V. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TẾ 1 HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG:
3. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ KIỂM NGHIỆM, KIỂM CHUẨN:
NGHIỆM, KIỂM CHUẨN:
- Đầu tư phát triển Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương và viện nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
- Củng cố và phát triển Viện Kiểm định vắc xin và sinh phẩm trung ương đủ khả năng kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng vắc xin, sinh phẩm.
- Phát triển Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia để vừa thực hiện chức năng kiểm nghiệm, vừa thực hiện nghiên cứu khoa học về vệ sinh vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời hoàn thiện các Labo về kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các Viện Pasteur Nha Trang, Viện vệ sinh y tễ công cộng TP. Hồ Chí Minh và Viện Vệ sinh dịch tế Tây Nguyên đạt tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, nhằm từng bước bảo đảm an toàn Vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
Thành lập và từng bước mở rộng hoạt động của các tổ chức (cả công và tư) thẩm định chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nhằm tăng cường quản lý chất lượng khám chữa bệnh. Củng cố, đầu tư các hoạt động kiểm định chất lượng xét nghiệm y tế dự phòng tại 4 viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur
3.2. Các cơ sở kiểm nghiệm thuộc tỉnh/thành phố:
Từ nay đến trước 2016 củng cố và hoàn thiện các cơ sở kiểm nghiệm, dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm hiện có để làm nhiệm vụ kiểm nghiệm thuốc, hoá mỹ phẩm và an toàn thực phẩm. Duy trì và phát triển các labo kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trung tâm y tế dự phòng tỉnh và thành phố, tiến tới sau năm 2016 công tác kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được giao cho cơ quan dự phòng và kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố.
Phần thứ sáu
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH1. Các giải pháp chủ yếu: 1. Các giải pháp chủ yếu:
Để thực hiện quy hoạch, ngoài yếu tố khách quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự đầu tư của nhà nước cho y tế, ngành y tế cần có các giải pháp chính sau đây:
- Tài chính y tế và đầu tư; - Bảo đảm về đất đai;
- Bảo đảm đủ nguồn nhân lực;
- Phát triển khoa học, công nghệ và môi trường; - Bảo đảm cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế; - Tăng cường hợp tác quốc tế;
- Nâng cao năng lực công tác quản lý; - Truyền thông giáo dục sức khoẻ;
1.1 .Về Tài chính và đầu tư:
a. Đa dạng hoá nguồn lực để thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2020, bao gồm:
- Nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung;
- Nguồn vốn chi thường xuyên sự nghiệp y tế; - Nguồn vốn ODA;
- Nguồn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; - Nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Quỹ phát triển sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp y tế; - Các nguồn vốn hợp pháp khác (xổ số,..).
b.Ngân sách nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư cho ngành y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi từ ngân sách nhà nước cho ngành y tế cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước hàng năm; đồng thời bố trí đủ nguồn vốn trái phiếu chính phủ để hoàn thành các dự án đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, trạm y tế xã, bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng núi, khó khăn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c. Cho phép các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư xây dựng nâng cấp các bệnh viện, các chuyên khoa đang trong tình trạng quá tải trầm trọng.
d. Huy động và sử dụng nguồn vốn ODA để cho vay lại đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có khả năng hoàn trả vốn đầu tư (kể cả cơ sở công lập và ngoài công lập); thực hiện ngân sách nhà nước cấp phát để đầu tư xây mới, mua sắm trang thiết bị y tế cho hệ thống cơ sở y tế dự phòng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
e. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dịch vụ y tế dưới sự giám sát của nhà nước. Thực hiện thí điểm góp vốn cổ phần để thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập.
f. Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sự nghiệp y tế có trách nhiệm đảm bảo cân đối, bố trí kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên, kinh phí duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sở y tế trực thuộc.
g. Đẩy mạnh việc xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời với việc bảo đảm cung cấp tốt hơn dịch vụ cho nhân dân và bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội và người nghèo được tiếp cận và hưởng các dịch vụ y tế cơ bản thiết yếu với chất lượng cao hơn.
Nhu cầu đầu tư phát triển cho y tế giai đoạn 2011 – 2015: