Kết quả của quá trình tái cấu trúc ngân hàng 2011-2014

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng sài gòn thương tín trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (Trang 35)

Đối với các NHTMCP yếu kém: Sau khi xác định đƣợc 9 ngân hàng yếu kém cần cơ cấu lại và triển khai các biện pháp kiểm soát tình hình hoạt động của 9

26

ngân hàng này (gồm Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài gòn -SCB, Ngân hàng Đệ nhất-Ficombank, Habubank, Tien Phong Bank, TrustBank, Navibank, Western Bank và GP Bank) NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phƣơng phê duyệt và chỉ đạo triển khai quyết liệt phƣơng án cơ cấu lại đối với từng ngân hàng. Cho đến cuối năm 2013, 8/9 ngân hàng đã hoàn thành bƣớc đầu lộ trình cơ cấu lại theo phƣơng án đƣợc phê duyệt, còn lại Ngân hàng PG Bank tuy là cái tên chậm nhất trong số các Ngân hàng yếu kém cần cơ cấu lại cũng đã đƣợc sáp nhập vào Vietinbank trong tháng 5/2015. Nhìn chung, các ngân hàng yếu kém đều đã và đang tích cực triển khai cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị và khắc phục các sai phạm dƣới sự giám sát chặt chẽ của NHNN nhờ đó, tình hình hoạt động của các ngân hàng này đã ổn định và cải thiện hơn so với thời điểm bắt đầu thực hiện cơ cấu lại.

- Đối với các NHTM Nhà nƣớc: NHNN đã chỉ đạo các NHTM Nhà nƣớc đã

cổ phần hóa hoàn thiện phƣơng án cơ cấu lại bao gồm cả công ty con cho phù hợp với thực trạng hoạt động của từng ngân hàng; chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoàn thiện việc cơ cấu lại và tiến hành cơ cấu lại tổ chức bộ máy, mạng lƣới và nhân lực, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tài sản, điều chỉnh lại hoạt động đầu tƣ gắn với xử lý những sai phạm, yếu kém phát hiện qua thanh tra và tái cơ cấu của các công ty con

- Đối với ngân hàng nƣớc ngoài: Tạo điều kiện và khuyến khích các TCTD

nƣớc ngoài góp vốn, mua cổ phần của các TCTD Việt Nam, đặc biệt là các TCTD yếu kém để cơ cấu lại các TCTD này thông qua các hình thức nhƣ: hoàn thiện các qui định pháp lý về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại các NHTM theo hƣớng cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc sở hữu trên 20% vốn điều lệ của các NHTM; chỉ đạo triển khai cơ cấu quyết liệt việc tái cơ cấu phần vốn góp của các NHTMNN tại một số NHLD nhƣ Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB) Việt Thái, VID Public; rút giấy phép, đóng cửa một số chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động không có hiệu quả hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, chuyển

27

giao tài sản, công nợ sang đơn vị trực thuộc của cùng ngân hàng mẹ hoạt động ở Việt Nam.

Hệ thống ngân hàng đã tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu nhƣ: triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu; cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đƣợc vốn vay phục vụ sản xuất, kinh doanh; kiểm soát và tiết giảm chi phí hoạt động kể cả chi lƣơng, thƣởng và cổ tức để tăng khả năng trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng và tích cực bán nợ xấu cho công ty Quản lý tài sản của TCTD Việt Nam (VAMC). Nhờ đó, nợ xấu của các TCTD đã từng bƣớc đƣợc xử lý, chất lƣợng hoạt động của các TCTD từng bƣớc đƣợc cải thiện dần.

→Kết quả cơ cấu lại của từng nhóm TCTD cho thấy chủ trương, chính sách, biện pháp tái cơ cấu ngân hàng đã được tuyên truyền, phổ biến tốt và nhận thức về tái cơ cấu ngân hàng, tư duy quản trị của các chủ sở hữu TCTD đã có sự thay đổi căn bản theo hướng thừa nhận sự tất yếu khách quan phải tái cơ cấu để vượt qua những hạn chế, yếu kém và tăng cường năng lực cạnh tranh.

3.1.3. Đặc điểm của các NHTM trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Những năm qua hệ thống NHTM trong nƣớc đã có những bƣớc phát triển đáng kể cả về quy mô tài sản, mạng lƣới giao dịch, sản phẩm dịch vụ, cũng nhƣ hệ thống công nghệ ngân hàng. Hệ thống các NHTM Việt Nam đƣợc chia làm 2 nhóm dựa vào quan hệ sở hữu: một là, các NHTM do Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn; hai là, nhóm các NHTM cổ phần. Hệ thống các NHTM Việt Nam phát triển nhanh về số lƣợng và nguồn vốn sở hữu sau khi đổi mới, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Chính sự phát triển nhanh về mặt số lƣợng, cho đến nay hệ thống các NHTM đã có mạng lƣới bao phủ đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, qua đó ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc, đã góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế.

28 những năm qua cho thấy còn những tồn tại:

Tình hình huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không ổn định, có xu hƣớng giảm. Những năm đầu khủng hoảng tài chính toàn cầu tốc độ tăng trƣởng huy động vốn duy trì trên 20%, nhƣng những năm tiếp theo tỷ lệ tăng huy động chỉ đạt trên 12%.

Hoạt động tín dụng của các NHTM phát triển theo hƣớng tăng quy mô và tốc độ tăng trƣởng, nhƣng lại không tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng trong điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định, khiến chất lƣợng của các khoản tín dụng rất thấp, đây đã trở thành những khoản nợ xấu. Nợ xấu của hệ thống NHTM giai đoạn 2008 - 2012 có xu hƣớng gia tăng: năm 2008 là 2,17%; năm 2009 là 2,05%; năm 2010 là 2,165%; năm 2011 là 3,3% và năm 2012 tăng vọt lên 8,6Mặc dầu chúng ta đã thành lập VAMC để xử lý nợ xấu, nhƣng cho tới hiện nay hiện nay nợ xấu vẫn là 'ung nhọt' của các NHTM.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có thể giảm sụt nếu các NHTM trích lập quĩ dự phòng đúng, đủ theo đúng quy định của NHNN. Thời gian qua, theo báo cáo của các NHTM đa số các NHTM đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu trên 8% theo khuyến nghị của Hiệp ƣớc Basel II. Tuy nhiên, tỷ lệ CAR còn có khác nhau giữa các ngân hàng và nhóm ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, trong khi các nguồn thu khác giảm xuống, điều tất nhiên tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu nhƣ các NHTM tuân thủ đúng theo quy định của NHNN, hạch toán đúng, đủ dự phòng cho các khoản nợ.

Tình hình thanh khoản của các NHTM đôi lúc còn bấp bênh, năm 2011, tỷ lệ sử dụng vốn trong hệ thống ngân hàng lên tới hơn 100%, dẫn đến thiếu thanh khoản; nay tình hình này đã đƣợc cải thiện, tỷ lệ sử dụng vốn dao động từ 93 - 96%, nhƣng chƣa chắc chắn. Vì vậy NHNN đã ban hành Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN, có hiệu lực vào tháng 10 năm 2010 quy định tỷ lệ này ở mức tối đa 80% cho các ngân hàng và 85% cho các tổ chức tín dụng khác nhƣng cho đến nay tỷ lệ này vẫn chƣa giảm và vấn đề vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để.

29

3.1.4. Kinh nghiệm của nƣớc ngoài trong việc tái cấu trúc ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh cao năng lực cạnh tranh

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, bốn tháng sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra, tháng 11 năm 1997, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực thi một chƣơng trình cải cách toàn diện ngành Ngân hàng. Đầu tháng 3 năm 1998, Ủy ban giám sát tài chính (FSC) đƣợc thành lập và việc đầu tiên mà FSC làm là thực hiện phân loại các ngân hàng. FSC đã xác định đƣợc 12 trong tổng số 24 ngân hàng ở Hàn Quốc không đủ khả năng tồn tại, và sau đó yêu cầu 5 ngân hàng bị đình chỉ giấy phép ngay lập tức và 7 ngân hàng còn lại chỉ đƣợc hoạt động trên cơ sở có điều kiện. Năm ngân hàng bị ngừng hoạt động, sau đó, đƣợc các ngân hàng còn khả năng hoạt động mua lại. Đối với 7 ngân hàng đƣợc phép hoạt động có điều kiện, các ngân hàng này phải hợp nhất với nhau hoặc tự tìm đối tác nƣớc ngoài có khả năng về vốn và kinh nghiệm trong quản lý ngân hàng để hợp tác. Trong những trƣờng hợp đặc biệt, FSC có thể mua lại những khoản nợ không sinh lời hoặc tái cấp vốn cho các ngân hàng này nhƣng đổi lại, các ngân hàng này phải đáp ứng những điều kiện nhất định do FSC đƣa ra. Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Hàn Quốc có sự tham gia của các công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (mua lại các khoản nợ xấu), và nhận đƣợc sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc thông qua việc bảo lãnh cho Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc phát hành trái phiếu để cấp thêm vốn cho quá trình tái cơ cấu.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, hệ thống ngân hàng đƣợc Chính phủ nƣớc này tiến hành cải cách trên 2 phƣơng diện: cải cách đối với từng ngân hàng và cải thiện cơ sở hạ tầng của toàn hệ thống. Đối với từng ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc, Chính phủ Trung Quốc tập trung vào: (i) tăng cƣờng năng lực tài chính, thông qua Bộ Tài chính bơm vốn cho các ngân hàng này, sau đó khuyến khích các ngân hàng chủ động tăng vốn thông qua việc tạo điều kiện cho các ngân

30

hàng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán và huy động vốn từ các tổ chức, ngân hàng nƣớc ngoài dƣới hình thức mua cổ phần hoặc thực hiện liên minh liên kết; (ii) xử lý nợ xấu: tất cả các khoản nợ xấu từ ngân hàng sẽ đƣợc bán cho một hoặc một vài công ty quản lý tài sản mới đƣợc thiết lập (AMC) với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Xuyên suốt quá trình tái cơ cấu ngân hàng Trung Quốc, các ngân hàng nƣớc ngoài thực sự đƣợc Chính phủ nƣớc này xem trọng. Trong một số trƣờng hợp đặc biệt, sự tham gia của các đối tác nƣớc ngoài có thể xem là đối tác “kép”. Điều đó có nghĩa là họ vừa cung cấp vốn vừa giúp cho các ngân hàng yếu kém xác định và thực hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý của mình.Có thể nói, công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thành công đã tạo ra một môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy sự phát triển hệ thống ngân hàng nói riêng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế nói chung của các nƣớc.

Nhận xét:

Mỗi quốc gia với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội riêng tạo ra những màu sắc tái cơ cấu riêng của chính mình nhƣng tựu chung thực tiễn kinh nghiệm tái cơ cấu ngân hàng cho thấy, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở hầu hết các nƣớc đều thực hiện các bƣớc cơ bản là:

 Đánh giá và phân loại ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

 Xử lý nợ, tái cấp vốn và sáp nhập.

 Nâng cao công tác quản trị ngân hàng và trao quyền độc lập (trong đó có việc gia tăng sự tham gia của các ngân hàng nƣớc ngoài để tiếp thu phƣơng thức quản trị tiên tiến).

 Cải tổ hoạt động của cơ quan giám sát

Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, cho thấy một số điểm đáng lƣu ý nhƣ sau:

 Tái cơ cấu ngân hàng cần đƣợc hoàn thành một cách nhanh chóng và rộng khắp để giúp cho các thị trƣờng tài chính có thể phục hồi chức năng trung gian một cách nhanh nhất. Quá trình tái cơ cấu diễn ra càng chậm thì nguy cơ

31

khủng hoảng tín dụng càng lớn và hậu quả càng nghiêm trọng. Các ngân hàng yếu kém sẽ có thể vẫn tiếp tục cho vay các doanh nghiệp và làm gia tăng nguy cơ nợ xấu, ảnh hƣởng đến cả hệ thống ngân hàng.

 Cần giảm thiểu rủi ro đạo đức khi giải quyết các ngân hàng có vấn đề, quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông, ngƣời lao động và ngƣời quản lý cần đƣợc xem xét và điều chỉnh một cách công bằng.

 Tái cơ cấu ngân hàng cần đƣợc thực hiện đồng thời với việc minh bạch và công khai hóa thông tin.

 Trong quá trình tái cơ cấu, vai trò của NHNN sẽ tác động tới cả hệ thống các đơn vị tổ chức kinh doanh thông qua việc điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trƣờng. Trong đó, NHNN có thể tham gia vào quá trình tái cơ cấu thông qua một số phƣơng thức nhƣ: tạo ra một môi trƣờng vĩ mô ổn định làm “vật truyền dẫn” cho quá trình tái cơ cấu; tạo tính thanh khoản cho thị trƣờng để đảm bảo tính ổn định của thị trƣờng tài chính; đóng vai trò trung gian trong quá trình tái cơ cấu; tăng cƣờng hợp tác quốc tế nhằm cải thiện lòng tin của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài…

 Những hạn chế của luật pháp nhƣ thiếu các quy định phù hợp về thanh lý tái sản, luật phá sản, việc chậm trễ và thiếu kinh nghiệm của tòa án với quá trình xử lý phá sản… là trở ngại trong quá trình tái cơ cấu. Do vậy, để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thành công, cần kết hợp các biện pháp tài chính với những cải cách về các quy định và luật pháp.

 Cải cách quản trị công ty đóng vai trò quan trọng trong tái cơ cấu góp phần đảm bảo thành công của công cuộc cải cách vì đây là biện pháp giải quyết những yếu kém căn bản của hệ thống ngân hàng phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và kém hiệu quả.

 Tái cơ cấu ngân hàng nên đi đôi với việc tái cơ cấu doanh nghiệp.

 Chế độ xã hội và đặc điểm của tổ chức kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia có ảnh hƣởng tới cách tiếp cận trong cải cách và tái cơ cấu, qua đó ảnh hƣởng tới hiệu quả và tốc độ tái cơ cấu.

32

3.2. Tổng quan về Ngân hàng Sacombank

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sacombank

NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín thành lập năm 1991, đặt trụ sở tại 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phƣờng 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, với ngành nghề chính là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và phi Ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nƣớc.

Các cột mốc phát triển đáng nhớ:

Năm 1991: Sacombank là một trong những NHTMCP đầu tiên đƣợc thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là tân Bình, Thành Công và Lữ Gia.

Năm 1993: Sacombank là NHTMCP đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh khai trƣơng chi nhánh tại Hà Nội

Năm 1996: Sacombank là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.

Năm 2002: Sacombank thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank-SBA, bƣớc đầu thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói.

Năm 2006: Sacombank thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS.

Năm 2011: Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Campuchia đánh dấu bƣớc chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lƣợc phát triển và nâng cao năng lực hoạt

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng sài gòn thương tín trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)