Giải pháp tăng vốn

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng sài gòn thương tín trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (Trang 81)

Giai đoạn tái cấu trúc luôn mang lại những áp lực cho các ngân hàng trong việc nâng cao năng lực tài chính. Trong đó tăng vốn là một trong những hoạt động quan trọng và cơ bản mà Sacombank cần làm trong thời điểm này. Ngoài sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ qua các chƣơng trình tái cấp vốn để tăng cao vốn tự có. Sacombank cần thực hiện những giải pháp để nâng cao nguồn vốn nhƣ sau:

 Tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại, đây là cách thức cơ bản để tăng vốn. Ƣu điểm của biện pháp này là giúp Sacombank không phụ thuộc vào thị trƣờng vốn cũng nhƣ không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài và là cách tăng vốn bền vững nhất.

 Tăng vốn bằng việc bán cổ phần cho nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài, bởi lẽ Sacombank có thể chủ động chọn nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phù hợp với chiến lƣợc phát triển. Các cổ đông nƣớc ngoài thƣờng có tiềm lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm quản lý, chấp nhận mức giá mua cao hơn giá trên thị trƣờng nội địa và có nhƣ thế Sacombank cũng sẽ tranh thủ đƣợc sự hỗ trợ về nghiệp vụ và năng lực quản trị của các cổ đông nƣớc ngoài

 Tăng vốn bằng việc định giá lại giá trị tài sản cố định theo giá thị trƣờng. Do Sacombank là ngân hàng đƣợc thành lập từ cách đây hơn hai mƣơi năm nên

72

tồn tại nhiều tài sản đã sử dụng hết khấu hao nhƣng giá trị thực tế còn rất lớn, nhất là giá trị bất động sản nhƣ: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất. Phần giá trị tăng thêm của các loại tài sản này sau khi định giá lại sẽ góp phần đáng kể tăng cƣờng vốn tự có của Sacombank.

 Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Sacombank có thể thực hiện phƣơng án phát hành trái phiếu tăng vốn trên thị trƣờng quốc tế, bởi Sacombank là Ngân hàng có tên tuổi trên thị trƣờng và có tiềm lực tài chính mạnh nên phù hợp với cách tăng vốn này, bởi chi phí phát hành lớn hơn nhiều so với phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên việc tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn chỉ là giải pháp mang tính tình thế để đáp ứng yêu cầu tăng vốn trƣớc mắt, còn về lâu dài là gánh nặng nợ nần của Sacombank. Do vậy song song đó Sacomban cần có chiến lƣợc phát triển dài hạn để tận dụng tối ƣu đồng vốn này.

 Việc tăng vốn tự có là điều cần thiết, tuy nhiên nếu vốn tăng quá nhanh trong khi hoạt động ngân hàng chƣa tƣơng ứng, trình độ quản lý của ngân hàng không theo kịp thì số vốn tăng sẽ đƣợc sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, điều quan trọng là Sacombank còn phải xác định đƣợc mức tăng vốn tự có cần và đủ nhằm vừa đảm bảo đƣợc sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

4.3.2. Các giải pháp quản trị rủi ro

4.3.2.1. Nâng cao công tác quản trị tài sản nợ - tài sản có

Quản trị tài sản nợ-có là một phần không thể thiếu đƣợc cho sự tồn tại của một ngân hàng. Tính chất của tài sản Nợ - Có ảnh hƣởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của Ngân hàng đó. Cụ thể nhƣ: tài sản nợ- có ảnh hƣởng đến tính thanh khoản, khả năng sinh lời, tính cạnh tranh khi sử dụng giá cả làm công cụ cạnh tranh… Cụ thể nhƣ: tài sản nợ - có ảnh hƣởng đến tính thanh khoản, khả năng sinh lời, tính cạnh tranh khi sử dụng giá cả làm công cụ cạnh tranh… Trong khi đó, hầu hết các NHTM VN vẫn chƣa thật sự quan tâm đến công tác này. Vì vậy, tăng cƣờng công tác quản trị tài sản nợ - có là vấn đề mà Sacombank cần phải chú trọng. Để làm cho công tác quản trị tài sản Nợ - Có trở nên hiệu quả hơn, Sacombank cần phải:

73

 Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác báo cáo thống kê, đảm bảo chính xác số liệu báo cáo;

 Xây dựng và ứng dụng mô hình quản trị tài sản nợ - có trong hoạt động kinh doanh. Đƣa công tác quản trị tài sản nợ - có lên một vị trí mới, cần xác lập tầm quan trọng của công tác quản trị này.

 Phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro thanh khoản trong quản trị tài sản nợ - có.

4.3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng

Hiện tại tỷ trọng cho vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản và tổng tiền gửi của Sacombank. Đây là khoản mục hàm chứa nhiều rủi ro nhất và ảnh hƣởng rất mạnh đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Dựa trên những thực trạng của Sacombank, tác giả đƣa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác tín dụng tại Sacombank nhƣ sau:

 Thứ nhất, xây dựng, rà soát danh mục khách hàng dựa trên thế mạnh thật sự của mình để cấp và quản lý tín dụng một cách tốt nhất; Xây dựng danh mục khách hàng theo ngành nghề cho vay, đảm bảo một tỷ lệ an toàn nhất định tránh tình trạng đầu tƣ quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực nhằm hạn chế rủi ro khi lĩnh vực kinh doanh đó gặp khó khăn.

 Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách mảng nghiên cứu phát triển kinh doanh có tầm nhìn chiến lƣợc, có khả năng phân tích và dự đoán xu thế của thị trƣờng, xu thế ngành nhằm đƣa ra những nhóm khách hàng, nhóm ngành triển vọng để ƣu tiên cấp tín dụng và phát triển các sản phẩm bổ trợ; Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát về việc chấp hành quy trình tín dụng đối với cán bộ tín dụng, cán bộ kinh doanh, các bộ phận có liên quan thông qua các biện pháp nhƣ kiểm tra chéo giữa các phòng tại chi nhánh, kiểm tra định kỳ đột xuất bởi Ban kiểm tra nội bộ.

 Thứ ba, áp dụng triệt để công tác chấm điểm và xếp lọai khách hàng vào việc cấp phát tín dụng; Tạo mối liên kết giữa hai phần mềm chấm điểm tín dụng và phần mềm cấp tín dụng để từ đó hạn chế đƣợc những chi nhánh, Phòng giao dịch cấp tín dụng cho những khách hàng có chất lƣợng tín dụng thấp.

74

Khâu thẩm định dự án cho vay phải đƣợc tiến hành cần mang tính thực chất hơn. Không những thẩm định về hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ hay đầu ra của thị trƣờng sản phẩm và dịch vụ, tính pháp lý của dự án, tài sản đảm bảo tiền vay…mà với các yếu tố nhƣ lịch sử hình thành doanh nghiệp, uy tín của khách hàng trên thƣơng trƣờng, phân tích rủi ro thị trƣờng, phân tích đối thủ, sản phẩm cạnh tranh...là những yếu tố bắt buộc trong quá trình thẩm định cho vay.

 Thứ tƣ, tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa hệ thống văn bản, sổ tay tín dụng, quy trình nội bộ, quy trình xếp loại rủi ro....Tổ chức theo dõi và thực hiện việc đánh giá chất lƣợng tín dụng hàng tháng quý để phát hiện kịp thời các khoản nợ có nguy cơ; Đổi mới hệ thống thông tin báo cáo, khai thác các dữ liệu trên hệ thống thông tin kịp thời phục vụ công tác quản trị điều hành tín dụng và kiểm soát các giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực; Hệ thống hóa và chú trọng phổ biến các văn bản tín dụng: Rà soát, hệ thống lại hệ thống văn bản tín dụng gắn với việc hoàn thiện sổ tay tín dụng theo hƣớng tích hợp, dễ đọc, dễ hiểu, dễ tra cứu, quản lý và cập nhật thƣờng xuyên.

 Thứ năm, tiếp tục phát triển cho vay tiêu dùng vì đây luôn là thị trƣờng tiềm năng cho sự phát triển mạng lƣới Ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp, cũng nhƣ tận dụng tốt những lợi thế mà Sacombank sẵn có (mạng lƣới rộng khắp, sự hiểu biết về khách hàng khá lâu năm).

4.3.2.3. Giải pháp xử lý nợ xấu

Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của Sacombank trong những năm qua chỉ dƣới mức 2% trong khi nợ xấu toàn ngành có thời điểm lên đến mức báo động 15%. Tuy nhiên sở dĩ trong năm 2014, mức nợ xấu của Sacombank thấp đến vậy là do Ngân hàng này đã bán một khoản nợ xấu không nhỏ (trị giá gần 5.000 tỷ đồng) cho VAMC. Do vậy, nếu tính cả khoản nợ xấu đã bán cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank có thể vƣợt mức 5%, đòi hỏi Ngân hàng cần có giải pháp triệt để giảm tỷ lệ nợ xấu theo những cách sau:

75

 Khi xác định nợ xấu, chuyển ngay sang bộ phận chuyên trách và có cơ chế theo dõi riêng đối với dƣ nợ xấu để xử lý, đồng thời có bộ phận chuyên xử lý nợ xấu tại từng chi nhánh, đảm bảo có tối thiểu một cán bộ am hiểu luật pháp chuyên trách.

 Công tác thu hồi nợ cũng phải đƣợc đẩy mạnh. Sacombank cần có những biện pháp đảm bảo tiền vay. Đối với những khách hàng thực sự gặp khó khăn trong kinh doanh, muốn trả nợ nhƣng lại không có khả năng thanh toán, Ngân hàng có thể cùng với họ ngồi trao đổi, tháo gỡ vấn đề. Đối với ngƣời vay vốn mà không có trách nhiệm, trốn tránh không trả nợ, Sacombank phải mạnh tay, dứt khoát với các biện pháp nhƣ: phát mại tài sản thế chấp, đƣa ra pháp luật…

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng sài gòn thương tín trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (Trang 81)