Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH Foremart Việt Nam (Trang 45)

Giáo trình Quản trị nhân lực, chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, ThS. Nguyễn Văn Điềm, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2014[7]. Giáo trình này có mục đích cung cấp kiến thức cơ bản và có hệ thống về quản trị nhân lực trong tổ chức từ khi người lao động bước vào làm việc đến khi ra khỏi quá trình lao động. Những vấn đề liên quan trực tiếp đến luận văn gồm: Tổng quan về nhân lực và quản trị nhân lực, lý thuyết phát triển và sử dụng có hiệu quả nhân lực.

Quản trị nguồn nhân lực, chủ biên: PGS.TS Trần Kim Dung, NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2011. Cuốn sách này có mục đích cung cấp kiến thức trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới và thực trạng quản trị nhân lực ở Việt Nam, cuốn sách được thiết kế nhằm giới thiệu các kiến thức, tư tưởng và kỹ năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực.

Trong đó, các công trình liên quan đến hoạt động quản trị nhân lực trong ngành dệt may gần đây đã được công bố, đáng chú ý như:

Nguyễn Thị Quy, Đề tài luận văn thạc sỹ (2014), Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty TNHH In Quảng Ninh. [9]

Quyết định số 42/2008/QĐ – BTC ngày 19/11/2008 của Bộ Công Thương về Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. [2]

Quyết định số 2858/QĐ – UBND ngày 29/12/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành dệt may, da giầy Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2020. [11]

Các công trình nghiên cứu mà luận văn đã đề cập trên đây còn có những hạn chế đối với đề tài nghiên cứu. Những nghiên cứu ở trên chủ yếu nghiên cứu về nhân lực ở tầm vĩ mô, hoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh của hoàn thiện công tác quản trị nhân lực. Hệ thống các giải pháp nghiên cứu giải pháp trên cũng ở tầm vĩ mô, phần lớn được đề xuất cho phát triển nhân lực nói chung, chưa áp dụng cho

ngành may nên chưa hiệu quả, chưa có nghiên cứu cụ thể về công tác quản trị nhân lực tại Công ty TNHH Foremart Việt Nam.

Đề tài luận văn là hoàn toàn mới, có tính cấp thiết cao, luận văn có nhiệm vụ hệ thống hoá, chọn lọc những khái niệm và vấn đề về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp ngành may; phân tích thực trạng quản trị nhân lực Công ty TNHH Foremart Việt Nam; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực tại Công ty TNHH Foremart Việt Nam.

Kết luận Chương 1

Qua chương 1 tác giả đã khái quát lại các vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản trị nhân lực trên cơ sở khao học, khẳng định tầm quan trọng của công tác quản trị nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực.

Từ đó giúp tác giả có cá nhìn cụ thể hơn về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của nó trong quá trình hình thành và phát triển của một doanh nghiệp.

Thực tiễn quản trị nhân lực trong ngành may ở Việc Nam và tỉnh Hưng Yên, những kết quả thu được và bài học kinh nghiệm có thể áp dụng một cách khoa học, phù hợp với điều kiện Công ty TNHH Foremart Việt Nam.

Như vậy, các doanh nghiệp đã có cùng một sân chơi, cùng một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà bố trí nhân lực cho phù hợp, đây là vấn đề hết sức có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn có tính khoa học và khái quát cao.

Việc tổng quan các công trình nghiên cứu về quản trị nhân lực có liên quan đến đề tài, giúp tác giả có đánh giá khái quát hơn, nhìn nhận những mặt còn thiếu hoặc chưa phù hợp với luận văn để khai thác những nội dung thích hợp nhất, đó là nền tảng đề nghiên cứu chương 2 và chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH FOREMART VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH Foremart Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w