân phối bán hàng linh động, phương tiện giao nhận nhanh chóng.
Thị trường chủ yếu của công ty hiện nay là trong nước. Với hệ thống chi nhánh trực thuộc trải dài từ Bắc đến Nam cơ hội tốt cho doanh nghiệp nắm vững và phát triển rộng khắp thị trường trong nước góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Với phương châm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ tạo ra cô hội cho doanh nghiệp nắm vững và phát triển thị trường trong nước mà còn mở rộng ra thị trường các nước lân cận Asean.
3.5.2 Khó khăn
Máy móc thiết bị còn một số hạn chế về mặt hàng sản xuất.
Các đơn vị như các bệnh viện, nhà thuốc, chi nhánh khác còn nợ cao và kéo dài.
34
Tình hình giá cả luôn biến động, công ty lại chưa có chủ động được nguồn nguyên liệu, hàng hoá, không chủ động được về giá cả các loại hàng ngoại nhập.
Cán bộ công nhân viên chức dù nhiệt tình nhưng năng lực quản lý, tay nghề còn hạn chế.
Đội ngũ tiếp thị tại công ty chưa nắm kịp các diễn biến phức tạp của thị trường. công tác nhiên cứu sản phẩm mới còn chậm, chưa có mặt hàng mới mang tính chủ lực, tiêu biểu tại công ty đưa vào tham gia thị trường.
Công tác quản lý Dược từ Trung ương đến địa phương còn nhiều bất cập, thị trường thuốc trong nước chuyển biến rất phức tạp.
3.5.3 Định hướng hoạt động
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long phát huy năng lực sẵn có, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên chức để nâng cao trình độ quản lý, năng suất và chất lượng lao động.
Xây dựng mới xưởng sản xuất thuốc Beta Lactam để đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc chất lượng cao, liên kết với các nhà khoa học nhằm ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, các qui trình sản xuất đã được nghiên cứu nhằm giảm bớt thời gian nghiên cứu tại công ty, đa dạng hóa sản phẩm, với hình thức và chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắc khe của người tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời nâng dần tỷ trọng doanh thu hàng do công ty sản xuất trong cơ cấu hàng bán ra.
Phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh liên doanh, liên kết, trao đổi, mua bán với tất cả các đối tác hiện có và tìm kiếm thêm các đối tác mới có tiềm năng kinh tế mạnh trong lĩnh vực dược phẩm, trang thiết bị, dụng cụ y tế, nguyên liệu sản xuất dược cho kế hoạch sắp tới. Đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp để chủ động nguồn nguyên liệu hóa dược, các loại thuốc đặc trị phục vụ người bệnh nhất là chủ động được giá cả.
35
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM CỬU LONG
4.1 CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG
Công tác kế toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty được nghiên cứu trong quý I năm 2014.
Trong quý I năm 2014 phát sinh rất nhiều nghiệp vụ kinh tế do vậy từng loại nghiệp vụ lấy một trường hợp phát sinh để tiến hành nghiên cứu.
4.1.1Trình tự luân chuyển chứng từ
Tất cả các chứng từ do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến liên quan đến nghiệp vụ hạch toán kế toán đều phải tập trung vào bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để hạch toán ghi sổ kế toán. Quá trình luân chuyển một số chứng từ như sau:
- Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng
Bước 1: Phòng kinh doanh nhận giấy yêu cầu báo giá từ KH, sau đó lập báo giá gửi tới khách hàng(KH)
Bước 2: P. Kinh doanh lập hợp đồng mua bán hàng Bước 3: P.kinh doanh gửi lên Giám đốc xét duyệt
Bước 4: P.kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng đã ký, lập đơn hàng bán
Bước 5: P.kinh doanh gửi đơn hàng bán đến bộ phận kho và gửi đến P.kế toán
Bước 6: Bộ phận kho căn cứ đơn hàng bán của P.kinh doanh, lập phiếu xuất kho
Bước 7: Bộ phận kho gửi phiếu xuất kho đến P. kế toán
Bước 8: P.kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho và đơn hàng bán lập hóa đơn bán hàng
Bước 9: P. kế toán gửi hóa đơn xuống bộ phận kho
Bước 10: Bộ phận kho xuất giao cho KH kèm phiếu giao hàng và hóa đơn bán hàng
36
Bước 11: KH thanh toán tiền
Bước 11a,12: nếu thanh toán tiền mặt, kế toán lập phiếu thu chuyển thủ quỹ
Bước 11b: nếu thanh toán qua ngân hàng, kế toán căn cứ vào giấy báo có khi ngân hàng thông báo thông tin về tài khoản
Bước 13: Thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu thu tiền.
Nhận xét: hình thức luân chuyển chứng từ hợp lý, phù hợp với quy mô hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, nhờ đó giúp đơn vị thuận lợi trong công tác quản lý, lưu trữ và kiểm tra chứng từ.
37 (5a) (6) (7) (2) (5b) (10) (4) (9) (11a) (12) (11b)
Hình 4.1: Lưu đồ quá trình luân chuyển chứng từ bán hàng
P. Kinh doanh Bộ phận kho P. Kế toán Thủ quỹ
Báo giá Nhận yêu cầu báo giá
Hợp đồng Giám đốc Xét duyệt Hợp đồng đã duyệt Đơn hàng bán Đơn hàng bán
Phiếu xuất kho
Đơn hàng bán Phiếu xuất kho
Hóa đơn bán hàng Phiếu giao hàng Hóa đơn bán hàng Giấy báo có Phiếu thu Phiếu thu Thu tiền (8) (3) (1) (13)
38
4.1.2 Kế toán các khoản doanh thu bán hàng
4.1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Đối với những đơn hàng giá trị thấp, sau khi khách hàng đặt hàng (qua điện thoại, email,…), đơn đặt hàng sẽ được nhân viên kinh doanh xét duyệt, lập lệnh bán hàng, gửi cho bộ phận kế toán để lập hóa đơn. Sau đó, bộ phận kế toán chuyển hóa đơn cho bộ phận kho để kiểm tra hàng hóa và tiến hành xuất hàng hóa bán cho khách hàng.
- Đối với đơn hàng giá trị cao, công ty ký kết hợp đồng bán hàng. Thời gian giao hàng tùy thuộc vào từng hợp đồng kinh tế.
- Hình thức tiêu thụ hàng hóa tại công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long là bán hàng trực tiếp, bán hàng qua điện thoại
- Phương thức thanh toán được công ty áp dụng là bán chịu và thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
a) Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng là: tài khoản 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
b) Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Nghiệp vụ bán chịu hàng hóa
1. Ngày 03/03/2014 theo phiếu xuất kho số BHY-00002 và hóa đơn giá trị gia tăng AA/11P số 0082697 bán thuốc cho Trung tâm Y tế thành phố Bến Tre.
Thuốc Topralin Tube/ 24v nang số lượng 378 tube, đơn giá 4.662,85 đồng/ tube.
Thuốc Vitamin C 500mg Nang T/100H/10v/10 số lượng 100 hộp, đơn giá 17.047,61 đồng / hộp.
Thuế giá trị gia tăng 5% chưa thu tiền.Chiếc khấu 0 %
- Chứng từ sử dụng: Khi nhận được đơn đặt hàng Kế toán bán hàng tiến hành lập phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho gồm 2 liên liên 1 lưu, liên 2 giao cho khách hàng (xem chi tiết phụ lục số 2.1). Sau khi xác nhận đã giao hàng kế toán lập hóa đơn giá trị gia tăng lập 3 liên trong đó liên trắng và xanh lưu, liên đỏ giao cho khách hàng (chi tiết xem phụ lục 2.2).
- Sổ sách liên quan
+ Chứng từ ghi sổ (phụ lục số 1.1)
+ Sổ Cái tài khoản 511 (Phụ lục số 3.1): Sau khi ghi nhận nghiệp vụ bán hàng ngày 03/03/2014 căn cứ vào Chứng từ ghi sổ tiếp tục ghi vào Sổ cái tài khoản 511
+ Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian hay còn gọi là nhật ký. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vừa dùng để đăng ký
39
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ,vừa để kiểm tra, đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh. (Phụ lục số 3.13)
Bán hàng thu tiền ngay (tiền gửi ngân hàng)
2. Ngày 10/03/2014 theo phiếu xuất kho số BHY-00034 và hóa đơn giá trị gia tăng AA/11P số 0082720 bán thuốc cho bệnh viện đa khoa Vĩnh Long.
Thuốc Acetyleystein 200mg H/30 gói số lượng 300 hộp, đơn giá 17.285,71 đồng.
Thuế GTGT 5%. Khách hàng trả bằng tiền gởi ngân hàng theo giấy báo có số 000289 của ngân hàng Á Châu
- Chứng từ sử dụng
Khi nhận được đơn đặt hàng Kế toán bán hàng tiến hành lập phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho gồm 2 liên liên 1 lưu, liên 2 giao cho khách hàng
(xem chi tiết phụ lục số 2.3). Sau khi xác nhận đã giao hàng kế toán lập hóa đơn giá trị gia tăng lập 3 liên trong đó liên trắng và xanh lưu, liên đỏ giao cho khách hàng (chi tiết xem phụ lục 2.4.).
Khi khách hàng thanh toán tiền hàng, ngân hàng sẽ gửi giấy báo có cho công ty (chi tiết xem phụ lục 2.5).
- Sổ sách liên quan
+ Chứng từ ghi sổ (Phụ lục số 1.2) + Sổ Cái tài khoản 511 (Phụ lục3.1)
+ Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ (Phụ lục 3.13)
Cách ghi vào những sổ sách này tương tự như trên nghiệp vụ bán chịu hàng hóa.
- Trình tự ghi sổ: