Dự báo nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 31)

D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010,

3. Dự báo nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân:

- Quy mô dân số và cơ cấu bệnh tật là yêu cầu cơ bản để xác định ưu tiên phát triển y tế, lựa chọn kỹ thuật y tế thích hợp đáp ứng yêu cầu về công tác Y tế dự phòng và khám chữa bệnh cho nhân dân;

Trong những năm tới, tình hình bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện các bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh vẫn còn cao. Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi như Ebola, Sốt thung lũng Rilf, xảy ra tại một số quốc gia trên thế giới có nguy cơ xâm nhập vào nước ta, một số dịch bệnh như, đại dịch cúm A(H5N1), bệnh tay chân miệng là những bệnh mới xuất hiện, nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng của số đông người dân trong nước và toàn cầu.

- Ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội đang ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ ngày càng ra tăng. Ô nhiễm chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật. Các tệ nạn xã hội như nghiện, chích ma tuý, mại dâm là nguyên nhân gia tăng bệnh AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát. Số mắc HIV/AIDS hiện chiếm tới 0,12% dân số, dự báo mỗi năm Việt Nam có thêm 12.000 đến 18.000 người nhiễm mới,

HIV/AIDS gia tăng làm cho bệnh Lao trở lên trầm trọng hơn, đặt ra nhu cầu rất lớn về cơ sở, nguồn lực để điều trị.

Bệnh Lao diễn biến phức tạp, tỷ lệ kháng thuốc tăng, tỷ lệ mắc khoảng 110 – 115/100.000 dân. Theo thống kê văn phòng WHO khu vực số nhiễm Lao ở Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước có số mắc lao cao nhất Thế giới. Tổng số bệnh nhân lao ở nước ta chiếm 11% tổng số bệnh nhân lao của các nước và đứng thứ 3 trong khu vực Tây Thái Bình Dương (sau Trung quốc 61% và Philippin 13%, khoảng 1% - 54% bệnh nhân lao nhiễm HIV);

Bệnh phong: Việt Nam đặt mục tiêu loại trừ bệnh phong vào năm 2010 theo các tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành (Quyết định 264/2002/QĐ – BYT). Mặc dù bệnh có xu hướng giảm nhưng ở một số tỉnh, tập trung ở khu vực Tây Nguyên và Miền Trung tỷ lệ lưu hành và mắc mới vẫn còn cao (25 – 30/100.000 dân) trên mức quy định coi là loại trừ bệnh; Tỷ lệ và mức độ tàn tật do bệnh còn cao.

- Các bệnh không lây nhiễm: tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng cao, các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu, bia ít vận động thể chất đã làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, tăng lipít máu, các rối loạn tâm thần. Số người hút thuốc lá ở Việt Nam rất cao (47,4% nam giới, 1,2% nữ giới trong độ tuổi từ 15 trở lên hút thuốc lá), tỷ lệ mắc Bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn trung bình và nặng trên 30 tuổi vào khoảng 6,7%, tương đương khoảng 1,9 – 2 triệu người mắc bệnh, một tỷ lệ cao nhất trong khu vực. Tăng huyết áp và các bệnh tim mạch ngày càng phổ biến. Tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch và xuất huyết não là 1 trong 10 nguyên nhân có tỷ lệ tử vong cao nhất trong những năm gần đây ở nước ta. Đái tháo đường đang là bệnh phổ biến trên phạm vi thế giới và có xu hướng gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 ở nội thành Hà Nội hiện nay khoảng là 4,5%. Nếu tính những người trong độ tuổi 35 – 65 thì tỷ lệ trên chiếm khoảng 7%.

- Bệnh tâm thần: Tỷ lệ mắc chung 10 bệnh tâm thần theo điều tra của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 hiện nay chiếm khoảng 15%; Thống kê năm 2009, tỷ lệ bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt trên 100.000 dân là 159, tỷ lệ mắc động kinh trên 100.000 dân là 66.

- Các bệnh ung bướu, ở nước ta mỗi năm có khoảng 100.000 – 150.000 bệnh nhân ung thư mới và khoảng 70.000 người chết do ung thư.

- Các bệnh răng miệng, mắt hột, mù loà còn khá phổ biến ở nước ta, các dị tật bẩm sinh có nhu cầu phục hồi, chữa trị cao.

- Tai nạn thương tích: Số vụ tai nạn, số người bị thương và tử vong do tai nạn, đặc biệt là tai nạn giao thông ngày càng gia tăng trong vòng 10 năm qua. Tử vong do chấn thương các loại và tai nạn giao thông đứng hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong ở các bệnh viện hiện nay. Riêng về tai nạn giao thông

đường bộ, theo đánh giá của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,2 triệu người chết và hơn 10 triệu người bị thương và bị tàn tật; Việt Nam tổng số vụ tai nạn là 11.838, số người chết là 10.729 và số người bị thương là 7.695.

- Các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường: Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị, ô nhiễm không khí và nguồn nước khu dân cư ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. Có hàng loạt các vấn đề liên quan đến sức khoẻ cấp tính và mãn tính nảy sinh do phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn với các chất gây ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với những người mắc bệnh hô hấp tim mạch, người cao tuổi.

- Tình trạng An toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm: theo thống kê năm 2009 có 152 vụ ngộ độc, trong đó có 5.212 người mắc và có 35 người tử vong, đã ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến sức khoẻ người lao động vì vậy trong những năm tới cần có những biện pháp tăng cường quyết liệt hơn, làm giảm tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn uống

Các chỉ số về sức khoẻ của các nước công nghiệp phát triển thể hiện ở tuổi thọ bình quân (đạt từ 77 – 79 tuổi). Dự báo đến 2030, các chỉ số sức khoẻ của Việt Nam có thể đạt tương đương mức các nước công nghiệp đã đạt được trong giai đoạn hiện nay

Phần thứ năm QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAMĐẾN 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ĐẾN 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 I. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH:

- Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 trình bày tại đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 11 và kết luận số 43 – KL/TW, ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về 3 năm thực hiện Nghị quyết 46 /NQ/TW ngày 23 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;

- Nghị quyết 46 /NQ/TW ngày 23 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;

- Căn cứ kết luận số 42 –KL/TW ngày 30 tháng 4 năm 2009, của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động tài chính, trong đó có giá dịch vụ y tế đối với sự nghiệp y tế công lập.

- Căn cứ luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1989;

- Căn cứ pháp lệnh dân số, số: 06/2003/PL-UBTVQH11, ngày 9 tháng 1 năm 2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ Luật dược số 34/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về quy định việc kinh doanh thuốc, đăng ký lưu hành thuốc, sử dụng thuốc, cung ứng thuốc, thông tin, quảng cáo thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ; tiêu chuẩn chất lượng thuốc và kiểm nghiệm thuốc.

- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 12/12/2005/QH11. của Quốc hội nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006;

- Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ – TTg ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

- Căn cứ luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;

- Căn cứ Nghị định 188/2007/NĐ – CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

- Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ- CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội;

- Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề;

- Căn cứ Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, ngày 14 tháng 8 năm 2008 của Quốc hội nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12, ngày 23 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ luật Vệ sinh an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 7 tháng 7 năm 2010;

- Căn cứ luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, năm 2012;

- Căn cứ chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030;

- Căn cứ vào thực trạng, mô hình bệnh tật và nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân

- Các căn cứ khác: Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, Chiến lược quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng, Chiến lược sức khoẻ sinh sản, chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế…

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w