GỢI Ý CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu DỰ BÁO LỢI NHUẬN CHỨNG KHOÁN DỰA VÀO ĐỘ NHẠY CẢM NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 60)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.GỢI Ý CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quảbài nghiên cứu cho thấy độ nhạy cảm nhà đầu tư có tác động đến lợi nhuận chứng khoán trong tương lai, hay niềm tin tiêu dùng có tác động tích cực đến lợi

nhuận chứng khoán trong tương lai (trong khoảng thời gian dưới 24 tháng). Khi đã

xác định được chiều tác động của độ nhạy cảm nhà đầu tư đến lợi nhuận chứng

khoán trong tương lai thì chính phủ có thể tác động đến thị trường chứng khoán thông qua sự tác động đến niềm tin tiêu dùng của nhà đầu tư. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Việt Nam hướng đến việc xác định độ nhạy cảm tiêu dùng, niềm tin tiêu dùng và các vấn đề quan tâm, được xác định dựa trên 10 câu hỏi. Vậy chính phủcó

thể tác động làm thay đổi các yếu tốvĩ mô nhằm thay đổi niềm tin tiêu dùng, mục

đích cuối cùng là tác động đến thị trường chứng khoán. Qua dấu của hệ số biến niềm tin tiêu dùng cho thấy chính phủcó thể tác động làm tăng hoặc giảm lợi nhuận chứng khoán trong tương lai qua các khoảng thời gian khác nhau. Đối với chứng khoán toàn thị trường, có thể tác động làm tăng lợi nhuận chứng khoán trong tương

lai thông qua niềm tin tiêu dùng, tác động nhiều nhất là khoảng thời gian 6 tháng, trong khoảng thời gian 24 tháng thì tácđộng này là tác động ngược chiều, tức niềm

tin tiêu dùng tăng có tác động làm giảm lợi nhuận chứng khoán tương lai. Đối với

chứng khoán vốn hóa nhỏ, niềm tin tiêu dùng có tác động cùng chiều với lợi nhuận

chứng khoán tương lai, tác động rõ nét nhất là tác động khoảng thời gian 6 tháng.

Vậy, dựa vào mối quan hệ giữa độ nhạy cảm nhà đầu tư và lợi nhuận chứng khoán

tương lai, tùy vào mục đích của mình mà chính phủ có thể tác động đến thị trường

chứng khoán. Thông qua 10 câu hỏi được đưa ra để khảo sát niềm tin tiêu dùng, chính phủ có thể dựa vào đó để đưa ra những giải pháp nhằm tác động làm tăng

niềm tin tiêu dùng.

Chính phủnên có những chính sách liên quan đến việc giảm gánh nặng chi phí thiết

ngừng tăng cao, gây khó khăn cho toàn xã hội. Khi chi phí cao thì tiết kiệm giảm,

giảm đầu tư, niềm tin vềkinh tếphát triển trong tương lai không được duy trìở mức

cao. Nếu nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều, họ có thể kỳvọng cao vào tình hình tài

chính trong tương lai. Do đó, chính phủ cần can thiệp để bìnhổn giá tất cảcác mặt

hàng, dịch vụthiết yếu, hạn chếsự độc quyền các sản phẩm và dịch vụcông ích. Chính phủcần phải thểhiện nhiều hơn những nỗlực vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này, để từ đó lòng tin của nhà đầu tư vào một tương lai tốt đẹp sẽ được cải thiện. Do đó, chính phủcần quan tâm, hỗtrợnhững doanh nghiệp gặp khó

khăn nhiều trong cuộc khủng hoảng: hỗtrợ lãi suất đểdoanh nghiệp có thểvay vốn nhằm duy trì và phát triển kinh doanh, giảm các khoản thuế…Bên cạnh đó, chính

phủ phải nâng cao hơn khả năng quản lý nền kinh tế vĩ mô để tạo lòng tin cho nhà

KẾT LUẬN PHẦN 4

Qua các bước thu thập dữliệu, xửlý sốliệu, hồi quy mô hình, phân tích kết quảcho chúng ta thấy rằng kết quả có được của mô hình hồi quy lợi nhuận chứng khoán

trong tương lai dựa vào nhân tố độ nhạy cảm nhà đầu tư tương tự như những kết quả của các nghiên cứu trước được thực hiện tại thị trường chứng khoán các quốc gia khác. Mô hình tìm được của thị trường chứng khoán Việt Nam, bên cạnh những

điểm khác biệt có thể do đặc trưng tâm lý thị trường, thì đa số các đặc điểm khác

đều tương tựnhững kết quả trong những nghiên cứu trước. Và kết quảmô hình hồi

quy trong nghiên cứu đã phần nào trảlời được câu hỏi nghiên cứu đưa ra trong phần 1. Qua việc phân tích kết quả nghiên cứu được thực hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư cũng như chính phủ có thể đưa ra những dựbáo chính xác, từ đó, có thể đưa ra những chiến lược và chính sách tác động hiệu quả.

5. KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu DỰ BÁO LỢI NHUẬN CHỨNG KHOÁN DỰA VÀO ĐỘ NHẠY CẢM NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 60)