V. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TẾ 1 HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG:
2. MẠNG LƯỚI KHÁM CHỮA BỆNH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG: 1 Củng cố, phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức
2.1. Củng cố, phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng:
- Bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến và giữa các tuyến. Phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và các chuyên khoa trong bệnh viện đa khoa, phát triển y tế phổ cập kết hợp y tế chuyên sâu, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.
- Chú trọng phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và quy mô nhằm nâng hạng các bệnh viện, tiến tới sau năm 2020 các bệnh viện được đánh giá chủ yếu theo hạng bệnh viện và người bệnh được tiếp cận cơ sở khám chữa bệnh không theo địa giới hành chính.
- Chuẩn hoá chất lượng bệnh viện, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
- Xây dựng hệ thống khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, phát triển hài hoà giữa công lập và ngoài công lập; trong đó, công lập giữ vai trò chủ đạo.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện theo hướng quy hoạch tổng thể, đồng bộ, đầu tư có trọng điểm nhằm thống nhất về cơ bản mô hình ứng dụng công nghệ thông tin quản lý bệnh viện, mô hình bệnh án điện tử, hệ thống cơ sở dự liệu khám chữa bệnh, hạn chế việc đầu tư nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ; đồng thời tiết kiệm chi phí.
- Phấn đấu đến năm 2020 đạt tối thiểu 26 giường bệnh/vạn dân (không tính giường Trạm y tế ).
2.2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế quản lý:
- Tập trung phát triển kỹ thuật y học hiện đại đạt trình độ ngang tầm khu vực, đủ khả năng khám và điều trị hầu hết các bệnh khó đòi hỏi kỹ thuật cao mà các nước trong khu vực đã triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân và phát triển y tế du lịch. Làm tốt chức năng đào tạo, chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học.
- Mở rộng quy mô một số bệnh viện và chuyên khoa đang quá tải và hình thành mạng lưới bệnh viện vệ tinh của một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, một số bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để chống quá tải một cách hiệu quả;
-Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thành các cơ sở khám, điều trị ở các bệnh viện ung bướu các trung tâm ung bướu hoặc các khoa ung bướu tại các bệnh viện khác;
- Xây dựng Viện tim mạch Quốc gia ngang tầm khu vực, hoàn thiện các trung tâm tim mạch hoặc khoa tim mạch tại các bệnh viện đa khoa nhằm phát triển nhanh kỹ thuật và nâng cao chất lượng để có thể thực hiện được hầu hết các kỹ thuật can thiệp tim mạch hiện đại.
- Tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa, phát triển kỹ thuật cao, nâng cao năng lực và chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, các khoa lão, các khoa sản, khoa nhi thuộc bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế các cơ sở trên tiếp cận với trình độ chuyên ngành lão khoa, sản phụ khoa và nhi khoa của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
- Chú trọng phát triển các cơ sở chấn thương và chỉnh hình tại các bệnh viện ngoại khoa và một số bệnh viện đa khoa. Mở rộng quy mô các trung tâm hoặc khoa ngoại chấn thương chỉnh hình tại bệnh viện đa khoa. Đầu tư phát triển kỹ thuật đủ sức thu dung giải quyết các ca bệnh chấn thương nặng và phức tạp;
- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng và phát triển Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thành Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành với mũi nhọn là các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, áp dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị, có trung tâm xét nghiệm chuẩn quốc gia và quốc tế, là nơi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học đạt tầm quốc gia và thế giới về căn nguyên, cơ chế lây truyền của một số bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới.
- Tiếp tục củng cố, đầu tư, phát triển, hiện đại hoá nhằm nâng hạng Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Châm cứu Trung ương và Bệnh viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh.
- Củng cố, nâng cấp cơ sở phục hồi chức năng và thành lập viện phục hồi chức năng do Bộ Y tế quản lý.
- Đến năm 2020 có ít nhất 15% bệnh viện Trung ương đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng đặc biệt, các bệnh viện còn lại đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 1.
2.3. Các cơ sở khám chữa bệnh thuộc tỉnh, thành phố quản lý:
Duy trì và mở rộng quy mô các bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện hiện có, quy mô bệnh viện đa khoa tỉnh từ 500 đến 1000 giường; bệnh viện đa khoa huyện từ 80 đến 500 giường.
Phát triển kỹ thuật để các bệnh viện đa khoa tỉnh đạt trình độ chuyên sâu nhằm giải quyết cơ bản các bệnh, tật ở địa phương. Bảo đảm tối thiểu có 90%
bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố đạt hạng 1; Trong đó một số bệnh viện đa khoa thành phố đạt hạng đặc biệt, số còn lại đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 2.
Tới năm 2020 hầu hết các bệnh viện đa khoa huyện đạt bệnh viện hạng 3 trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 2 và hạng 1, không còn bệnh viện không được xếp hạng.
Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện ung bướu và trung tâm ung bướu hoặc các khoa ung bướu thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố. Bảo đảm đến 2020 tất cả các bệnh viện ung bướu và ít nhất có 50% các trung tâm ung bướu hoặc khoa ung bướu của các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố có đủ 4 đơn nguyên điều trị; đủ năng lực thu dung và điều trị hầu hết các trường hợp ung bướu trên địa bàn.
Xây dựng và phát triển các bệnh viện tim mạch, trung tâm tim mạch, hoặc các khoa tim mạch. Từng bước mở rộng quy mô và phát triển kỹ thuật ở các khoa tim mạch thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh; phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30% các khoa tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh thực hiện được các kỹ thuật can thiệp tim mạch.
- Nâng cấp, mở rộng quy mô để nâng hạng các bệnh viện phụ sản, bệnh viện nhi, bệnh viện sản - nhi đã có; đồng thời chú trọng đầu tư, nâng cấp các khoa nhi, khoa phụ sản tại các bệnh viện đa khoa tỉnh. Xây dựng mới các bệnh viện sản nhi, bệnh viện nhi, bệnh viện phụ sản ở các tỉnh nếu địa phương có đủ nguồn vốn đầu tư và kinh phí chi thường xuyên, đồng thời đảm bảo các diều kiện về xây mới các bệnh viện sản nhi, bệnh viện nhi, bệnh viện phụ sản theo quy định của Bộ Y tế để giải quyết cơ bản các bệnh sản phụ khoa và nhi khoa đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu.
Nâng cấp, cải tạo khoa sản/ngoại sản, khoa nhi/nội nhi, thành lập đơn nguyên sơ sinh tại bệnh viện đa khoa huyện, phấn đấu đến năm 2020: 98% số huyện miền núi vùng sâu, vùng xa xa có thể mổ lấy thai, cắt tử cung bán phần cấp cứu, truyền máu và cấp cứu hồi sức sơ sinh.
Phát triển các cơ sở chấn thương và chỉnh hình (bệnh viện chấn thương và chỉnh hình, các trung tâm hoặc khoa chấn thương chỉnh hình trong bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố) đủ khả năng cấp cứu, điều trị sớm các trường hợp chấn thương nhằm hạn chế tối đa tử vong và di chứng. Phấn đấu đến năm 2020, tất cả các tỉnh đều có trung tâm hoặc khoa chấn thương chỉnh hình trong bệnh viện đa khoa tỉnh.
Tiếp tục hoàn thiện nâng cao năng lực các bệnh viện y dược cổ truyền cũng như các khoa y dược học cổ truyền trong các bệnh viện đa khoa; phân đấu đến 2020, tất cả các tỉnh đều có bệnh viện y học cổ truyền.
Duy trì và hoàn thiện các bệnh viện phục hồi chức năng hiện có của các tỉnh, thành phố, phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% bệnh viện hạng 2.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh các chuyên khoa khác như lao, tâm thần, phong - da liễu, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt …, được bố trí theo hướng thiết thực, phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và khả năng cân đối vốn đầu tư cũng như bố trí ngân sách chi thường xuyên của địa phương.
2.5. Các cơ sở khám, chữa bệnh của các Bộ, ngành:
Tiếp tục rà soát, củng cố, sắp xếp lại các bệnh viện hiện có theo hướng chỉ duy trì các bệnh viện có công suất, chất lượng điều trị tốt và các bệnh viện có chức năng chủ yếu điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng. Các bệnh viện ngành có công suất sử dụng giường bệnh dưới 60% trong 3 năm liên tục thì chuyển về địa phương quản lý. Khuyến khích các bệnh viện thuộc các Bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước, mở rộng quy mô phát triển kỹ thuật bằng nguồn vốn xã hội hoá để nâng cao khả năng khám chữa bệnh cho cán bộ trong ngành và nhân dân trong khu vực.
Nâng cấp các bệnh viện quân dân y hiện có, thành lập thêm một số bệnh viện quân dân y ở các địa bàn thực sự có nhu cầu và theo khả năng nguồn vốn đầu tư của địa phương.
2.6. Các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập:
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước đủ điều kiện, thành lập các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phòng khám đa khoa và chuyên khoa ngoài công lập. Đến năm 2020 phấn đấu đạt 20% bệnh viện ngoài công lập; Xây dựng mô hình bác sỹ gia đình ở các thành phố lớn và từng bước mở rộng ra các địa bàn khác.
2.7. Củng cố, hoàn thiện và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em: trẻ em:
Song song với việc phát triển các cơ sở khám chữa bệnh sản khoa và nhi khoa, tiếp tục củng cố, nâng cấp, nâng cao năng lực các Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các khoa chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại trung tâm y tế huyện.
2.8. Các cơ sở cấp cứu và vận chuyển cấp cứu bệnh nhân:
Củng cố và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cấp cứu nhằm nâng cao năng lực thu dung và cấp cứu của các bệnh viện; Xây dựng hoàn thiện hệ thống điều phối cấp cứu. Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực cho hệ thống vận chuyển cấp cứu 115 hiện có; phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện và vận chuyển cấp cứu đối với những tỉnh chưa có trung tâm cấp cứu 115; phấn đấu đến năm 2020 tất cả các tỉnh, thành phố đều có đơn vị cấp cứu 115. Phát triển 1 số mô hình cấp cứu ngoại viện hiện đại, đảm bảo cấp cứu người bệnh nhanh nhất.
Tiếp tục phối hợp với Hội Chữ thập đỏ để thực hiện việc vận chuyển cấp cứu. Bổ sung các chốt, trạm sơ cấp cứu ở các trục đường giao thông lớn hay xảy ra tai nạn.
Phối hợp với Bộ Quốc phòng thông qua Chương trình Kết hợp quân dân y xây dựng hệ thống y tế biển đảo kết hợp xây dựng đề án vận chuyển cấp cứu bệnh nhân trên biển, ven biển và các đảo gần, đảo xa đất liền.
Cấp mới và bổ sung trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển cho các trạm cấp cứu đủ khả năng tiếp nhận người bị thương, bị nạn và bệnh nhân cấp cứu. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế và cộng tác viên, hội chữ thập đỏ có khả năng sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân trong các tình huống khẩn cấp.
2.9. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn và tươngđương: đương:
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về chức năng, nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế, bảo đảm đến năm 2020 mỗi thôn/bản/ấp có từ 1 đến 2 nhân viên y tế có trình độ từ sơ học y trở lên hoạt động, ít nhất 80% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; trên 95% số trạm y tế đủ điều kiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; 90% các bác sỹ công tác tại trạm y tế xã có chứng chỉ về y học gia đình.
Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho trạm y tế xã để thực hiện chăm sóc sản khoa và sơ sinh thiết yếu; đến năm 2020: 100% trạm y tế xã có hộ sinh trong đó > 98% là hộ sinh trung học. Các nhân viên y tế khác được đào tạo về đỡ đẻ thường và xử trí lồng ghép trẻ bệnh, 100% thôn bản có nhân viên y tế có trình độ sơ học trở lên; các thôn bản ở các vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biêt khó khăn có cô đỡ thôn bản.
Nghiên cứu xây dựng và ban hành chức năng nhiệm vụ của y tế phường theo hướng tăng cường y tế dự phòng và nâng cao sức khoẻ.
Các doanh nghiệp, công - nông trường, xí nghiệp có số lượng công nhân từ 200 đến 500 người thì bố trí 2 đến 3 cán bộ y tế phục vụ. Các doanh nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất có trên 500 người thì thành lập Trạm y tế hoặc phòng y tế có ít nhất 1 bác sỹ phục vụ.
Bảo đảm mỗi trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học có từ 1 đến 2 cán bộ y tế phục vụ, trong đó có ít nhất 1 cán bộ đạt trình độ trung cấp trở lên. Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp thành lập Trạm y tế hoặc Phòng y tế có từ 2 đến 3 cán bộ y tế, trong đó tối thiểu có 1 Bác sỹ phục vụ.
Tiếp tục củng cố, phát triển các Trạm y tế kết hợp quân dân y tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.