Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng sài gòn thương tín trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (Trang 26)

nỗ lực và luôn luôn cải biến sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Ngày nay, ngoài danh tiếng và uy tín của mình, các NHTM còn phải thể hiện đƣợc sự liên kết lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, sự kiện một NHTM hợp tác với một TCTD có uy tín và danh tiếng khác trên thƣơng trƣờng, hoặc sự hợp tác chiến lƣợc giữa các ngân hàng hay tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn nào cũng góp phần nângcao sự mạnh cạnh tranh của NHTM đó trên thƣơng trƣờng.

1.2.3. Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM NHTM

Nếu chỉ xem xét các yếu tố môi trƣờng nội bộ ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM nhƣ trên và rút ra kết luận về năng lực cạnh tranh của một ngân hàng sẽ rất phiến diện. Với cùng một quy mô, một ngân hàng sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn nếu môi trƣờng cạnh tranh trong ngành mang tính độc quyền cao có lợi cho ngân hàng đó. Ngƣợc lại, năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó sẽ giảm nếu tính bảo hộ bị dỡ bỏ. Điều này xuất phát từ thực tế là một ngân hàng không thể tách biệt với môi trƣờng kinh doanh ngành, với nền kinh tế trong nƣớc và thế giới. Vì thế, sẽ rất thiếu sót nếu bỏ qua các chỉ tiêu đánh giá tác động của các yếu tố môi trƣờng đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng.

1.2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trƣờng kinh tế

Ngân hàng là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro. Mỗi một bíên động bất lợi của kinh tế vĩ mô cũng ảnh hƣởng đến hoạt động bình thƣờng của một ngân hàng. Nếu nhƣ nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu nhƣ chỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế…đạt mức độ ổn định sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Ngƣợc lại, khi môi trƣờng kinh tế bất ổn, khách hàng sẽ giảm quy mô hoạt động kinh doanh và làm giảm tốc độ phát triển của ngành ngân hàng. Mối quan hệ giữa môi trƣờng kinh tế vĩ mô và ngành ngân hàng thƣờng là mối quan hệ thuận chiều.

17

Độ mở cửa của nền kinh tế thể hiện qua các rào cản, sự gia tăng nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp, sự gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu, tiềm năng tài chính, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn trong nƣớc cũng nhƣ xu thế chuyển hƣớng hoạt động của các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào trong nƣớc. Các yếu tố này tác động đến khả năng tích lũy và đầu tƣ của ngƣời dân, khả năng thu hút tiền gửi, cấp tín dụng và phát triển các sản phẩm của NHTM, khả năng mở rộng hoặc thu hẹp mạng lƣới hoạt động của các ngân hàng…Từ đó làm giảm hay tăng nhu cầu mở rộng tín dụng, triển khai các dịch vụ, mở rộng thị phần của NHTM.

Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ tác động đến lƣu lƣợng vốn của nƣớc ngòai vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp. Ngòai ra, chúng ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động chung của các NHTM, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tham gia quan hệ thanh toán, mua bán với các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ các NHTM trong nƣớc. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của NHTM trong nƣớc và ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nƣớc.

Môi trƣờng chính trị - pháp luật

Môi trƣờng chính trị và pháp luật có thể làm tăng hoặc cũng có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của bất kỳ NHTM nào. Là một ngành chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ, các NHTM luôn chịu tác động mạnh mẽ từ môi trƣờng chính trị và pháp luật. Các yếu tố cần xem xét của môi trƣờng này gồm quan điểm của Đảng, tính ổn định của môi trƣờng chính trị, tác động của hệ thống pháp luật. Một đất nƣớc có nền chính trị ổn đinh và hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhiều hơn so với một đất nƣớc thƣờng xảy ra chiến tranh, biểu tình, hay sự thiếu công bằng trong luật pháp. Với đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của NHTM chịu chi phối và ảnh hƣởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, luật dân sự, luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các TCTD…Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.

18  Môi trƣờng văn hóa- xã hội

Môi trƣờng văn hóa- xã hội có tác động mạnh đến hành vi mua sắm của khách hàng. Chính vì thế, môi trƣờng văn hóa xã hội ảnh hƣởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Do vậy phân tích các yếu tố thuộc môi trƣờng này để có thể nhận biết những cơ hội đe dọa tiềm tàng. Một số yếu tố thay đổi có thể ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng nhƣ khuôn mẫu hành vi xã hội, lối sống, nghề nghiệp, những biến đổi về dân số, có tác động đến yếu tố con ngƣời thông qua việc tác động đến nhu cầu, nhận thức và sự hiểu biết của ngƣời dân, và thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của ngƣời dân trong xã hội.

Môi trƣờng công nghệ

Trong thời đại hiện nay, sự phụ thuộc vào yếu tố công nghệ thông tin và kỹ thuật là rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Môi trƣờng hội nhập tạo cơ hội cho các ngân hàng tiếp cận đƣợc công nghệ hiện đại, chuyển giao kỹ thuật mới, tiên tiến từ nƣớc ngoài, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cho việc xây dựng các hành lang pháp lý liên quan đến công tác bảo mật, quyền sở hữu và các giao dịch điện tử.

1.2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Nhìn từ mô hình “5 lực lƣợng cạnh tranh” của Micheal E. Porter có thể thấy tác động của môi trƣờng vi mô có ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng nhƣ sau:

Mức độ cạnh tranh trong ngành

Mức độ cạnh tranh đƣợc đánh giá thông qua số lƣợng đối thủ trong ngành, thành phần đối thủ cạnh tranh, nhận dạng khả năng của đối thủ, rào cản gây trở ngại cho việc thoát ra. Sự phát triển của thị trƣờng tài chính và các ngành phụ trợ liên quan với ngành ngân hàng trong nƣớc phát triển mạnh là điều kiện để các ngân hàng phát triển và gia tăng cung vào một ngành có lợi nhuận, từ đó dẫn đến mức độ cạnh tranh cũng gia tăng.

Với đặc điểm hoạt động của các loại hình định chế tài chính có mối liên hệ rất chặt chẽ và có sự bổ trợ lẫn nhau. Sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm và thị

19

trƣờng chứng khoán, một mặt chia sẻ thị phần với ngân hàng, mặt khác buộc các NHTM phải giảm chi phí và đa dạng hóa các dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh.

Mối đe dọa của sản phẩm thay thế

Cũng nhƣng các ngành sản xuất kinh doanh khác, dƣới sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng của xã hội, sự thay đổi môi trƣờng kinh doanh và sự bùng nổ về công nghệ sẽ làm phát sinh nhiều loại hình sản phẩm. Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có chức năng gần giống chức năng của sản phẩm mà ngân hàng đang cung cấp. Sản phẩm thay thế có tác động mạnh đến vòng đời sản phẩm, đồng thời có ảnh hƣởng đến lợi nhuận tiềm ẩn của ngân hàng thông qua việc áp đặt mức giá trần cho các sản phẩm. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế đƣợc đánh giá qua sự đa dạng của sản phẩm thay thế và mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Mối đe dọa xâm nhập của đối thủ tiềm năng

Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do họ đƣa vào khai thác các năng lực cung ứng mới, với mong muốn nhanh chóng dành đƣợc thị phần và các nguồn lực cần thiết. Trong bối cảnh hiện xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn mới, mỗi ngân hàng phải tự trang bị cho mình những rào cản hợp pháp dựa trên các lợi thế về qui mô, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, nguồn tài chính vững mạnh, độ an toàn cao, công nghệ hiện đại,… mới có đủ điều kiện đứng vững trong xu thế tái cấu trúc ngân hàng nhƣ hiện nay.

Sức mạnh mặc cả của ngƣời mua

Khách hàng là nhân tố quyết định sự sống còn của các ngân hàng trong môi trƣờng cạnh tranh vì họ vừa có thể là ngƣời gửi tiền - cung cấp nguồn vốn và là ngƣời vay vốn - sử dụng vốn của ngân hàng, và sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng. Ở vai trò là ngƣời đi vay (ngƣời mua), khách hàng đƣợc coi là một đe dọa cạnh tranh khi họ ở vị thế yêu cầu giá thấp hoặc yêu cầu cung cấp những dịch vụ tốt hơn. Khách hàng đƣợc phân chia làm hai nhóm sau: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá

20

cả, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là ngƣời điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sức mạnh mặc cả của nhà cung ứng

Sức mạnh mặc cả của nhà cung ứng đƣợc đánh giá qua mức độ độc quyền của nhà cung ứng, đƣợc phân thành hai nhóm chính:

 Các nhà cung ứng vốn cho hoạt động: nhà cung ứng vốn bao gồm cá nhân, tập thể, công ty, tổ chức xã hội và thậm chí là các TCTD đang cạnh tranh trực tiếp và Ngân hàng nhà nƣớc.

 Các nhà cung ứng cơ sở hạ tầng làm việc: nhƣ các nhà cung cấp viễn thông, phần cứng vi tính, phần mềm quản lý, giáo dục đào tạo, kiểm toán.. Đây là những ngành phụ trợ mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đa dạng hóa các dịch vụ, tạo lập thƣơng hiệu và uy tín, thu hút nguồn nhân lực cũng nhƣ có những kế hoạch đầu tƣ hiệu quả trong một thị trƣờng tài chính vững mạnh.

Những nhà cung ứng đƣợc xem là mối đe dọa khi họ yêu cầu tăng giá hoặc giảm chất lƣợng đầu vào, do đó làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng, và ngƣợc lại nếu nhà cung ứng yếu thì ngân hàng có thể mua đƣợc với mức giá thấp hơn hoặc yêu cầu chất lƣợng cao hơn.

Đối với nhà cung ứng là khách hàng gửi tiền thì cũng giống nhƣ ngƣời mua (ngƣời đi vay), họ cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng do việc nếu ngân hàng không huy động đƣợc nhiều vốn để cho vay thì lợi nhuận sẽ giảm và có thể dẫn đến phá sản.

21

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã nêu lên được tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng qua việc điểm lại các bài luận văn đã từng nghiên cứu về đề tài này, tìm ra những kết quả và hạn chế trong nghiên cứu của các luận văn này, từ đó làm cơ sở để tác giả có những đóng góp thiết thực hơn với hoàn cảnh nghiên cứu, và khắc phục được những thiếu sót của các luận văn trước đó.

Ngoài ra, Chương 1 đã khái quát được lý thuyết về năng lực cạnh tranh của NHTM, các yếu tố môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng giúp nhìn nhận lại bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, chỉ ra được những thuận lợi và thách thức đối với hệ thống NHTM, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong giai đoạn này, cùng với đó là kinh nghiệm nước ngoài trong việc tái cấu trúc ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Những cơ sở lý luận này là tiền đề để tìm ra phương pháp nghiên cứu ctrong chương 2, kế đó là phân tích năng lực cạnh tranh của Sacombank trong chương 3, cuối cùng đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng này trong chương 4.

22

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp

2.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Sử dụng Phƣơng pháp chuyên gia để thu thập các đánh giá, nhận định của các chuyên gia, cán bộ cấp cao trong hệ thống ngân hàng Sacombank về ảnh hƣởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài của ngân hàng đến năng lực cạnh tranh của Sacombank. Từ các ý kiến ta sẽ có đƣợc các dữ liệu để xây dựng Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của Sacombank.

2.2.1.1. Mục đích và phương pháp khảo sát

Mục đích khảo sát:

- Xác định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố trong ma trận hình ảnh cạnh tranh đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng.

- Tham khảo ý kiến đánh giá các yếu tố trong ma trận hình ảnh cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại: ACB, Techcombank, Sacombank, MB Bank, Eximbank - Phƣơng pháp tiến hành lấy ý kiến đánh giá: Gửi trực tiếp, Fax và E mail

- Đối tƣợng lấy ý kiến đánh giá: Giám đốc, Phó giám đốc các chi nhánh NHTM, Trƣởng/Phó phòng ban chức năng các chi nhánh NHTM.

2.2.1.2. Tiến hành khảo sát

70 bảng câu hỏi đến đối tƣợng nghiên cứu ở một số ngân hàng ở các Ngân hàng ACB, Techcombank, Sacombank, MB Bank và Eximbank, và nhận lại đƣợc 58 bảng câu hỏi (tỷ lệ hồi đáp là 83%). Phiếu khảo sát và tổng hợp kết quả sẽ đƣợc trình bày ở phụ lục 1.

2.1.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp

Sau khi có kết quả tổng hợp từ các phiếu khảo sát phát ra, tác giả xây dựng đƣợc Bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh (đƣợc trình bày ở phần chƣơng 3 thực trạng năng lực cạnh tranh của Sacombank), trong đó sẽ bao gồm những phân tích về vị thế của Sacombank so với các đối thủ trong ngành.

23

2.2. Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp các dữ liệu đƣợc khai thác từ các báo cáo thƣờng niên của ngân hàng Sacombank, từ website chính thức của NHNN, cổng thông tin điện tử của Chính phủ, các báo cáo phân tích ngành của một số ngân hàng đối thủ, các bài phân tích, đánh giá của các chuyên gia trên tạp chí, sách báo, và các trang mạng điện tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Xử lý dữ liệu thứ cấp

Sử dụng phƣơng pháp phân tích số liệu để nắm bắt đƣợc kết quả kinh doanh, tình hình tài chính, tình hoạt động của ngân hàng. Các số liệu này đƣợc thể hiện dƣới dạng bảng hoặc biểu đồ. Từ đó tạo cơ sở khẳng định tính chính xác và khách quan của những dữ liệu sơ cấp đã thu thập trƣớc đó.

Sử dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu tình hình hoạt động của ngân hàng Sacombank qua các năm, kết hợp so sánh với tình hình hoạt động của các đối thủ để biết ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không và năng lực cạnh tranh của ngân hàng ở mức nào.

2.3. Phƣơng pháp mô hình SWOT

Mô hình SWOT là ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng và ƣớc lƣợng những cơ hội, thách thức của môi trƣờng kinh doanh bên ngoài, để từ đó có sự phối hợp giữa năng lực của ngân hàng với tình hình môi trƣờng. SWOT đƣợc viết tắt từ 4 chữ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threatens (thách thức). Nếu phân tích kỹ lƣỡng và chính xác, ngân hàng có thể xác định đƣợc chiến lƣợc cạnh tranh qua việc phát huy hiệu quả năng lực bên trong của mình và nắm bắt các cơ hội cũng nhƣ lƣờng trƣớc đƣợc những thách thức mà ngân hàng có thể đối mặt

Sau khi xây dựng đƣợc mô hình SWOT nhƣ mục trên, ta sẽ tìm ra đƣợc các

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng sài gòn thương tín trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (Trang 26)