2.3.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Kinh tế Việt Nam trong năm 2011 đạt mức tăng trưởng GDP 5.89% trong đó quý một tăng 5.57% quý hai tăng 5.68% quý ba tăng 6.07% và quý bốn là 6.1%. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm trong nước tuy thấy hơn mức 6.78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất khó khăn và cả nước tập chung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Về tiềm năng tăng trưởng dài hạn, các nhà dự báo kinh tế đa phần đều có cái nhìn tương đối lạc quan về nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng GDP khoảng 6-7%/năm được dự báo là có thể duy trì trong vài năm tới. Tuy vậy, các bài toán thâm hụt cán cân thương mại và lạm phát trong thời
cân thương mại của Việt Nam các năm qua liên tục ở mức cao (18 tỷ USD (2008), 12 tỷ USD (2009), và 13,5 tỷ USD năm 2010. Về lạm phát, CPI năm 2010 tăng 11,8% so với 2009, CPI năm 2009 là 7%, năm 2008 là 20%. Các con số cho thấy việc kiềm chế lạm phát và nhập siêu trong khi vẫn giữ vững mục tiêu phát triển kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu sẽ tiếp tục là bài toán nan giải của nền kinh tế.
* Lãi suất: Lãi suất cơ bản từ mức 7% vào cuối 2009 đã được điều
chỉnh lên 8% trong năm 2010 và 9% đầu năm 2011. So với năm 2010, cơn sốt tăng lãi suất huy động trong các NH chưa có nhiều tín hiệu hạ nhiệt và lãi suất tiền gửi VNĐ đang ở mức khoảng 13-14% với các kỳ hạn dưới 1 năm. Lãi suất cho vay hiện đang ở mặt bằng khá cao (khoảng 18-20%). Lãi suất huy động và cho vay được đẩy lên cao cho thấy các ngân hàng vẫn đang gặp khó khăn trong huy động vốn.
Trong vài năm tới, với tốc độ lạm phát dự kiến vẫn ở mức cao và yêu cầu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất huy động và cho vay bằng VND được dự báo là khó có khả năng giảm nhiều trong ngắn hạn so với mức hiện tại. Điều này sẽ tiếp tục gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn kinh doanh.
Với các doanh nghiệp vay vốn bằng USD, lãi suất cho vay hiện tại (khoảng 7%-8%/năm) và trong thời gian tới được đánh giá là cạnh tranh hơn so với lãi suất vay VND. Tuy vậy, các doanh nghiệp vay USD lại phải đối mặt với rủi ro tỷ giá nếu VND tiếp tục mất giá so với USD như các năm gần đây.
* Tỷ giá: Sau những biến động lớn năm 2010 và đầu năm 2011, trước
sức ép của lạm phát và nhập siêu, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND hiện đang ở mức 20.693 VND/USD (tăng 9,3% tương đương 1.761
đồng/USD so với cuối năm 2010) . Biên độ dao động tỷ giá được điều chỉnh giảm từ 3% xuống còn 1%.
Với quan điểm của chính phủ Việt nam về việc điều chỉnh tỷ giá linh hoạt để khuyến khích xuất khẩu, dự báo trong thời gian tới, tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường liên ngân hàng có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng với những bước đi vừa phải, phù hợp với tình hình của nền kinh tế.
Môi trường công nghệ
Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền tri thức. Thời đại kinh tế tri thức thay thế thời đại công nghiệp và ngành sản xuất máy bay trên thế giới cũng không vượt ra ngoài quan điểm đó. Ngày nay để đáp ứng nhu cầu đi lại đường dài người ra sản xuất ra những chiếc may bay lớn có khả năng bay xuyên lục địa có khoang riêng dành cho hạng thương gia, hay những chiếc máy bay cá nhân có tốc độ cao đạt tới 1000km/h và có thể bay liền 13000 km.
Sự phát triển khoa học công nghệ đã phát minh ra nhiều loại máy bay với những tính năng vượt trội. Sự cần thiết đặt ra với những công ty cho thuê máy bay như VALC là phải biết nắm vững những xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới để có sự đầu tư thỏa đáng và sản phẩm.
Môi trường pháp luật và chính trị
Việt Nam được nhận định là một trong những nước có nền chính trị và pháp luật ổn định trong khu vực và trên thế giới, điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, mở rộng thị trường, giao lưu hợp tác liên kết quốc tế. Các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia đầu tư vào Việt Nam không phải lo sợ về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội bất ổn như nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, VALC dưới sự cho phép của Thủ Tướng Chính Phủ, hưởng nhiều ưu đãi về chính sách (miễn thuế nhà thầu, bảo lãnh miễn phí của Bộ tài chính đối với các khoản vay nước ngoài cho các dự án đầu tư máy bay...) Đây là lợi thế cạnh tranh, góp phần tăng hiệu quả đầu tư của các dự án mà Công ty thực hiện.
Bảng 2.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE
STT Các nhân tố bên ngoài chủ yếu
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 0.1 3 0.3 2 Điều kiện tự nhiên khu vực thuận lợi 0.04 2 0.08 3 Còn nhiều phân khúc thị trường bỏ
ngỏ
0.06 2 0.12
4 Chính sách khuyến khích phát triển của Chính Phủ
0.15 4 0.6
5 Lãi suất ngân hàng liên tục tăng 0.13 1 0.13
6 Tỷ giá biến động tăng 0.12 1 0.12
7 Ngành hàng không toàn cầu trong giai toạn tăng trưởng
0.07 3 0.21
8 Tiến trình toàn cầu hóa tăng 0.08 3 0.24
9 Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng
0.15 4 0.6
10 Kinh tế thế giới đang dần phục hồi 0.1 3 0.3
Qua phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài EFE tổng số điểm công ty đạt được là 2.7 cao hơn mức trung bình (2.5) điều này cho thấy VALC đang phản ứng tốt với những cơ hội và đe dọa từ bên ngoài.
2.3.2. Đánh giá các yếu tố thuộc nội bộ công ty
Công tác quản trị
- Quyết định quản trị: Hiện tại các công ty cho thuê máy bay lớn trên thế giới đều do các tập đoàn tài chính lớn nắm quyền sở hữu chi phối ( như ILFC có AIG, BOC Avitation có BOC, GECAS có GE caption...) Trong khí đó, cơ cấu sở hữu của VALC là công ty cổ phần hiện đang dàn trải, không có cổ đông chi phối nên các quyết định lớn và quan trọng của VALC thường được thông qua các cổ đông theo quy trình riêng của từng cổ đông dẫn đến việc chậm trễ trong việc ra quyết định quan trọng.
- Cơ cấu tổ chức của công ty: Cơ cấu tổ chức của VALC hiện đã bao gồm những bộ phận cơ bản của một công ty cho thuê máy bay song ở quy mô và số lượng nhân sự gọn hơn phù hợp với quy mô hoạt động nên đã hợp nhất một số bộ phận chung với nhau để thuận tiện trong tổ chức và quản lý, cụ thể gồm có:
Hội đồng quản trị Tối thiểu 5 thành viên, tối đa 11 thành viên Ban Điều hành Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh Phó Tổng Giám đốc Tài chính Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật Quản lý Máy bay - Bán và tiếp thị
- Hợp đồng và quản lý BFE - Thanh toán/bảo dưỡng
- Tài chính dự án - Kế hoạch - Đầu tư Văn phòng - Hành chính, nhân sự - IT - Thư ký Kế toán Tài chính - Kế toán
- Tài chính Pháp chế Bảo hiểm - Pháp chế
- Bảo hiểm
Bảng 2.2: cơ cấu tổ chức của công ty
Công tác Marketing
- Thị trường mục tiêu: Thị trường mục tiêu của VALC là các hãng hàng không trong nước, khách hàng chính là Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VAC). Mục tiêu của VALC trong thời gian tới là tập chung và các loại máy bay thân hẹp tầm trung và các may bay thương gia.
- Công tác xây dựng thương hiệu: Trong thời gian qua VALC luôn cố gắng, nỗ lực và không ngừng hoàn thiện mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho khách hàng tạo bước đệm cho việc xây dựng thương hiệu VALC ngày càng mạnh mẽ. Đó là quyết tâm không ngừng của cán bộ nhân viên VALC.
Công tác tài chính kế toán:
Tình hình tài chính của công ty khá lành mạnh. Với đặc thù ngành kinh doanh chịu thuế hàng năm công ty đều chấp hành đóng thuế đầy đủ cho nhà nước theo quy định.
STT Hạng mục 2011
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 249,527
2 Giá vốn hàng bán (KH) -175,171
3 Lợi nhuận gộp về bán hàng 74,355
4 Doanh thu hoạt động tài chính 14,861
5 Chi phí tài chính -11,647
6 Chi phí quản lý doanh nghiệp -20,337
7 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 57,232
8 Thu nhập từ đánh giá CL ngoại tệ 0
9 Lãi/lỗ từ đánh giá CL ngoại tệ đặt cọc, quỹ
bảo dưỡng (*) 13,070
10 Lợi nhuận trước thuế 70,303
Công tác nhân sự
Do bộ máy tổ chức đã được định hình, gồm những bộ phận cơ bản của một công ty cho thuê máy bay nên về giai đoạn 2011-2012 và định hướng đến 2015 không có nhiều sự thay đổi trong bộ máy tổ chức, chỉ bổ sung thêm cán bộ cho phù hợp với khối lượng công việc gia tăng cùng với số lượng máy bay và việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp nhân sự giai đoạn 2011 – 2012
Vị trí 2011 2012
Ban Điều hành 3 3
Tổng Giám đốc 1 1
Phó Tổng giám đốc 2 2
Phòng Kế hoạch Đầu tư 6 8
Trưởng phòng 1 1
Phó Trưởng phòng 2 2
Trưởng nhóm 1 1
Chuyên viên 2 4
Phòng Quản lý máy bay 8 10
Trưởng phòng 1 1 Phó Trưởng phòng 2 2 Trưởng nhóm 1 3 Chuyên viên 4 4 Văn phòng 6 7 Trưởng phòng 1 1 Phó Trưởng phòng 1 1
Thư ký, nhân sự, tiền lương 1
IT 1 1
Hành chính quản trị, lái xe 2 2
Văn thư Lễ tân 1 1
Kế toán Tài chính 5 6
Trưởng phòng 1 1
Phó Trưởng phòng 1 1
Kế toán tổng hợp 1 2
Kế toán viên, thủ quỹ 2 2
Pháp chế bảo hiểm 3 4
Trưởng phòng 1 1
Phó Trưởng phòng 0 1
Chuyên viên 2 2
ngộ của người lao động. Mặc dù cơ chế tiền lương hiện tại đã tương đối phù hợp, đã gắn hiệu quả công việc với mức thu nhập, có tính ổn định song các bậc lương cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với mặt bằng, thu nhập của các cổ đông BIDV và VAC đặc biệt là cấp quản lý. Bên cạnh tiền lương hàng tháng, Công ty cần tạo lập quỹ khen thưởng phúc lợi gắn với doanh thu, kết quả kinh doanh. Quỹ này sẽ được dùng vào những dịp sơ kết, tổng kết gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của người lao động để tạo động lực phấn đấu.
Bảng 2.5: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)
STT Các nhân tố bên ngoài chủ yếu
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng
1 Công tác quản trị chiến lược 0.11 3 0.33
2 Đội ngũ nhân viên 0.1 3 0.3
3 Ban điều hành ra quyết định nhanh chóng
0.12 1 0.12
4 Uy tín thương hiệu 0.11 3 0.33
5 Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất 0.07 3 0.21
6 Cơ cấu tổ chức hợp lý 0.07 4 0.27
7 Hệ thống thông tin hiện đại 0.08 3 0.24
8 Hiệu quả marketing 0.1 2 0.2
9 Chính sách lương thưởng chưa phù hợp
0.09 2 0.18
10 Định vị doanh nghiệp tốt 0.15 3 0.3
Tổng 1.00 2.48
thế mạnh ở VLAC là có một cơ cấu tổ chức hợp lý, đội ngũ nhân viên chất lượng và công tác định vị doanh nghiệp rất tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn những điểm yếu như việc ra các quyết định quan trọng chưa được nhanh chóng, chính sách lương thưởng có phần chưa phù hợp