0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Các yếu tố thuộc môi trường ngành

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHO THUÊ MÁY BAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 2015 (Trang 37 -37 )

Lịch sử phát triển của thị trường

a. Thị trường hàng không

Lĩnh vực hàng không là một ngành kinh tế quan trọng và đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển thương mại, du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong quá trình phát triển của ngành hàng không, các nhà sản xuất máy bay đã áp dụng rất nhiều những tiến bộ khoa học để cho ra đời những loại máy bay mới, từ việc sản xuất những máy bay thương mại đầu tiên vào thập kỉ 50 cho đến việc chế tạo ra những máy bay thân rộng vào thập kỉ 70 của thế kỷ 20. Đến nay, các tiến bộ khoa học, kỹ thuật luôn được ứng dụng trong việc thiết kế và sản xuất các máy bay hiện đại, nâng cao độ an toàn, tin cậy trong khai thác, bảo dưỡng, đồng thời giảm các chi phí cho nhà khai thác, thân thiện với môi trường. Việc tự do hóa ngành hàng không với chính sách mở cửa bầu trời, được thực hiện trước tiên tại Mỹ, khiến ngành hàng không trở thành ngành có sức cạnh tranh cao trong trên toàn thế giới.

Ngày nay, ngành hàng không thế giới có khoảng hơn 2000 hãng hàng không, khai thác các chuyến bay thương mại đến hơn 3700 sân bay trên toàn thế giới. Đặc biệt, loại hình kinh doanh hàng không chi phí thấp đang ngày càng phát triển. Đến thời điểm hiện tại, IATA thống kê doanh thu từ việc vận chuyển hành khách và hàng hóa của các hãng hàng không từ năm 2000 đến 2010 như sau:

Biểu đồ Doanh thu hành khách/km (Revenue Passenger Kilometres)

Bảng 2.7: Doanh thu tấn hàng hóa/km

Biểu đồ doanh thu tấn hàng hóa/km (Freight Tonne Kilometres)

Biểu đồ hệ số tải hành khách và hàng hóa

b. Thị trường cho thuê máy bay

Cùng với sự phát triển của thị trường vận chuyển hàng không thế giới, ngành kinh doanh cho thuê máy bay cũng có bước tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu thuê ngày càng tăng của các hãng hàng không/vận tải trên thế giới, đặc biệt tập trung vào dòng máy bay thân hẹp và có tầm bay trung như dòng máy bay A320, B737. Trong những năm gần đây, có khoảng 40% số lượng máy bay chuyển giao của Boeing và Airbus (khoảng hơn 400 máy bay/năm) được tài trợ thông qua hình thức thuê hoạt động. Dự kiến trong khoảng 5 năm tới khi thị trường tài chính phục hồi và phát triển sau đợt suy thoái trong năm 2008 và đầu năm 2009, sẽ có khoảng hơn 450 tỉ USD dành cho hoạt động tài trợ vốn thuê mua máy bay1.

Thực tế cho thấy lĩnh vực kinh doanh cho thuê máy bay là lĩnh vực có tỉ lệ sinh lợi cao trong ngành hàng không, tuy nhiên cũng gặp rất nhiều rủi ro khi thị trường tài chính suy thoái. Trên thế giới số lượng công ty hoạt động

trong lĩnh vực cho thuê máy bay không nhiều và hoạt động cho thuê chỉ tập trung ở một số công ty cho thuê lớn như ILFC, GECAS, AWAS, AERCAP, DAE, BOC Aviation. Đứng đằng sau các hoạt động cho thuê máy bay của các công ty là vai trò cung cấp nguồn tài chính của các định chế tài chính lớn trên thế giới như America Insurrance Group, Bank of China, GE Capital Services… với khả năng huy động vốn nhanh và lớn cho các giao dịch thuê mua.

Chu kì phát triển của thị trường

Trong vòng 20 năm trở lại đây, ngành hàng không thế giới có tốc độ phát triển trung bình khoảng hơn 5%/năm. Số liệu thống kê của IATA cho thấy tốc độ tăng trung bình hàng năm của ngành hàng không thường gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

Năm 1990- 1991, thị trường hàng không suy thoái do ảnh hưởng của chiến tranh vùng Vịnh với mức tăng trưởng âm khoảng 4%. Nhưng sau đó lại phục hồi rất nhanh và tăng đến 12% trong năm 1992- 1999.

Đến năm 2001, thị trường hàng không lại tiếp tục rơi vào suy thoái và phải mất hai năm, vào năm 2003 sau thị trường hàng không mới phục hồi trở

Bảng 2.9: Biểu đồ tăng trưởng vận chuyển hành khách và tăng trưởng GDP toàn cầu

của suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường hàng không lại sụt giảm và hiện đang từng bước phục hồi. Tuy nhiên, do nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình phục hồi nên mức độ phục hồi của ngành hàng không vẫn chưa cao như các chu kỳ trước.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến ngành hàng không

a. Ảnh hưởng của các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống

- An ninh truyền thống: Ngành hàng không thế giới từng phải chứng kiến nhiều ảnh hưởng xấu của các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới. Năm 1990, 1991 cuộc chiến tại vùng Vịnh lần 1 đã khiến ngành hàng không suy thoái nặng nề. Sự kiện 11/9 năm 2001 với các cuộc tấn công khủng bố vào Mỹ và cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan, cuộc chiến vùng Vịnh lần 2 vào năm 2002, 2003 cũng khiến ngành hàng không gặp rất nhiều khó khăn và phải mất một vài năm mới phục hồi. Hiện tại, vẫn còn những nguy cơ đe dọa đến an ninh toàn cầu nói chung và ngành hàng không nói riêng như cuộc chiến chống khủng bố vẫn tiếp diễn tại Afghanistan, Pakistan, vấn đề hạt nhân của Iran, cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, điểm nóng mâu thuẫn trên Biển Đông… Những mối đe dọa này rất có thể biến thành một cuộc chiến tranh khu vực và khi có chiến tranh xảy ra, ngành hàng không sẽ là ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên.

- An ninh phi truyền thống: Các loại bệnh dịch truyền nhiễm lây lan khắp toàn cầu cũng là những mối đe dọa đến sự phát triển của ngành hàng không. Dịch bệnh về đường hô hấp cấp tính SARS, dịch cúm gia cầm H5N1, H1N1… đã hạn chế nhu cầu đi lại bằng đường hàng không từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ châu lục này sang châu lục khác. Ngoài ra, những thảm họa thiên nhiên như bão lụt, núi lửa phun trào cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt

b. Ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới

Ngành hàng không có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Khi kinh tế phát triển, ngành hàng không cũng có sự tăng trưởng do các hoạt động thương mại tăng lên và khi nền kinh tế suy thoái, ngành hàng không cũng bị ảnh hưởng. Sự tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, khu vực Trung Đông tiếp tục tạo động lực cho sự tăng trưởng vận chuyển hành khách và hàng hóa. Ngành hàng không tại các khu vực Bắc Mỹ, Nhật Bản và khu vực Châu Âu vừa phải chịu suy thoái do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên về dài hạn, đây sẽ vẫn là những khu vực có tốc độ phát triển hàng không ổn định khi nền kinh tế phục hồi.

c. Chính sách tự do hóa bầu trời

Tiến trình toàn cầu hóa có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của ngành hàng không do nhu cầu giao thương, trao đổi văn hóa giữa các nền kinh tế ngày càng phát triển. Nhiều quốc gia đã thực hiện chính sách mở cửa bầu trời, tạo điều kiện cho ngành hàng không phát triển. Tuy nhiên, đối với những quốc gia có ngành hàng không phát triển, tự do hóa bầu trời là cơ hội để các hãng hàng không lớn xâm nhập thị trường các nước khác và cạnh tranh trực tiếp với chính các hãng nội địa. Nếu các hãng nội địa không có tiềm lực hoặc chính sách phát triển phù hợp thì sẽ bị mất thị phần. Đây cũng là hạn chế trong quá trình cạnh tranh để phát triển của ngành hàng không.

d. Giá nhiên liệu

Giá nhiên liệu bay thường chiếm khoảng 30% - 40% chi phí đầu vào của các hãng hàng không. Vì vậy, giá nhiên liệu biến động sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành hàng không toàn cầu.

Tình hình cạnh tranh

a. Cạnh tranh trong nước:

Hiện tại VALC là công ty duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cho thuê máy bay và chưa có một công ty nào khác trong nước có đủ năng lực về vốn và nhân sự để thực hiện các hoạt động tương tự của VALC.

VALC được thành lập với mục đích hỗ trợ sự phát triển ngành hàng không Việt Nam. Trước mắt VALC tập trung hỗ trợ phát triển đội bay theo chiến lược phát triển đội bay của VNA và sau đó từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh cho thuê máy bay đối với các hãng hàng không khác trong nước nếu có nhu cầu. Ngoài việc thuê máy bay của VALC, VNA cũng đang thuê máy bay của các công ty cho thuê khác trên thế giới như ILFC, GECAS, AWAS… Do đó, thực chất VALC đang phải cạnh tranh với các công ty cho thuê máy bay quốc tế với rất nhiều thế mạnh trong đàm phán giá mua máy bay, khả năng huy động vốn vay với chi phí thấp hơn rất nhiều – hai trong số những yếu tố đầu vào quan trọng nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh của VALC với chính các công ty này trong thị trường cho thuê máy bay ở Việt Nam.

Trong tương lai, khi số lượng các hãng hàng không trong nước tãng lên cùng với nhu cầu phát triển đội bay, các hãng hàng không sẽ có nhiều nhu cầu thuê máy bay và sẽ có nhiều công ty cho thuê máy bay quốc tế nhảy vào thị trường Việt Nam, do đó áp lực cạnh tranh của VALC sẽ ngày càng cao.

b. Cạnh tranh trong khu vực:

Theo đánh giá của các hãng chế tạo máy bay như Boeing, Airbus, trong khoảng 10 năm đến 20 năm tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục có tốc độ tăng trưởng hàng không nhanh, đi kèm đó là nhu cầu đặt hàng mua máy bay, thuê máy bay sẽ tăng cao.

Boeing dự kiến đến năm 2028 sẽ có khoảng 8.960 máy bay được chuyển giao cho các hãng hàng không thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và tập trung chủ yếu vào dòng máy bay thân hẹp như A320, A321 hoặc B737 NG. Các công ty cho thuê máy bay đang có thị phần lớn ở khu vực này như ILFC, GECAS, BOC Aviation… sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho thuê máy bay vào thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ vì đây là hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới, vùng lãnh thổ rộng lớn và có tốc độ phát triển ngành hàng không cao.

Các quốc gia thuộc khối ASEAN cũng được đánh giá là khu vực có tốc độ phát triển hàng không năng động nhất là các hãng hàng không lớn trong khu vực như Singapore Airlines, Vietnam Airlines, Garuda Airlines… đều mong muốn phát triển đội bay để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thúc đẩy hoạt động du lịch, thương mại và cạnh tranh với các hãng khác trên thế giới. Dự kiến các hoạt động thuê mua máy bay tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ diễn ra hết sức sôi động.

Mặt khác, Việt Nam hiện có mối quan hệ sâu rộng về mặt chính trị đặc biệt là về kinh tế với các quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương như Lào, Campuchia, Myanma, có thế mạnh về tiềm năng du lịch cũng như nền kinh tế đang từng bước hội nhập với khu vực một cơ sở quan trọng để cho ngành hàng không tại các quốc gia này phát triển. Đây là lợi thế cạnh tranh mà

Dự báo thị trường hàng không thế giới trong 5 năm tới

Trong dự báo về thị trường hàng không toàn cầu (Global Market Forcast) giai đoạn 2009-2028, Airbus nhận định thị trường hàng không sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ mặc dù vừa phải trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một số nhân tố chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành hàng không thế giới như sau:

- Nền kinh tế toàn cầu phục hồi là động lực để thúc đẩy ngành hàng không thế giới tiếp tục đi lên.

- Tiến trình toàn cầu hóa đã, đang và sẽ là cầu nối để các hãng hàng không nói riêng, ngành hàng không toàn cầu nói chung tìm được con đường kết nối để phát triển bền vững và tạo nhiều lựa chọn cho khách hàng khi đi lại bằng đường hàng không.

- Hàng không chi phí thấp sẽ tiếp tục tăng trưởng nhất là tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

- Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tại các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiếp tục tăng cao buộc các hãng hàng không phải nhanh chóng phát triển đội bay để đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Các sân bay trên thế giới sẽ được cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới để đáp ứng nhu cầu đi lại của hàng khách cũng như nhu cầu trung chuyển hàng hóa, đặc biệt có thể tiếp nhận các máy bay thân lớn.

Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tăng trưởng của thị trường hàng

không thế giới

Dự báo tăng trưởng vận chuyển hàng không theo khu vực

Số lượng máy bay có thể chuyển giao

Số lượng máy bay chuyển giao theo khu vực

Giá trị thị trường máy bay Giá trị thị trường máy bay theo khu vực

- Kinh tế toàn cầu phục hồi đi kèm là nhu cầu về năng lượng tăng cao, điều này sẽ dẫn đến giá nhiên liệu sẽ biến động thất thường, ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của các hãng hàng không. Tương lai, khi nhiên liệu truyền thống cho ngành hàng không cạn kiệt, con người sẽ phải tìm kiếm các dạng năng lượng khác để phục vụ cho sự phát triển của ngành hàng không toàn cầu.

- Trước những thách thức của vấn đề tiết kiệm chi phí, các hãng chế tạo máy bay sẽ tiếp tục cho ra đời những dòng máy bay mới được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, ứng dụng những loại vật liệu mới, tiết kiệm nhiên liệu hơn và thân thiện với môi trường.

Dự báo nhu cầu máy bay trong khu vực và trên thế giới

Theo dự báo thị trường hàng không thế giới của Boeing từ năm 2009 đến 2028 (Boeing Current Market Outlook), ngành hàng không thế giới tiếp

tục tăng trưởng mạnh mẽ và nhu cầu chuyển giao máy bay tiếp tục tăng lên đặc biệt tập trung vào dòng máy bay thân hẹp.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHO THUÊ MÁY BAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 2015 (Trang 37 -37 )

×