2.1.6.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh = Lợi nhuận gộp -(chi phí bán hàng + chi phí quản lý)
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
tài chính
= Doanh thu từ - chi phí tài chính hoạt động tài chính
19
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói cách khác, tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ (Nguyễn Minh Kiều, 2009, trang 93-94)
2.1.6.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp (Nguyễn Minh Kiều, 2009, trang 100-101).
2.1.6.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính tại công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông (Nguyễn Minh Kiều,2009, trang 97-98)