LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH Giai đoạn 2011 – 2015:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 50)

V. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TẾ 1 HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG:

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH Giai đoạn 2011 – 2015:

c. Chi sự nghiệp y tế: 294.320.845 triệu (ngân sách trung ương:

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH Giai đoạn 2011 – 2015:

Giai đoạn 2011 – 2015:

a. Các cơ sở y tế dự phòng:

Nghiên cứu, sắp xếp, hợp nhất, lồng ghép một số Trung tâm thuộc y tế dự phòng tuyến tỉnh/thành phố, giảm dần 1 số đầu mối.

Ưu tiên củng cố, ổn định và đầu tư phát triển hệ thống y tế dự phòng các tuyến về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ y tế dự phòng, đặc biệt là mạng lưới y tế dự phòng tuyến huyện.

Nâng cấp phòng xét nghiệm an toàn sinh học Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đạt tiêu chuẩn quốc tế cấp 4 với trình độ kỹ thuật cao. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đạt trình độ cấp 3.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp các đơn vị kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập quốc tế, tăng cường năng lực của hệ thống kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống ngộ độc thực phẩm. Tăng cường đầu tư, nâng cấp Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của các tỉnh;

Vệ sinh môi trường: Bảo đảm 85% các cơ sở y tế xử lý chất thải y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn.

b. Các cơ sở khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng:

Củng cố và hoàn thiện mạng lưới khám chữa bệnh, đặc biệt là tuyến tỉnh, và các bệnh viện chuyên khoa (chấn thương chỉnh hình, ung bướu, sản, nhi …), nâng cấp các bệnh viện đa khoa vùng.

Điều chỉnh phân tuyến kỹ thuật theo hướng mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế;

Hoàn thành đề án xây dựng 4 Trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, Huế TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Chống quá tải bệnh viện: Triển khai các giải pháp toàn diện hiệu quả để từng bước giảm quá tải bệnh viện.

Đổi mới cơ chế tài chính bệnh viện: Tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới cơ chế tài chính bệnh viện và đổi mới cơ chế chi trả dịch vụ y tế (thanh toán theo theo định suất, trường hợp bệnh, DRGs…) Đảm bảo tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho y tế ở mức 10% trở lên.

Củng cố các cơ sở khám chữa bệnh Y dược học cổ truyền, đầu tư nâng cấp các bệnh viện y học cổ truyền tại các địa phương.

c.Mạng lưới y tế xã/ phường, thị trấn và tương đương:

Đầu tư cho y tế xã về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ theo quyết định 950 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo 80% số xã có bác sỹ hoạt động, trên 95% xã có nữ hộ sinh trung học, 70% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã;

Phát triển y tế tư nhân, đặc biệt là các bệnh viện tư nhân, tỷ lệ giường bệnh đạt tối thiểu 5 giường bệnh/vạn dân.

d. Phát triển nguồn nhân lực:

Nâng cấp các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, đầu tư nâng cấp trang thiết bị giảng dạy;

Tiếp tục đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo bác sỹ, dược sỹ hệ chính quy, mở rộng đào tạo nữ hộ sinh, điều dưỡng;

Tăng cường đào tạo sau đại học (BSCK1, BSCK2, Thạc sỹ, Tiến sỹ), khuyến khích và hỗ trợ cho cán bộ miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng

bằng Sông Cửu Long theo học các lớp đào tạo sau đại học. Tiếp tục thực hiện đề án 1816 về luân chuyển cán bộ y tế từ tuyến sau về tuyến trước.

e. Thuốc, vắc xin và sinh phẩm y tế:

Tiếp tục triển khai thực hiện Luật dược, tăng cường phát triển công nghiệp dược trong nước đảm bảo cung ứng thuốc tối thiểu 60% nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đặc biệt là thuốc thiết yếu.

Cải tiến công nghệ, tăng chất lượng việc sản xuất thuốc vắc xin, đạt tiêu chuẩn GMP của WHO.

f. Trang thiết bị y tế:

Tăng cường sản xuất trang thiết bị y tế trong nước, trong giai đoạn 2011 – 2015 là các trang thiết bị thông dụng, đồng thời từng bước đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế công nghệ cao, đầu tư các dây truyền công nghệ tiên tiến cho sản xuất trang thiết bị y tế, cung ứng tối thiểu 60% nhu cầu thông dụng cho các cơ sở y tế.

Tiến hành đánh giá hiện trạng và nhu cầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế các tuyến; rà soát, cặp nhật danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho các cơ sở y tế.

Giai đoạn 2015 – 2020:

Tăng cường đầu tư và hoàn thiện các cơ sở y tế dự phòng từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm các phòng xét nghiệm an toàn sinh học đạt tiêu chuẩn quốc tế theo quy định cho từng tuyến, từng đơn vị. Trong đó phòng xét nghiệm an toàn sinh học Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đạt tiêu chuẩn cấp 4 và ở các Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Pasteur Nha Trang đạt tiêu chuẩn cấp 3.

Thống nhất 1 tổ chức vừa thực thi quản lý nhà nước và mang tính tác nghiệp cụ thể các trung tâm làm nhiệm vụ y tế dự phòng tuyến tỉnh/thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nâng cấp các trường Trung học y tế tỉnh còn lại thành trường Cao đẳng y dược.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các bệnh viện Trung ương, Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện vùng, đạt bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng 1, đáp ứng tiêu chí bệnh viện của nước có nền công nghiệp phát triển về quản lý chất lượng bệnh viện.

Y tế cơ sở đến 2020, số xã trong toàn quốc đạt tiêu chí Quốc gia về y tế là 80%, đào tạo và cung cấp túi dụng cụ cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản theo tiêu chuẩn đào tạo của Bộ Y tế, phấn đấu đạt 80% số thôn bản trong toàn quốc có nhân viên y tế thôn bản hoạt động.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 50)