tranh của Sacombank
3.3.2.1. Môi trường vĩ mô
Môi trƣờng kinh tế
Sau hơn ba năm tái cấu trúc nền kinh tế đã thu nhận đƣợc nhiều kết quả tích cực. Kết quả là năm 2014, GDP của Việt Nam đạt 5.98%, cao hơn hẳn mức 5,42% của năm 2013. Mức tăng trƣởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ đề
54
ra và đƣa Việt Nam trở thành nƣớc có tốc độ tăng trƣởng GDP cao thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc). Cũng trong năm này, Các ngành Công nghiệp và Dịch vụ tăng trƣởng lần lƣợt là 7,6% và 10,6% so với năm 2013. Năm 2014 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam đạt thặng dƣ thƣơng mại, ƣớc tính khoảng 2 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (kể cả dầu thô) đạt 101.6 tỷ USD, chiếm 67.7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, tăng 15.2%. Tỷ trọng đầu tƣ/GDP tăng lên 0,6% chút so với năm 2013
Có nhiều yếu tố tạo nên năm 2014 thành công của kinh tế Việt Nam, trong đó, yếu tố đầu tiên phải kể đến là việc Chính phủ đã chủ động thực thi nhiều chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thể chế, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Kết quả đạt đƣợc là rõ ràng và đáng khích lệ. Trong năm 2014, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ hơn với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát (tính chung cả năm 2014, lạm phát chỉ tăng 1,84% so với năm 2013), tạo điều kiện ổn định vĩ mô và hỗ trợ tãng trƣởng, đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và nền kinh tế. NHNN còn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thƣơng mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vay vốn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Môi trƣờng chính trị - pháp luật
Có thể khẳng định Việt Nam luôn là một quốc gia ổn định vững chắc về chính trị, Chính phủ Việt Nam luôn cam kết và hành động nhằm tạo lập môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ không ngừng cải thiện khuôn khổ luật pháp và thể chế phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tƣ. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực triển khai lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, trong đó có nỗ lực mạnh mẽ để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Môi trƣờng văn hóa – xã hội
Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, xã hội Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến rõ nét, dân trí phát triển cao, đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện. Nhu cầu ngƣời dân quan tâm đến việc thanh toán qua ngân hàng, và các sản
55
phẩm dịch vụ tiện ích khác do ngân hàng cung cấp ngày càng tăng. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn còn là thấp so với các nƣớc trong khu vực. Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới, tuy dân số của Việt Nam là hơn 90 triệu ngƣời nhƣng chỉ có 31% ngƣời trƣởng thành có tài khoản ngân hàng, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình toàn thế giới (62%). Thậm chí tại vùng nông thôn của Việt Nam, tỷ lệ này chỉ đạt 19%, đứng thứ 119 trong danh sách mà tổ chức này đƣa ra.
Việc thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ rút tiền mặt qua máy ATM năm 2014 đã giảm so với các năm trƣớc nhƣng vẫn chiếm gần 80% tổng số giao dịch qua ATM. Một ví dụ điển hình trong cuộc sống về thói quen thanh toán, giao dịch bằng tiền mặt của ngƣời dân Việt Nam là khi đi siêu thị mua hàng, đa phần khách hàng không thanh toán bằng cách sử dụng thẻ ngân hàng mà tới cây ATM rút tiền và trở lại siêu thị để thanh toán.Ngoài ra, nhiều ngƣời dùng tham gia giao dịch bằng tiền mặt một phần vì thói quen, phần khác vì chƣa tin tƣởng vào độ an toàn của giao dịch và chất lƣợng của hàng hóa, số còn lại rơi vào trƣờng hợp chƣa biết đến những tiện ích có thể thanh toán khi không dùng tiền mặt.
Môi trƣờng công nghệ
Công nghệ tại Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nƣớc phát triển trên thế giới. Hệ thống công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cấp và trang bị hiện đại. Hiện này, một số dịch vụ ngân hàng hiện đại đã đƣợc các ngân hàng đẩy mạnh triển khai trong thời gian qua và đƣợc xã hội chấp nhận nhƣ: Home Banking, SMS Banking, Phone Banking cung cấp truy vấn thông tin và thực hiện lệnh thanh toán qua nhiều kênh khác nhau, thuận tiện cho khách hàng. Cụ thể hơn với dịch vụ Home Baking, các công ty có thể thực hiện việc chi trả lƣơng cho hàng trăm, hàng ngàn nhân viên thông qua ngân hàng. Từ đó, góp phần làm cho dịch vụ ngân hàng trở nên gần gũi với ngƣời dân và làm gia tăng số lƣợng tài khoản cá nhân. Hỗ trợ tiện lợi hơn cho khách hàng cá nhân là công nghệ Thẻ với thẻ Visa, Master, Unionpay,… đã giúp khách hàng thực hiện các giao dịch rút tiền, chuyển khoản... tại bất kỳ điểm đặt máy ATM nào, hoặc thực hiện việc thanh toán, mua hàng trên Internet, đi du học,….
56
3.3.2.2. Môi trường vi mô
Mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành
Có thể nói cạnh tranh trong ngành ngân hàng rất khốc liệt. Trong năm 2014, ngành ngân hàng có 5 NHNN, hơn 30 NHTMCP, 6 Ngân hàng liên doanh, 66 Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, hơn 30 công ty tài chính và cho thuê tài chính, gần 1.100 quỹ tín dụng.
Thị phần huy động và cho vay của một số NHTM đƣợc thể hiện trong biểu đồ sau:
15.06% 9.20% 3.67% 3.75% 3.65% 12.70% 51.97% Thị phần huy động vốn CTG VCB STB MBB ACB BIDV Các Ngân hàng khác 13.31% 8.90% 3.14% 2.47% 2.84% 11.20% 58.14% Thị phần dƣ nợ tín dụng CTG VCB STB MBB ACB BIDV Các Ngân hàng khác HÌNH 3.6: THỊ PHẦN CỦA MỘT SỐ NHTM NĂM 2014
57
Nhóm các NHTM quốc doanh:
Nhóm các ngân hàng này đồng thời cũng là nhóm gồm 4 ngân hàng với vốn điều lệ lớn nhất hệ thống hiện nay, đều trên 20 nghìn tỷ đồng (Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank) duy chỉ có Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) là ngân hàng quy mô nhỏ. Tại các ngân hàng này, Nhà nƣớc vẫn nắm đa số cổ phần. Tuy nhóm chỉ có 5 ngân hàng nhƣng thị phần huy động vốn và cho vay luôn lớn nhất trong số các ngân hàng. Trên biểu đồ, thị năm 2014 của các Ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank là khá lớn (lần lƣợt thị phần vốn là 12,7%, 9,2%, 15,06%, thị phần tín dụng lân lƣợt là 11,2%, 8,9%, 13,31%) cho thấy sức mạnh tài chính của nhóm Ngân hàng quốc doanh này là khá lớn
Trong tình hình cạnh tranh nhƣ hiện nay, nhóm này có nhiều lợi thế so với Sacombank ở những điểm sau:
- Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu khá lớn. Có thể lấy ví dụ nhƣ năm 2014, tổng tài sản của Vietinbank, Vietcombank và BIDV lần lƣợt là 661.132 tỷ đồng, 574.260 tỷ đồng, 650.340 tỷ đồng, trong khi của Sacombank chỉ là 189.803 tỷ đồng.
- Kinh nghiệm hoạt động lâu năm hơn tạo lợi thế cạnh tranh cho nhóm trong việc xây dựng niềm tin với khách hàng.
- Nhận đƣợc sự hỗ trợ nhiều từ phía Nhà nƣớc.
Ngoài những lợi thế cạnh tranh nói chung nhƣ trên, mỗi ngân hàng đều có những những điểm mạnh riêng có và sức cạnh tranh vƣợt trội ở một số lĩnh vực: Vietcombank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ và dồi dào nguồn vốn ngoại tệ. Vietinbank có quan mật thiết với khách hàng công nghiệp, thƣơng mại, doanh nghiệp vừa và nhỏ đô thị; Agribank chi phối thị trƣờng tài chính nông thôn. Hiện nay, các NHNN này cũng đang tập trung vào lĩnh vực bán lẻ-thị trƣờng mục tiêu của Sacombank nên Sacombank sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong thời gian tới. Tuy nhiên do tác động của cơ cấu tổ chức cồng kềnh và tƣ duy bao cấp còn tồn tại, khả năng thích ứng với biến động thị trƣờng kém, nguy cơ tụt giảm thị phần
58
là rất rõ ràng nếu không theo kịp các NHTM CP và nhất là các ngân hàng nƣớc ngoài về công nghệ và dịch vụ.
Nhóm các NHTMCP: Do cùng cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thị phần của nhóm tƣơng đối nhỏ, và cùng chung thị trƣờng mục tiêu là nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm đã tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho Sacombank. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhƣ ACB, MB Bank, Techcombank,,,, Có thể thấy trên biểu đồ, thị phần huy động vốn và tín dụng năm 2014 của các Ngân hàng Sacombank, MB Bank và ACB đều rất nhỏ (chỉ trong khoảng từ 2,4%-3,6%), hầu hết đều gia tăng các nguồn lực bên trong cũng nhƣ tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại để thu hút khách hàng. Thực tế cạnh tranh hiện nay cho thấy:
Dịch vụ của Sacombank cung cấp khá đồng nhất với dịch vụ đối thủ
Hoạt động quảng cáo đƣợc các đối thủ thực hiện rầm rộ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trong khi đó mức độ nhận thức của khách hàng ngày càng nâng cao, và họ có xu hƣớng so sánh dịch vụ của Sacombank và các NHTMCP khác trong quá trình lựa chọn sản phẩm, dịch vụ.
Ngoài ra, trong giai đoạn tái cấu trúc ngân hàng này, đã có tới chín ngân hàng bị Nhà nƣớc liệt vào danh sách các ngân hàng yếu kém cần cơ cấu lại (SCB, Ðệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa, Habubank, Tienphong bank, GP Bank, Navibank, Trust Bank và Western Bank). Tuy nhiên, sau khi đƣợc tiến hành và sáp nhập vào các ngân hàng có tiềm lực lớn khác, năng lực tài chính của các ngân hàng từng đƣợc coi là yếu kém này đã tăng lên đáng kể, có thể coi là đối thủ không thể coi nhẹ của Sacombank.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Để xem xét một cách khách quan năng lực cạnh tranh của Sacombank và một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành , tác giả tiến hành xem xét năng lực cạnh tranh của Sacombank trong mối tƣơng quan với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Trên cơ sở thông tin nghiên cứu đƣợc thu thập từ thu thập đƣợc từ Giám đốc, Phó giám đốc, Trƣởng/phó các phòng ban chức năng và chuyên viên tài chính, phƣơng
59
pháp khảo sát đã trình bày ở chƣơng 2 phƣơng pháp nghiên cứu ma trận cạnh tranh giữa Sacombank và các đối thủ cạnh tranh chính đã đƣợc xây dựng tại bảng sau:
BẢNG 3.10: MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH GIỮA SACOMBANK VÀ MỘT SỐ NHTM Các yếu tố cạnh tranh Mức độ quan trọng
Techcombank Sacombank MB Bank ACB Eximbank Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm
Thị phần 0,11 3 0,33 3 0,33 3 0,33 3 0,33 3 0,33 Uy tín và thƣơng hiệu 0,13 3 0,39 4 0,52 3 0,39 4 0,52 3 0,39 Sự đa dạng của sản phẩm 0,09 3 0,27 3 0,27 2 0,18 3 0,27 2 0,18 Mạng lƣới chi nhánh 0,08 3 0,24 4 0,32 3 0,24 3 0,24 3 0,24 Vốn điều lệ 0,09 3 0,27 3 0,27 3 0,27 3 0,27 3 0,27 Công nghệ thông tin 0,13 3 0,39 3 0,39 3 0,39 3 0,39 3 0,39 Trình độ nhân sự 0,12 3 0,36 3 0,36 3 0,36 4 0,48 3 0,36 Cạnh tranh về giá 0,08 2 0,16 2 0,16 3 0,24 3 0,24 3 0,24 Khả năng sinh lời 0,09 2 0,18 3 0,27 3 0,27 3 0,27 2 0,18 Hoạt động Marketing 0,08 3 0,24 3 0,24 2 0,16 3 0,24 3 0,24 Tổng 1 2,83 3,13 2,83 3,25 2,82
Số điểm đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng sẽ bằng hạng nhân với mức độ quan trọng của các yếu tố cạnh tranh. Nhìn vào bảng trên ta thấy với số điểm là 3,13, nhìn chung năng lực cạnh tranh của Sacombank so với các NHTMCP khác là tốt, chỉ thấp hơn so với ACB, còn lại xếp trên Techcombank, MB Bank và Eximbank, đặc biệt là nhờ Sacombank có thế mạnh về uy tín thƣơng hiệu và thị
60
phần, cũng nhƣ mạng lƣới rộng khắp trong và ngoài nƣớc, đã giúp năng lực cạnh tranh của Sacombank tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, Sacombank vẫn có điểm hạn chế liên quan đến chính sách giá, với mức lãi suất cho các kỳ hạn trên 12 tháng chƣa cạnh tranh đƣợc với các đối thủ khác. Sacombank cần phải khắc phục điều này để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.
Nhóm ngân hàng nƣớc ngoài: Đây là nhóm ngân hàng có số lƣợng và thị phần nhỏ nhất (chiếm chƣa đến 15% thị phần) do những yêu cầu khắt khe về mặt luật pháp. Phạm vi hoạt động chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thế mạnh của nhóm ngân hàng này là chất lƣợng dịch vụ cao, uy tín toàn cầu, công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, trình độ quản lý vƣợt trội, chi phí hoạt động thấp, thừa hƣởng công nghệ hiện đại từ ngân hàng mẹ, với danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú.
Ngân hàng nƣớc ngoài với mục tiêu nhằm vào phân khúc khách hàng tốt nhất, có khả năng thanh toán nhất của thị trƣờng này là dân cƣ thu nhập khá trở lên (khoảng 10 triệu đồng tháng) ở các đô thị lớn, tỉnh có tiềm năng kinh tế. Điển hình là gói sản phẩm bao gồm: Tài khoản và tiền gửi; sản phẩm cho vay; ...Sản phẩm cho vay cá nhân của các ngân hàng nƣớc ngoài hiện tập trung vào phần trăm giá trị tài sản bảo đảm và lên đến 5 tỉ đồng.
Tuy nhiên, các ngân hàng này vẫn còn những mặt hạn chế nhƣ: Mạng lƣới hoạt động hạn chế, bị ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật Việt Nam. Trong năm 2014, trong công cuộc rà soát lại tình hình hoạt động của các ngân hàng, đã có trƣờng hợp Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt bị rút giấy phép hoạt động, cũng nhƣ việc 7 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (trong đó bao gồm chi nhánh của 2 ngân hàng có uy tín HSBC và Standard Chartered) bị tiến hành thanh lý, chấm dứt hoạt động.
Mối đe dọa của sản phẩm thay thế
Khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng là để đảm bảo an toàn cho tài sản, tăng khả năng sinh lời cho tài sản,…Mối đe dọa của sản phẩm thay thế có thể đến từ các giấy tờ có giá của các công ty bảo hiểm, chứng khoán hay các công ty bất động sản. Trong những năm gần đây, thị trƣờng chứng khoán và bất động sản đã
61
ấm lên, có nhiều triển vọng hơn trƣớc cũng khiến khách hàng có những quan tâm đến dịch vụ của các công ty này hơn. Ngoài ra, thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ xuất hiện nhiều công ty nƣớc ngoài với sản phẩm tiết kiệm – tích luỹ- bảo hiểm đã phần nào chia sẻ thị phần nguồn tiết kiệm của ngƣời dân. Do vậy, tất cả những sản phẩm thay thế trên cũng đƣợc coi nhƣ một mối đe dọa lớn đối với Sacombank.
Mối đe dọa xâm nhập của các đối thủ tiềm năng
Ngành ngân hàng từ trƣớc đến giờ luôn là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tƣ đều muốn giành lấy. Mối đe dọa xâm nhập của ngành hiện nay tập trung xuất phát từ những tập đoàn có tiềm lực tài chính lớn và chủ yếu xuất phát từ hai nhóm đối thủ chính: Ngân hàng nƣớc ngoài và tập đoàn tài chính. Tuy gặp phải những ràng buộc pháp lý khá chặt chẽ khi vào Việt Nam nhƣng vẫn nhiều ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập chi nhánh hay đƣợc cấp giấy mở ngân hàng có vốn 100% nƣớc ngoài tại Việt Nam. Điển hình việc Citibank-Một trong những Ngân hàng lớn nhất của Mỹ đƣợc thông qua việc mở Ngân hàng đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam vào tháng 7/2015 (trƣớc đây Ngân hàng này đã tồn tại ở Việt Nam dƣới danh nghĩa là chi nhánh Ngân hàng Mỹ đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1994), sẽ là một trong những đối thủ lớn của Sacombank trog thời gian tới. Ngoài