4.1. Kết luận:
Khoá luận đã nêu một cách khái quát cơ sở lý thuyết của marketing và marketing dược. Đưa ra vài nét khái quát về ngành dược và công ty Traphaco trên các mặt: quá trình hình thành - phát triển, tiến trình cổ phần hoá, phương hừớng hoạt động kinh doanh ...
Khoá luận đi sâu vào tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Công ty Traphaco về 2 sản phẩm Trajordan và Ampelop từ khi ra đời cho đến nay. Khoá luận chủ yếu tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới góc độ quản trị marketing.
Mặc dù là thuốc tân dược nhưng Trạịordan thuộc nhóm bổ dưỡng không cần kê đơn, ngược lại Ampelop có nguồn gốc dược liệu thuộc nhóm trị VLDDT dùng theo đơn của bác sĩ. Những đặc tính khác nhau như trên kéo theo sự khác nhau về các chính sách marketing áp dụng cho mỗi sản phẩm.
* Về cơ sở ra đời của 2 sản phẩm này có những nét khác nhau rõ rệt.
Ampelop là kết quả công trình nghiên cứu khoa học được áp dụng vào thực tế sản xuất. Trajordan được đưa ra dựa theo căn cứ về nhu cầu thị trường lớn và dựa theo công thức của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
4.1.1. Chính sách sản phẩm:
Công ty áp dụng chiến lược ăn theo đối với sản phẩm Trạịordan. Sản phẩm Trạịordan có công thức dạng bào chế và bao bì nhãn hiệu gần giống như Appeton with lysine (Kotrapharma - Malaysia). Khác với Trạịordan, Ampelop là một trong những sản phẩm nằm trong chiến lược phát triển sản phẩm mới hướng vào thuốc đông dược do công ty mua lại bản quyền từ một công trình nghiên cứu khoa học.
4.1.2. Chính sách giá:
+ Về mục tiêu định giá:
- Do không thua kém các sản phẩm cạnh tranh về chất lượng nên Trạịordan được ấn định giá với mục tiéu giành được tỷ phần thị trường cao.
- Đối với sản phẩm Ampelop, mục tiêu định giá của công ty căn cứ vào chiến lược định vị sản phẩm. Để đản đầu nhóm đỏng dược và cạnh tranh với các sản phẩm nổi tiếng của các hãng nước ngoài, côns ty đưa ra mục tiêu định siá là vị trí dẫn đầu về chất lượnơ sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
+ Căn cứ định giá:
- Đối với Trạịordan, công ty dùng phương pháp định giá theo lợi nhuận mục tiêu và tìm cách đẩy mạnh doanh số để đảm bảo lợi nhuận trong khi ấn định mức giá bán ra thấp.
- Đối với Ampelop, công ty dùng phương pháp định giá theo chi phí và đặc tính nổi trội của sản phẩm.
+ Chiến lược giá:
- Đối với Trajordan, chiến lược giá là "bám chắc thị trường". Cồng ty dùng ưu thế về giá để giúp cho Trajordan cạnh tranh với các sản phẩm khác từ đó xâm nhập vào chiếm lĩnh thị trường.
- Đối với Ampelop, công ty đã kết hợp khôn khéo giữa chiến lược giá ngự trị và chiến lược định giá cao.
4.1.3. Chính sách phân phối:
Nhìn chung hệ thống phân phối của công ty được áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi sản phẩm nên có sự khác nhau ít nhiều trong kênh phân phối.
- Trajordan được phân phối chủ yếu ở những thành phố lớn, những khu dân cư đông đúc và các quầy thuốc ở khoa nhi hay bệnh viện nhi trong toàn quốc.
- Ampelop được phân phối tập trung ở các hiệu thuốc xung quanh những bệnh viện có chuyên khoa tiêu hoá trên toàn quốc.
4.1.4. Chính sách xúc tiến:
Đối với Trajordan, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có vai trò rất lớn. Việc sử dụng chi phí xúc tiến của Trajordan cũng đạt hiệu quả cao. Do đó, để đẩy mạnh
tiêu thụ Trajordan công ty đã kết hợp cả chiến lược kéo và chiến lược đẩy. Tuy nhiên, chiến lược chủ đạo trone xúc tiến tiêu thụ vẫn là chiến lược đẩy. Công cụ xúc tiến chủ yếu là quảng cáo và xúc tiến bán.
Đối với Ampelop, chiến lược kéo là chiến lược chủ đạo trong xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Công cụ xúc tiến được sử dụng nhiều là quảng cáo và bán hàns cá nhân.
4.2. Kiến nghị:
• Trong những năm qua Traphaco đã đạt được một số thành cổng trong việc triển khai hoạt động marketing tại công ty, mặc dù vậy trong mỏi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc điều hành hoạt động marketing, cụ thể là:
- Phòng marketing có vai trò rất lớn trong việc phát hiện, kích thích nhu cầu đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường. Công ty nên thành lập phòng marketing ngang hàng với các phòng ban khác, trực tiếp tham mưu cho ban giám đốc về các quyế định marketing.
- Học hỏi kinh nghiệm về hoạt động marketing của các hãng nước ngoài hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam.
- Về chiến lược phát triển lâu dài: công ty cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và mua công nghệ, đầu tư nâng cấp dây truyền sản xuất GMP... để có được nhiều sản phẩm mới mang đặc trưng của Traphaco. Điều đó giúp cho thương hiệu Traphaco ngày càng được xây dựng và củng cố.
- Về giải pháp ngắn hạn: công ty cũng nên xây dựng và duy trì danh mục sản phẩm phong phú, bao gồm cả các sản phẩm bán theo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tìm kiếm lợi nhuận.
• Từ bài học thành công của Traphaco, các doanh nghiệp khác trong nước cần đi sâu vào phát triển sản phẩm mới theo hướng đông dược. Khi chưa có đủ khả năng cạnh tranh với nhóm tân dược, các doanh nghiệp cần khai thác thế mạnh nguồn dược liệu trong nước, đưa những phương thuốc quý vào áp dụng kỹ thuật của các dạng bào chế mới để đưa ra sản phẩm đông dược có giá trị cao.
• vể phía nhà nước:
Tăng cường hỗ trợ cho công tác NCKH để có những công trình khoa học mang tính khả thi cao, có thể áp dụns vào thực tiễn, từ đó đưa ra các sản phấm có chất lượn2. vượt bậc. Khuyến khích việc kết hợp ngành dược với các ngành khoa học khác (hoá học, sinh học...) để phát huy tối đa thế mạnh của nguồn lực chất xám trong nước ứnc dụng vào công nghệ dược phẩm.