Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 50)

M ỤC LỤC trang

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha trong phần này ta thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA)

đểxác định các nhóm nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp dẫn của DLNN của tỉnh An Giang. Đểxác định mô hình có thích hợp để tiến hành phân tích EFA hay không ta cần xem xét kiểm định KMO and Bartlett's Test. Ta kiểm định với giả thuyết là :

H0: Các biến không có tương quan.

H1: Các biến có tương quan.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Kmo và Bartlett’s test

Hệ số KMO và Bartlett's Test 0,879

Sig 0,000

Ta có giá trị KMO = 0,879 (0,5  KMO  1) nên phân tích nhân tố khám

phá EFA là thích hợp và bộ biến có thể sử dụng được. Kiểm định có mức ý nghĩa

Sig = 0,000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 :các biến không có tương quan với

nhau, nghĩa là các biến có tương quan với nhau trong tổng thể. Sau khi phân tích nhân tố ta thấy các biến: địa hình riêng biệt của điểm đến (đồng bằng, đồi núi…), các sản phẩm lưu niệm đặc trưng, trải nghiệm cảm giác khi làm một người nông dân thật sự có trọng số Factor loading nhỏ hơn 0,5 nên tiếp tục bị loại khỏi mô

hình.

Khác với những du khách từ những miền xa khác tìm đến để khám phá cái mới thì họ cần một nơi có địa hình đặc trưng để trải nghiệm sự mới lạ từđịa hình

đó. Nhưng do du khách trong bài nghiên cứu chủ yếu là người dân địa phương, đi du lịch ngày lễ tết, cuối tuần để tham quan, giải trí thì yếu tố địa hình riêng biệt không tạo sự hấp dẫn đối với họ, không là điểm nhấn để họ tìm đến với DLNN ở đây. Đơn thuần du khách chỉ là đến với một nơi có không gian rộng lớn, thoải mái để thư giãn không quan tâm đến yếu tố địa hình, nên việc loại yếu tố này là

điều hợp lý.

Đối với sản phẩm lưu niệm du lịch thì có thể nói là một phần không thể

thiếu khi chúng ta đi du lịch xa - một món quà nhỏ như vật kỷ niệm chúng tỏ ta từng đến địa điểm du lịch đó hay làm món quà biếu bạn bè, người thân là một

41

phần thói quen của du khách. Nhưng thực tế trong tỉnh lại chưa có các sản phẩm lưu niệm đặc trưng riêng cho DLNN. Hơn nữa du khách là người dân

địa phươngđi trong ngày nên không cần quà lưu niệm để kỷ niệm hay là làm quà cho bạn bè. Vì thế sản phẩm lưu niệm không hấp dẫn với du khách và đó cũng là lý do yếu tố này bị loại khỏi nhóm.

An Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL với truyền thống nghề nông lâu đời vì thế dù nghề nghiệp của du khách là cán bộ, công nhân viên chức hay học sinh viên thì cũng là xuất thân từgia đình nông dân hay việc nhìn thấy các nông dân sản xuất đã khá nhiều nên việc trải nghiệm là một người nông dân không còn là một yếu tố hấp dẫn đối với du khách của DLNN, đó là lý do biến trải nghiệm cảm giác là một người nông dân thật sự bị loại khỏi nhóm.

Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha chúng ta loại 2 yếu tố, dựa vào hệ số

factor loading chúng ta lại loại tiếp 3 yếu tố nữa, hiện tại còn lại 15 yếu tố sẽ được tiến hành gom nhóm thành các nhóm nhân tố.

42

Bảng 4.7: Ma trận nhân tố sau khi xoay

Stt Biến số Nhóm nhân tố

1 2 3

1 Tham quan các làng nghề thuyền thống của địa phương 0,761

2 Các món ăn đặc sản của vùng đồng quê 0,561

3 Biết về phong tục tập quán của vùng nông thôn 0,513

4 Sự thân thiện của người dân địa phương 0,703

5 Khí hậu mát mẻ, trong lành, yên tĩnh của vùng nông thôn 0,636

6 Địa hình riêng biệt của điểm đến (đồng bằng, đồi núi…) 0,499

7 Không gian rộng lớn, thoải mái 0,781

8 Các sản phẩm lưu niệm đặc trưng 0,410

9 Sự nhiệt tình của hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ 0,540

10 Việc tiếp xúc với người nông dân chân chất, đôn hậu 0,594

11 Cơ sở phục vụăn uống mang phong cách miền quê 0,837

1212 Các khu chợ, nơi bán hàng với hình thức truyền thống 0,662

13 Cơ sơ phục vụlưu trú với kiến trúc đặc trưng 0,789

14 Hoạt động vui chơi giải trí 0,801

15 Cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của vùng nông thôn 0,738

16 Thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon và không độc

hại 0,760

17 Trải nghiệm nét đặc sắc trong đời sống đời thường làng quê 0,778

18 Trải nghiệm cảm giác khi làm một người nông dân thật sự 0,466

43 Bảng 4.8: Ma trận hệ sốđiểm Biến Kí hiệu Nhân tố 1 2 3 N1 :

Tham quan các làng nghề thuyền thống của địa

phương

X1 0,295

Các món ăn đặc sản của vùng đồng quê X2 0,153 Biết về phong tục tập quán của vùng nông thôn X3 0,098 Sự thân thiện của người dân địa phương X4 0,271 Khí hậu mát mẻ, trong lành, yên tĩnh của vùng nông

thôn

X5

0,205

Không gian rộng lớn, thoải mái X6 0,340

N2:

Sự nhiệt tình của hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ

X7 0,144

Việc tiếp xúc với người nông dân chân chất, đôn hậu X8 0,159

Cơ sở phục vụ ăn uống mang phong cách miền quê X9 0,285 Các khu chợ, nơi bán hàng với hình thức truyền

thống

X10 0,199

Cơ sơ phục vụ lưu trú với kiến trúc đặc trưng X11 0,278 Hoạt động vui chơi giải trí X12 0,356 N3:

Cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của vùng nông thôn X13 0,371

Thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon và không độc hại

X14 0,420

Trải nghiệm nét đặc sắc trong đời sống đời thường làng quê

X15 0,416

44

Qua kết quả phân tích nhân tố chúng ta có 3 nhóm nhân tốchính tác động đến sự

hấp dẫn của du lịch nông nghiệp. Để biết sự tác động của các biến tác động như

thế nào đối với những nhóm nhân tố chung thì ta xét bảng ma trận hệ số điểm. (bảng 4.8)

Nhóm 1: Đặc điểm

Ta có hàm số nhân tố sau:

F1 = 0,295X1 + 0,153X2 + 0,098X3 + 0,271X4 + 0,205X5 + 0,340X6

Trong nhân tố này thì X6 có hệ số cao nhất (=0,340) vì thế biến X6 tác

động mạnh nhất lên nhân tố F1 và X3 là biến có hệ số thấp nhất (=0,098). Nhóm 1 bị tác động mạnh mẽ nhất bởi biến không gian rộng lớn, thoải mái của một vùng

quê. Điều này khá dễ hiểu vì du khách chủ yếu đến với du lịch nông nghiệp là để

tham quan giải trí sau những ngày làm việc vất vả, tất bật, vì thế không gian rộng thoải mái sẽ giúp chúng ta dễ dàng thư giãn. Ngoài ra các biến tham quan các làng nghề thuyền thống của địa phương,sự thân thiện của người dân địa

phương,khí hậu mát mẻ, trong lành, yên tĩnh của vùng nông thôn cũng tác động không nhỏđến nhân tốđặc điểm.

Nhóm 2: Cơ sở vật chất và con người

F2 = 0,144X7 + 0,159X8 +0,285X9 + 0,199X10 + 0,278X11 + 0,356X12

Ở nhóm này thì biến X12 (=0,356) - hoạt động vui chơi giải trícó tác động mạnh nhất, tiếp đó là biến X9 (=0,285) - cơ sở phục vụăn uống mang phong cách miền quê , X11 (=0,278) - cơ sơ phục vụlưu trú với kiến trúc đặc trưng. Khách du

lịch được phỏng vấn trong bài đa phần là giới trẻ, năng động vì thế hoạt động vui

chơi, giải trí tác động mạnh đến nhóm này là điều dễ lý giải. Đối với cơ sở phục vụlưu trú và cơ sở phục vụăn uống là các dịch vụ quan trọng trong du lịch nó là một phần quan trọng của chuyến đi. Và nhiều du khách được phỏng vấn cho biết họ rất thích các kiến trúc đặc trưng của tổ tiên ngày xưa mà ngày nay còn được

lưu giữ tại các hộ dân làm homestay hay được tái hiện lại ở các điểm lưu trú, ăn

uống, các khu chợ, nơi bán hàng.

Trong nhóm này thì sự nhiệt tình của hướng dẫn viên(0,144X7 ) không còn

tác động mạnh mẽnhư những loại hình du lịch khác mà thay vào đó việc tiếp xúc với người nông dân chân chất, đôn hậu (0,159X8 ) qua đây ta thấy rằng đối với loại hình du lịch nông nghiệp thì việc giao tiếp của người dân với du khách mới

45

quan trọng, cần chú ý đến việc nâng cao khảnăng giao tiếp cho người nông dân

để vừa giữ được nét chân chất, đôn hậu nhưng cũng đừng có tự nhiên quá đến mức tạo cảm giác thô lỗ, gây mất thiện cảm với du khách.

Nhóm 3: Trải nghiệm

F3 = 0,371X14 + 0,420X13 + 0,416X15

Nhóm 3 là nhóm trải nghiệm đây là nhóm tập trung những điểm hấp dẫn tiêu biểu nhất của du lịch nông nghiệp. Nhóm bị tác động mạnh mẽ bởi X13 (=0,420) - thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon và không độc hại. Ngày nay việc ngộ độc thực phẩm, các thực phẩm có nồng độ thuốc trừ sâu cao hay thực phẩm có nguồn góc không rõ ràng là một trong những vấn đề quan tâm

hàng đầu trong xã hội, và khi đến với hoạt động du lịch nông nghiệp thì du khách có thể thưởng thức được những thực phẩm tươi ngon ngay tại chỗ sau khi vừa

được hái xuống, biết được nguồn gốc rõ ràng và thậm chí là chính chúng ta cũng

góp phần tham gia vào việc chăm sóc những thực phẩm đó thế thì còn thú vị nào bằng. Vì thếđây là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn khá cao đối với du khách khi tham gia vào hoạt động du lịch nông nghiệp.

46

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP 5.1 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP

Qua điều tra thực tế từ việc phỏng vấn trực tiếp khách du lịch và quá trình phân tích về thực trạng du lịch nông nghiệp tại An Giang cùng các nhân tố ảnh

hưởng đến du lịch nông nghiệp ta có thểđưa ra một số giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang hiện nay như sau:

5.2.1 Tăng cường quảng bá về du lịch

Theo như điều tra của tác giả thì đa phần du khách đến với du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang là khách địa phương (chiếm 54,2%) điều này cho ta thấy rằng hoạt động du lịch nông nghiệp chưa được nhiều người biết đến. Vì thế cần

tăng cường quảng bá hơn nữa hình ảnh vềDLNN An Giang đến với mọi người. Sản phẩm của du lịch rất là đặc thù bởi tính vô hình, khách du lịch không thể nhìn thấy, không thể chạm vào và cũng không thể nào đem sản phẩm du lịch về nhà vì thế rất khó để có thể thuyết phục khách tham gia vào tour du lịch nếu không có những cách marketing phù hợp. Cách hữu hiệu nhất trong việc marketing về du lịch là chúng ta hữu hình hóa cái vô hình bằng cách đưa các hình

ảnh nổi bật của phong cảnh, các hoạt động thú vị trong tour du lịch, các video giới thiệu về tour du lịch nông nghiệp,…..Đối với du lịch nông nghiệp của An Giang cần chú trọng hình ảnh của vùng Cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng) - một trong những điểm được chọn để thực hiện dự án phát triển du lich nông nghiệp

giao đoạn II. Với những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu, những con kênh, rạch chằng chịt cùng những vườn cây trái là những hình ảnh không thể bỏ qua khi chúng ta muốn quảng bá về du lịch nơi đây.

Một trong những cách quảng bá về du lịch hữu hiệu là lien kết với cá công ty du lịch, các nhà hàng, khách sạn để họ có thể giới thiệu điểm đến của chúng ta hiệu quả hơn. Đặc biệt với các công ty du lịch có uy tín như : Viettravel, Saigontourist… các công ty du lịch này có uy tín trong lĩnh vực du lịch và có một

đội ngũ nhân viên kinh nghiệm vì thế nếu lien kết với họ tốt thì chúng ta sẽ dễ

dàng quảng bá được hình ảnh du lịch của chúng ta. Đối với nhà hang hay khách sạn lớn chúng ta có thể gởi các tờbướm, tờ danh thiếp, brochure, tờ rơi,…để giới thiệu, định hướng điểm đến cho khách du lịch.

47

Theo phỏng vấn 83 khách du lịch đã đến với du lịch nông nghiệp An Giang thì có 32,5% biết du lịch nông nghiệp qua quảng cáo, báo đài, interne con

số này vẫn còn thấp so với tiềm năng của thời đại công nghệ thông tin như hiện nay. Trên thế giới rộng lớn của internet với bao nhiêu là người sử dụng hàng ngày

để tìm kiếm thông tin thì đây chính là thị trường đầy tiếm năng để khai thác cho việc quảng bá về hình ảnh của du lịch. Có thểđăng quảng cáo trực tuyến trên các trang du lịch nổi tiếng như VietnamTravelCo.com….Ngoài ra chúng ta còn có thể

tạo hẳn một trang wed riêng cho loại hình du lịch nông nghiệp - nhằm cung cấp thông tin, hình ảnh về du lịch nông nghiệp. Lợi ích của việc quảng cáo trên mạng là nó giúp khách du lịch có thể tương tác với quảng cáo. Khách du lịch có thể

nhấn vào quảng cáo dịch vụ du lịch để lấy thông tin hoặc đặt dịch vụ du lịch trên quảng cáo đó thay vì chỉ phải nghe hay đọc những thong tin có sẵn mà ngưới khác cung cấp.

Thêm vào đó có thể thiết kế một logo thích hợp cho du lịch nông nghiệp giúp tạo hình tượnng trong quảng bá. tạo được dấu ấn trong long du khách dù

chưa đến với du lịch nông nghiệp, nhưng sẽ là cách tốt để du khách có thể tìm kiếm về du lịch nông nghiệp

5.2.2 Nâng cấp các yếu tốtác động bên ngoài

DLNN là loại hình du lịch dựa vào nền nông nghiệp là chủ yếu. Thu hút du khách là ở cánh đồng bát ngát phì nhiêu, cảnh quan còn hoang sơ, những phong

tục xưa còn tồn tại ở nông thôn, các làng nghề truyền thống chưa bị mai một…

chứ không cần có cơ sở vật chất hiện đại. Chúng ta có thể tận dụng những cơ sở

vật chất hiện có như nhà truyền thống của người nam bộ để làm nơi lưu trú, ăn

uống cho khách. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta không hề quan

tâm đến mặt cơ sở vật chất, theo như thống kê từ 83 du khách thì có 53% du khách muốn ở lại nhà dân vì thế không cần đầu tư vào các khách sạn có quy mô

lớn, tầm cỡ bốn sao, năm sao mà chúng ta cần tập trung đầu tư hỗ trợ cho các hộ

dân tham gia vào dự án để các hộ gia đình này có đủ tiện nghi phục vụ du khách đáp ứng nhu cầu của du khách. Hơn nữa khách du lịch chúng ta hướng tới trong

tương lai không phải chỉ là khách du lịch trong nước mà là khách nước ngoài vì

thế cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định đối với cơ sở vật chất phục vụ lưu trú và ăn uống để có thể thu hút đáp úng nhu cầu tương đố cao của khách quốc tế.

Đối với cơ sở hạ tầng thì do đặc điểm vùng đồng bằng thấp cùng với việc nằm giữa hai con sông lớn nên An Giang bị ngập lụt vào khoảng tháng 8 đến

48

tháng 11 hàng năm hiện nay chúng ta đã có thể tận dụng mùa lũ này để phát triển du lịch nông nghiệp tuy nhiên hệ thống đường bộở An Giang bị ngập vào mùa lũ

gây ra tình trạng ùn tắc giao thông gây ra khó khăn trong việc lưu thông của

người dân trong tỉnh. Bên cạnh đó tạo ra sựkhó khăn trong việc tiếp cận vùng du lịch của du khách. Tạo cản trợ đối với du lịch nông nghiệp vào mùa lũ - cần đề

nghị với các cơ quan chức năng để có thể nâng cấp hệ thống đường bộ trong tỉnh và các tuyến đường chính tiếp cận với An Giang.

Môi trường là vấn đềhàng đầu đối với bất kỳ loại hình du lịch nào thì cũng

cần quan tâm đến môi trường tự nhiên, đặc biệt đối với du lịch nông nghiệp thì

vấn đề môi trường càng quan trọng hơn. DLNN được hình thành và phát triển ở

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)