Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm cửu long (Trang 62)

4.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu

- Phân tích doanh thu qua 3 năm

Qua số liệu bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy tổng doanh thu được hình thành từ doanh thu thuần BH&CCDV, doanh thu HĐTC và nguồn thu nhập khác. Trong đó, doanh thu thuần BH&CCDV luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu tại công ty, kế đến là doanh thu HĐTC và thu nhập khác.

Bảng 4.1: Tổng hợp doanh thu tại công ty qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu thuần BH&CCDV 799.775 95,98 664.697 98,65 712.156 99,65 (135.078) (16,9) 47.459 7,1 Doanh thu HĐTC 31.310 3,76 6.133 0,91 567 0,08 (25.177) (80,4) (5.546) 90,4 Thu nhập khác 2.225 0,27 2.981 0,44 1.925 0,27 756 34,0 (1.056) (54,9) Tổng doanh thu 833.310 100 673.811 100 714.648 100 (159.499) (19,1) 40.837 6,1

52 799,775 664,697 712,156 2,225 1,925 567 6,133 31,310 2,981 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2011 2012 2013 Năm

Doanh thu thuần BH&CCDV Doanh thu HĐTC Thu nhập khác

Hình 4.2 : Tổng hợp doanh thu từ năm 2011 đến năm 2013

- Về doanh thu thuần BH&CCDV thì trong những năm qua có nhiều biến động. Doanh thu thuần BH&CCDV tại công ty từ năm 2011 đến năm 2012 thì có dấu hiệu giảm, giảm đến 135.078 triệu đồng, tương đương với 16,9%. Doanh thu thuần BH&CCDV giảm trong năm 2012 chủ yếu là do công ty thiếu nguồn nguyên liệu. Mặc dù giá sản phẩm có tăng và nhu cầu trên thị trường cũng cao, nhưng do thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất nên doanh thu tại công ty trong năm này đã bị giảm xuống nhiều. Nhưng đến năm 2013 so với năm 2012 thì doanh thu thuần BH&CCDV tăng mức đáng kể, tăng 47.459 triệu đồng tương đương 7,1%. Doanh thu thuần BH&CCDV tăng trong năm 2013 chủ yếu là do công ty mở rộng được thị trường tiêu thụ như thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ,…trong đó, thị trường Mỹ là được tiêu thụ nhiều nhất.

Tuy doanh thu thuần BH&CCDV biến động mạnh, xét về tỷ trọng thì doanh thu này có xu hướng tăng lên. Trong năm 2011, doanh thu này chiếm tỷ trọng đến 95,8% trong tổng doanh thu. Đến năm 2012 tỷ trọng này vẫn tăng lên 98,65%, qua năm 2013 tỷ trọng này tăng lên ở mức cao là 99,65%. Dù doanh thu thuần BH&CCDV có xu hướng tăng giảm nhưng vì doanh thu này chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại doanh thu, nên khi doanh thu này biến động thì tác động mạnh đến tổng doanh thu tại công ty. Vì vậy muốn tăng doanh thu thuần cho công ty thì phải ưu tiên tăng doanh thu BH&CCDV và giảm các khoản giảm trừ doanh thu.

- Về doanh thu HĐTC tại công ty chủ yếu thu từ các khoản lãi tiền gửi ngân hàng, lãi chênh lệch tỷ giá, lãi bán hàng trả chậm. Doanh thu này có xu hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2013. Điều này cho thấy phần nào công ty quản lý tình hình tài chính chưa hiệu quả. Cụ thể, doanh thu từ HĐTC trong

53

năm 2011 là 31.310 triệu đồng, đến năm 2012 thì giảm xuống còn 6.133 triệu đồng ( giảm khoảng 80,4 %). Qua năm 2013 thì doanh thu này giảm xuống rất nhiều, giảm đến đến 5.546 triệu đồng (giảm 90,4%) so với năm 2012.

Mặt khác, tuy doanh thu từ HĐTC không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, đồng thời chỉ tiêu này có xu hướng giảm rõ ràng từ năm 2011 đến năm 2013. Trong năm 2011 chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng 3,76% trong tổng doanh thu tại công ty, đến năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống 0,91%, năm 2013 giảm xuống 0,08%. Qua đó cho thấy, cùng với xu hướng giảm của doanh thu HĐTC thì tỷ trọng của chỉ tiêu này trong tổng doanh thu tại công ty cũng giảm theo, điều này nói lên được doanh thu từ HĐTC ngày càng chiếm tỷ trọng thấp hơn và góp phần làm giảm doanh thu tại công ty nhiều hơn trong tương lai.Nguyên nhân là thu từ lãi tiền gửi ngân hàng giảm do lãi suất giảm, lãi chênh lệch tỷ giá giảm.

- Nguồn đem lại doanh thu cho công ty nữa là từ thu nhập khác gồm: thu nhập từ thanh lý tài sản, chở thuê, cho thuê kho lạnh,…và nguồn doanh thu này có xu hướng tăng không đều qua 3 năm 2011 đến năm 2013, trong đó tăng nhiều nhất là vào năm 2012, từ 2.225 triệu đồng trong năm 2011 tăng lên đến 2.981 triệu đồng trong năm 2012 (tăng 34,0%). Do trong năm 2012 công ty có thanh lý tài sản nên nguồn thu nhập khác tăng rất nhanh. Tuy nhiên, xét đến năm 2013 thì thu nhập khác giảm xuống 54,9% (giảm 1.056 triệu đồng) so với năm 2012.

Xét về cơ cấu doanh thu, nhìn chung thu nhập khác chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng doanh thu tại công ty và thu nhập khác chiếm tỷ trọng không đồng đều từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể, thu nhập khác chiếm tỷ trọng 0,27% trong tổng doanh thu tại công ty năm 2011, đến năm 2012 tăng lên 0,44% và năm 2013 giảm xuống mức 0,27%.

Nhìn chung, doanh thu tại công ty có được chủ yếu từ doanh thu thuần BH&CCDV, nên khi doanh thu thuần BH&CCDV tăng lên dẫn đến tổng doanh thu tại công ty tăng theo, bên cạnh đó doanh thu HĐTC và thu nhập khác tăng lên sẽ góp phần làm cho tổng doanh thu tăng.

54

Bảng 4.2: Tổng hợp doanh thu tại công ty qua 6 tháng năm 2013-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2013 2014 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu thuần

BH&CCDV 325.212 99,70 353.313 99,70 28.101 8,6 Doanh thu HĐTC 245 0,08 98 0,03 (147) (60,0)

Thu nhập khác 715 0,22 942 0,27 227 37,1

Tổng doanh thu 326.172 100 354.353 100 28.181 8,6

Nguồn:Trích bảng kết quả kinh doanh tại công ty Dược phẩm Cửu Long 6 tháng 2013-2014

325,212 353,313 245 715 98 942 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2013 2014 giữa niên độ

Doanh thu thuần BH&CCDV Doanh thu HĐTC Thu nhập khác

Hình 4.3: Tổng hợp doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

- Về doanh thu thuần BH&CCDV thì trong những năm qua có nhiều biến động. Doanh thu thuần BH&CCDV tại công ty 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng năm 2014 thì có dấu tăng, giảm lên đến 28.101 triệu đồng, tương đương với 8.6%Doanh thu thuần BH&CCDV tăng trong năm 2014 chủ yếu là do công ty mở rộng được thị trường tiêu thụ như thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ,…trong đó, thị trường Mỹ là được tiêu thụ nhiều nhất.

Tuy doanh thu thuần BH&CCDV biến động mạnh, xét về tỷ trọng thì doanh thu này không thay đổi. Trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng dầu năm 2014 doanh thu này chiếm tỷ trọng đến 99,70% trong tổng doanh thu. Dù doanh thu thuần BH&CCDV có xu hướng nhưng vì không tăng giảm doanh

55

thu này chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại doanh thu, nên khi doanh thu này biến động thì tác động mạnh đến tổng doanh thu tại công ty. Vì vậy muốn tăng doanh thu thuần cho công ty thì phải ưu tiên tăng doanh thu BH&CCDV và giảm các khoản giảm trừ doanh thu.

- Về doanh thu HĐTC tại công ty chủ yếu thu từ các khoản lãi tiền gửi ngân hàng, lãi chênh lệch tỷ giá, lãi bán hàng trả chậm. Doanh thu này có xu hướng giảm từ năm 2013 đến năm 2014. Điều này cho thấy phần nào công ty quản lý tình hình tài chính chưa hiệu quả. Cụ thể, doanh thu từ HĐTC trong 6 tháng năm 2013 là 245 triệu đồng, đến 6 tháng năm 2014 thì giảm xuống còn 98 triệu đồng ( giảm khoảng 60 %).

Mặt khác, tuy doanh thu từ HĐTC không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, đồng thời chỉ tiêu này có xu hướng tăng rõ ràng 6 tháng năm 2013 đến 6 tháng năm 2014. Trong 6 tháng năm 2013 chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng 0,22% trong tổng doanh thu tại công ty, đến 6 tháng năm 2014 chỉ tiêu này tăng lên 0,27%. Qua đó cho thấy, cùng với xu hướng giảm của doanh thu HĐTC thì tỷ trọng của chỉ tiêu này trong tổng doanh thu tại công ty cũng giảm theo, điều này nói lên được doanh thu từ HĐTC ngày càng chiếm tỷ trọng thấp hơn và góp phần làm giảm doanh thu tại công ty nhiều hơn trong tương lai.Nguyên nhân là thu từ lãi tiền gửi ngân hàng giảm do lãi suất giảm, lãi chênh lệch tỷ giá giảm.

- Nguồn đem lại doanh thu cho công ty nữa là từ thu nhập khác gồm: thu nhập từ thanh lý tài sản, chở thuê, cho thuê kho lạnh,…và nguồn doanh thu này có xu hướng tăng không đều qua giữa niên độ của 2 năm 2013 và 2014. Do trong năm 2014 công ty có thanh lý tài sản nên nguồn thu nhập khác tăng rất nhanh, nên năm 2014 tăng lên 227 triệu đồng so với năm 2013

Xét về cơ cấu doanh thu, nhìn chung thu nhập khác chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng doanh thu tại công ty và thu nhập khác chiếm tỷ trọng không đồng đều. Cụ thể, thu nhập khác chiếm tỷ trọng 0,22% trong tổng doanh thu tại công ty 6 tháng năm 2013, đến 6 tháng năm 2014 tăng lên 0,27% .

Nhìn chung, doanh thu tại công ty có được chủ yếu từ doanh thu thuần BH&CCDV, nên khi doanh thu thuần BH&CCDV tăng lên dẫn đến tổng doanh thu tại công ty tăng theo, bên cạnh đó doanh thu HĐTC và thu nhập khác tăng lên sẽ góp phần làm cho tổng doanh thu tăng.

56

Bảng 4.3: Phân tích tình hình chi phí tại công ty qua 3 năm 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn:Trích bảng kết quả kinh doanh tại công ty Dược phẩm Cửu Long năm 2011-2013

597,915 469,003 490,872 37,281 61,457 75,513 80,294 52,555 67,814 40,020 25,183 22,477 4,175 2,526 1,703 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2011 2012 2013 năm Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí QLDN Chi phí khác Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Giá vốn hàng bán 597.915 78,12 469.003 76,80 490.872 75,21 (128.912) (21,6) 21.869 4,7 Chi phí tài chính 75.513 9,86 61.457 10,06 37.281 5,71 (14.056) (18,6) (24.176) (39,3) Chi phí bán hàng 67.814 8,86 52.555 8,61 80.294 12,31 (15.259) (22,5) 27.739 52,8 Chi phí QLDN 22.477 2,94 25.183 4,12 40.020 6,13 2.706 12,0 14.837 58,9 Chi phí khác 1.703 0,22 2.526 0,41 4.175 0,64 823 48,3 1.649 65,3 Tổng chi phí 765.422 100,00 610.724 100,00 652.642 100,00 (154.698) (20,2) 41.918 6,9

57

- Phân tích tình hình chi phí từ năm 2011 đến năm 2013

Cùng với sự biến động của doanh thu, thì chi phí cũng biến động theo. Cụ thể, tổng chi phí tai công ty từ năm 2011 đến năm 2012 giảm 154.698 triệu đồng (giảm 20,2%), đến năm 2013 tổng chi phí tăng lên 41.918 triệu đồng (tăng 6,9%) so với năm 2012. Sự biến động của tổng chi phí phụ thuộc vào sự biến động của các khoản: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí QLDN và chi phí khác. Qua trang sau ta có bảng phân tích các chí phí từ năm 2011 đến năm 2013

- Giá vốn hàng bán: Từ năm 2011 đến năm 2012 chi phí này giảm từ 597.915 triệu đồng xuống còn 469.003 triệu đồng, tức là giảm 128.912 triệu đồng (tương đương khoảng 26,1%). Qua năm 2013 chi phí này tăng lên 21.869 triệu đồng (tức là tăng 4,7%) so với năm trước, nguyên nhân làm cho chi phí này tăng lên là vì số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng so với năm 2012, Qua đó cho thấy, giá vốn hàng bán tại công ty biến động cùng chiều với doanh thu, khi doanh thu tăng thì giá vốn hàng bán cũng tăng và ngược lại, đây cũng là đều hợp lý trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác, khi xét đến cơ cấu chi phí tại công ty thì giá vốn hàng bán luôn là khoản chi phí nhiều nhất trong tổng chi phí tại công ty. Cụ thể trong năm 2011 đến năm 2013 cơ cấu giá vốn hàng bán giảm liên tục, năm 2011 chi phí này chiếm đến 78,12% trong tổng chi phí tại công ty, đến năm 2012 giảm xuống 76,80% sang năm 2013 tiếp tục giảm xuống 75,21%, nhân tố quan trọng làm cho giá vốn chiếm tỷ trọng cao là do chi phí mua nguyên liệu, chi phí tiền lương công nhân và chi phí sản xuất ở phân xưởng tăng. Qua đó cho thấy, công ty muốn tiếp kiệm chi phí để nâng cao lợi nhuận thì cần có chính sách hợp lý trong việc tiết kiệm giá vốn hàng bán.

- Chi phí tài chính: gồm chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện, chi phí tài chính khác, nhưng chủ yếu là chi phí lãi vay từ ngân hàng. Năm 2011 chi phí này là 75.513 triệu đồng, sang năm 2012 chi phí này giảm còn 61.457 triệu đồng (giảm 18,6%) so với năm 2011. Từ năm 2012 đến năm 2013, chi phí tài chính vẫn giảm xuống . Năm 2013 chi phí này giảm xuống đáng kê, giảm tương đương 39,3% (giảm 24.176 triệu đồng) so với năm 2012. Xét đến cơ cấu chi phí, thì chi phí tài chính chỉ chiếm ít hơn giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, tỷ trọng của chi phí này trong năm 2011 là 9,86%, qua năm 2012 tăng lên 10,06%, năm 2013 tiếp tục giảm chỉ còn 5,71%. Qua đó cho thấy, tình hình tài chính tại công ty từ năm 2011 đến nay có bước đổi mới nguyên nhân là do lãi suất từ ngân hàng giảm nên lãi vay tiền từ ngân hàng

58

giảm, dẫn đến phải chịu chi phí lãi vay ít, làm ít ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanh tại công ty.

- Chi phí bán hàng: Sau giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng đứng thứ 2 trong tổng chi phí tại công ty, chiếm khoảng 8,86% trong tổng chi phí năm 2011 và chi phí này biến động phần nào phụ thuộc vào tình hình bán hàng tại công ty như cước phí vận chuyển hàng đi bán, phí dịch vụ…. trong đó phí vận chuyển hàng phát sinh nhiều. Riêng năm 2013, dù doanh thu tại công ty tăng lên so với năm 2012, chi phí bán hàng cũng tăng theo tăng 27.739 triệu đồng (tăng 39,3%) và tỷ trọng chiếm 8,22%12.31. Từ năm 2011 đến năm 2012 chi phí này giảm liên tục cụ thể là năm 2011 chi phí này là 67.814 triệu đồng, năm 2012 là 52.555 triệu đồng, năm 2013 tăng lên và chi phí của năm là 80,294 triệu đồng, nguyên nhân giảm là do phí vận chuyển hàng đi bán giảm, phí chứng từ và phí xếp dỡ hàng cũng giảm. Với kết quả này cho thấy công ty đã có hướng đi đúng và quản lý tốt khâu bán hàng của mình

- Chi phí QLDN: nguồn chi phi này chủ yếu từ phí ngân hàng chuyển tiền, phí dịch vụ mua ngoài và phí khác. So sánh giữa năm 2012 với năm 2011 thì chi phí này tăng 2.706 triệu đồng (tăng 12,0%), đồng thời tỷ trọng của chi phí này cũng tăng theo tương ứng từ 2,94% lên 4,12%. Đến năm 2013 chi phí này tăng lên nhiều nhiều hơn so với khoản tăng giữa năm 2012 so với năm 2011, với mức tăng 14.837 triệu đồng (tăng 58,9) so với năm 2012 và tỷ trọng của chỉ tiêu này cũng tăng lên 6,13%, sự biến động này là do chi phí ngân hàng chuyển tiền tăng mạnh trong năm 2012 và giảm mạnh trong năm 2013. Điều này cho thấy chi phí QLDN tại công ty quản lý tương đối tốt, công ty nên có chính sách kịp thời và phù hợp hơn nữa để giảm được chi phí QLDN của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trong tương lai.

- Chi phí khác: Chủ yếu là chi phí thanh lý tài sản, chi phí vận chuyển và chi phí thuê kho lạnh. Trong năm 2011 chi phí này rất ít, chỉ có 1.703 triệu đồng và chiếm khoản chi phí không đáng kể trong tổng chi phí tại công ty. Đến năm 2013, do công ty thanh lý nhiều tài sản nên phải tốn nhiều chi phí để vận chuyển, làm cho chi phí khác trong năm này tăng lên rất nhiều, tăng đến 65,3 so với năm 2012 và tỷ trọng chi phí này cũng tăng lên 0,64%. Sang năm 2012, mặc dù số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên, nhưng trong năm này công ty có thanh lý tài sản nhưng chi phí này vẫn tăng tương đương 34% (tăng 756

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm cửu long (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)