0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đảm bảo nguồn nhân lực y tế:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 46 -46 )

V. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TẾ 1 HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG:

c. Chi sự nghiệp y tế: 294.320.845 triệu (ngân sách trung ương:

1.3. Đảm bảo nguồn nhân lực y tế:

a. Phát triển nguồn nhân lực y tế với chất lượng ngày càng cao đảm bảo đến năm 2020, có 9 bác sỹ/vạn dân, 2,2 dược sỹ đại học trên/ vạn dân, bảo đảm cơ cấu cán bộ y tế là 1 bác sỹ/ 3,5 y tá - điều dưỡng (trung học, cao đẳng và đại

học); Tuyến huyện có ít nhất 1 đến 3 dược sỹ đại học; ưu tiên nguồn nhân lực cho hệ thống y tế dự phòng, đào tạo cán bộ chuyên khoa ung thư, tim mạch, nhi, chấn thương chỉnh hình, hồi sức cấp cứu để bổ sung cho các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện.

b. Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo, thực hành của các trường y dược, nâng cấp thư viện điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đào tạo giảng dạy. Huy động nguồn lực xã hội để đa dạng hoá các loại hình đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo nhân lực y tế nhằm đáp ứng kịp tiến độ đầu tư nâng cấp mạng lưới bệnh viện từ Trung ương đến địa phương.

c. Nghiên cứu xây dựng đề án đào tạo liên tục nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, trước mắt cần tổ chức các khoá đào tạo và bố trí đủ kinh phí để đào tạo các ký năng làm việc theo nhóm thuộc các chuyên khoa đang có nhu cầu lớn là ung thư, tim mạch, nhi, phụ sản, chấn thương chỉnh hình, hồi sức cấp cứu cho các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chuyên khoa cho nhân dân và hỗ trợ giảm tải các bệnh viện của Trung ương, Hà Nội và TP, Hồ Chí Minh.

d. Xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý để huy động cán bộ y tế làm việc ở các tuyến huyện, xã và các vùng khó khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

e. Đầu tư, nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng cho các trường và các cơ sở thực hành của trường, nâng cấp thư viện điện tử, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đào tạo giảng dạy;

f. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ y tế, từng bước hiện đại hoá kỹ thuật y tế như chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hoá sinh, lý sinh, miễn dịch, di truyền, sinh học phân tử, công nghệ gen…

g. Triển khai công nghệ đánh giá công nghệ y tế để xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, đồng thời bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế, mở các khoá đào tạo ngắn hạn và trung hạn về công tác quản lý cho cán bộ y tế, đặc biệt là quản lý bệnh viện và coi đây là một tiêu chí để xem xét bố trí cán bộ quản lý trong ngành y tế.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 46 -46 )

×