M ỤC LỤC trang
4.1.13 Loại hình ăn uống
Không quá khó hiểu khi đa phần du khách thích được ăn uống tại nhà dân
làm homestay khi đi du lịch nông nghiệp (chiếm 44,6%) - theo phỏng vấn của tác giả thì đa phần du khách thích chọn ăn uống tại nhà người nông dân làm homestay vì khi thưởng thức những món ăn dân dã do chính người dân nông dân
địa phương chế biến trong không gian tự nhiên, không khí trong lành, yên bình thì thú vị và hấp dẫn hơn khi đến ăn tại các quán ăn dù đó là quán ăn bình dân. Lựa chọn tiếp theo là quán ăn bình dân chiếm cũng khá cao 41% và nhà hàng chỉ
chiếm 9,6%, còn lại là các nơi khác với 4,8%.
Khách sạn sang trọng Nhà nghỉ,nhà trọ Nhà dân Không nghỉ lại
4.8%
28.9%
53%
13.3%
37
4.1.14 Cảm nhận sau chuyến đi
Đối với khách địa phương mức đánh giá nằm rãi đều ở mức rất hài lòng (22,7%), hài lòng (38,6%), khá hài lòng (31,8%) và khi so sánh kết quả này với phần đánh giá của khách ngoại ta thấy rằng có sự khác nhau rõ rệt trong việc đánh
giá về DLNN giữa khách địa phương và khách ngoại tỉnh. Nếu khách địa phương
có sự cảm nhận trải đều thì khách ngoại tỉnh chủ yếu tập trung vào mức độ hài long (51,3 %). Nhưng nhìn chung DLNN của An Giang vẫn ở mức hài lòng đối với du khách. Dù là một loại hình du lịch mới hình thành cũng như mới được sự đầu tư phát triển trong thời gian gần đây nhưng cũng phần nào tạo được sự hài lòng đối với du khách thì đây là một lợi thế của DLNN nếu biết tận dụng và phát huy hợp lý (bảng 4.4) .
Nhà hàng Quán ăn bình dân Nhà dân Khác
9.6%
41% 44.6%
4.8%
Hình 4.12: Loại hình ăn uống
Bảng 4.4 Cảm nhận sau chuyến đi
Mức độđánh giá
Thành phần Rất hài lòng Hài lòng Khá hài lòng Chưa hài lòng
Số khách Tỷ lệ % Số khách Tỷ lệ % Số khách Tỷ lệ % Số khách Tỷ lệ % Khách địa phương Khách ngoại tỉnh 10 22,7 17 38,6 14 31,8 3 6,8 6 15,4 20 51,3 11 28,2 2 5,1
38
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HẤP DẪN CỦA DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định vềthang đo Hệ số Cronbach's Alpha Tổng số biến 0,909 20 Stt Biến số Hệ số tương quan biến tổng Cronbach' s Alpha khi loại bỏ biến
1 Cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của vùng nông thôn 0,570 0,905
2 Thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon và không độc hại
0,410 0,908
3 Tham quan các làng nghề thuyền thống của địa phương 0,647 0,902
4 Trải nghiệm nét đặc sắc trong đời sống đời thường làng quê
0,502 0,906
5 Các món ăn đặc sản của vùng đồng quê 0,571 0,904
6 Trải nghiệm cảm giác khi làm một người nông dân thật sự
0,547 0,905
7 Biết về phong tục tập quán của vùng nông thôn 0,620 0,903
8 Học hỏi được kinh nghiệm canh tác, sản xuất của người dân
0,146 0,914
9 Sự thân thiện của người dân địa phương 0,650 0,902
10 Sự nhiệt tình của hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ 0,573 0,904
11 Việc tiếp xúc với người nông dân chân chất, đôn hậu 0,610 0,903
39
Qua kiểm định thang đo với số liệu do tác giả thu thập ta thấy hệ số
Cronbach’s alpha = 0,909 > 0,6 chứng tỏ rằng thang đo có thể sử dụng được. Tuy
nhiên trong đó có một biến bị loại khỏi mô hình do có hệ sốtương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 là: biến học hỏi kinh nghiệm canh tác, sản xuất của người dân, hơn
nữa hệ số Cronbach's Alpha khi loại bỏ biến lớn hơn 0,909 nên biến này càng phải loại khỏi mô hình. Ngoài ra đối với biến các dịch vụ bổ sung trong chuyến đi (chăm sóc da…) cũng cần phải loại khỏi mô hình do Cronbach's Alpha khi loại bỏ biến là 9,11> 9,09, dù hệ sồtương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
Mục đích chính đi du lịch chủ yếu của du khách là để tham quan, vui chơi, giải trí, vì thế việc “học hỏi được kinh nghiệm canh tác, sản xuất của người dân” không phải là yếu tố hấp dẫn đối với du khách. Hơn nữa đa phần nghề nghiệp của du khách là cán bộ, công nhân viên chức nên không có sự quan tâm lắm đến kinh nghiệm canh tác, sản xuất của người nông dân.
Riêng với yếu tố “các dịch vụ bổ sung trong chuyến đi” thì hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 theo lý thuyết thì phải giữ lại, nhưng nếu bỏ biến này thì hệ
số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên 9,11. Điều này làm cho sự tin cậy của công cụ
nghiên cứu tăng cao hơn nên tác giả quyết định chọn bỏ biến này ra khỏi mô hình. Hơn nữa các sản phẩm dịch vụ chính của DLNN chưa thực sự tốt vì thế cần tập trung để hoàn thiện thay vì thêm vào các dịch vụ bổ sung.
13 Các khu chợ, nơi bán hàng với hình thức truyền thống 0,600 0,903
14 Cơ sơ phục vụlưu trú với kiến trúc đặc trưng 0,661 0,902
15 Hoạt động vui chơi giải trí 0,455 0,907
16 Khí hậu mát mẻ, trong lành, yên tĩnh của vùng nông thôn
0,619 0,903
17 Địa hình riêng biệt của điểm đến (đồng bằng, đồi núi…) 0,711 0,901
18 Không gian rộng lớn, thoải mái 0,628 0,903
19 Các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của vùng nông nghiệp 0,494 0,906
20 Các dịch vụ bổ sung trong chuyến đi (chăm sóc da,….) 0,310 0,911
40
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha trong phần này ta thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA)
đểxác định các nhóm nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp dẫn của DLNN của tỉnh An Giang. Đểxác định mô hình có thích hợp để tiến hành phân tích EFA hay không ta cần xem xét kiểm định KMO and Bartlett's Test. Ta kiểm định với giả thuyết là :
H0: Các biến không có tương quan.
H1: Các biến có tương quan.
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Kmo và Bartlett’s test
Hệ số KMO và Bartlett's Test 0,879
Sig 0,000
Ta có giá trị KMO = 0,879 (0,5 KMO 1) nên phân tích nhân tố khám
phá EFA là thích hợp và bộ biến có thể sử dụng được. Kiểm định có mức ý nghĩa
Sig = 0,000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 :các biến không có tương quan với
nhau, nghĩa là các biến có tương quan với nhau trong tổng thể. Sau khi phân tích nhân tố ta thấy các biến: địa hình riêng biệt của điểm đến (đồng bằng, đồi núi…), các sản phẩm lưu niệm đặc trưng, trải nghiệm cảm giác khi làm một người nông dân thật sự có trọng số Factor loading nhỏ hơn 0,5 nên tiếp tục bị loại khỏi mô
hình.
Khác với những du khách từ những miền xa khác tìm đến để khám phá cái mới thì họ cần một nơi có địa hình đặc trưng để trải nghiệm sự mới lạ từđịa hình
đó. Nhưng do du khách trong bài nghiên cứu chủ yếu là người dân địa phương, đi du lịch ngày lễ tết, cuối tuần để tham quan, giải trí thì yếu tố địa hình riêng biệt không tạo sự hấp dẫn đối với họ, không là điểm nhấn để họ tìm đến với DLNN ở đây. Đơn thuần du khách chỉ là đến với một nơi có không gian rộng lớn, thoải mái để thư giãn không quan tâm đến yếu tố địa hình, nên việc loại yếu tố này là
điều hợp lý.
Đối với sản phẩm lưu niệm du lịch thì có thể nói là một phần không thể
thiếu khi chúng ta đi du lịch xa - một món quà nhỏ như vật kỷ niệm chúng tỏ ta từng đến địa điểm du lịch đó hay làm món quà biếu bạn bè, người thân là một
41
phần thói quen của du khách. Nhưng thực tế trong tỉnh lại chưa có các sản phẩm lưu niệm đặc trưng riêng cho DLNN. Hơn nữa du khách là người dân
địa phươngđi trong ngày nên không cần quà lưu niệm để kỷ niệm hay là làm quà cho bạn bè. Vì thế sản phẩm lưu niệm không hấp dẫn với du khách và đó cũng là lý do yếu tố này bị loại khỏi nhóm.
An Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL với truyền thống nghề nông lâu đời vì thế dù nghề nghiệp của du khách là cán bộ, công nhân viên chức hay học sinh viên thì cũng là xuất thân từgia đình nông dân hay việc nhìn thấy các nông dân sản xuất đã khá nhiều nên việc trải nghiệm là một người nông dân không còn là một yếu tố hấp dẫn đối với du khách của DLNN, đó là lý do biến trải nghiệm cảm giác là một người nông dân thật sự bị loại khỏi nhóm.
Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha chúng ta loại 2 yếu tố, dựa vào hệ số
factor loading chúng ta lại loại tiếp 3 yếu tố nữa, hiện tại còn lại 15 yếu tố sẽ được tiến hành gom nhóm thành các nhóm nhân tố.
42
Bảng 4.7: Ma trận nhân tố sau khi xoay
Stt Biến số Nhóm nhân tố
1 2 3
1 Tham quan các làng nghề thuyền thống của địa phương 0,761
2 Các món ăn đặc sản của vùng đồng quê 0,561
3 Biết về phong tục tập quán của vùng nông thôn 0,513
4 Sự thân thiện của người dân địa phương 0,703
5 Khí hậu mát mẻ, trong lành, yên tĩnh của vùng nông thôn 0,636
6 Địa hình riêng biệt của điểm đến (đồng bằng, đồi núi…) 0,499
7 Không gian rộng lớn, thoải mái 0,781
8 Các sản phẩm lưu niệm đặc trưng 0,410
9 Sự nhiệt tình của hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ 0,540
10 Việc tiếp xúc với người nông dân chân chất, đôn hậu 0,594
11 Cơ sở phục vụăn uống mang phong cách miền quê 0,837
1212 Các khu chợ, nơi bán hàng với hình thức truyền thống 0,662
13 Cơ sơ phục vụlưu trú với kiến trúc đặc trưng 0,789
14 Hoạt động vui chơi giải trí 0,801
15 Cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của vùng nông thôn 0,738
16 Thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon và không độc
hại 0,760
17 Trải nghiệm nét đặc sắc trong đời sống đời thường làng quê 0,778
18 Trải nghiệm cảm giác khi làm một người nông dân thật sự 0,466
43 Bảng 4.8: Ma trận hệ sốđiểm Biến Kí hiệu Nhân tố 1 2 3 N1 :
Tham quan các làng nghề thuyền thống của địa
phương
X1 0,295
Các món ăn đặc sản của vùng đồng quê X2 0,153 Biết về phong tục tập quán của vùng nông thôn X3 0,098 Sự thân thiện của người dân địa phương X4 0,271 Khí hậu mát mẻ, trong lành, yên tĩnh của vùng nông
thôn
X5
0,205
Không gian rộng lớn, thoải mái X6 0,340
N2:
Sự nhiệt tình của hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ
X7 0,144
Việc tiếp xúc với người nông dân chân chất, đôn hậu X8 0,159
Cơ sở phục vụ ăn uống mang phong cách miền quê X9 0,285 Các khu chợ, nơi bán hàng với hình thức truyền
thống
X10 0,199
Cơ sơ phục vụ lưu trú với kiến trúc đặc trưng X11 0,278 Hoạt động vui chơi giải trí X12 0,356 N3:
Cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của vùng nông thôn X13 0,371
Thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon và không độc hại
X14 0,420
Trải nghiệm nét đặc sắc trong đời sống đời thường làng quê
X15 0,416
44
Qua kết quả phân tích nhân tố chúng ta có 3 nhóm nhân tốchính tác động đến sự
hấp dẫn của du lịch nông nghiệp. Để biết sự tác động của các biến tác động như
thế nào đối với những nhóm nhân tố chung thì ta xét bảng ma trận hệ số điểm. (bảng 4.8)
Nhóm 1: Đặc điểm
Ta có hàm số nhân tố sau:
F1 = 0,295X1 + 0,153X2 + 0,098X3 + 0,271X4 + 0,205X5 + 0,340X6
Trong nhân tố này thì X6 có hệ số cao nhất (=0,340) vì thế biến X6 tác
động mạnh nhất lên nhân tố F1 và X3 là biến có hệ số thấp nhất (=0,098). Nhóm 1 bị tác động mạnh mẽ nhất bởi biến không gian rộng lớn, thoải mái của một vùng
quê. Điều này khá dễ hiểu vì du khách chủ yếu đến với du lịch nông nghiệp là để
tham quan giải trí sau những ngày làm việc vất vả, tất bật, vì thế không gian rộng thoải mái sẽ giúp chúng ta dễ dàng thư giãn. Ngoài ra các biến tham quan các làng nghề thuyền thống của địa phương,sự thân thiện của người dân địa
phương,khí hậu mát mẻ, trong lành, yên tĩnh của vùng nông thôn cũng tác động không nhỏđến nhân tốđặc điểm.
Nhóm 2: Cơ sở vật chất và con người
F2 = 0,144X7 + 0,159X8 +0,285X9 + 0,199X10 + 0,278X11 + 0,356X12
Ở nhóm này thì biến X12 (=0,356) - hoạt động vui chơi giải trícó tác động mạnh nhất, tiếp đó là biến X9 (=0,285) - cơ sở phục vụăn uống mang phong cách miền quê , X11 (=0,278) - cơ sơ phục vụlưu trú với kiến trúc đặc trưng. Khách du
lịch được phỏng vấn trong bài đa phần là giới trẻ, năng động vì thế hoạt động vui
chơi, giải trí tác động mạnh đến nhóm này là điều dễ lý giải. Đối với cơ sở phục vụlưu trú và cơ sở phục vụăn uống là các dịch vụ quan trọng trong du lịch nó là một phần quan trọng của chuyến đi. Và nhiều du khách được phỏng vấn cho biết họ rất thích các kiến trúc đặc trưng của tổ tiên ngày xưa mà ngày nay còn được
lưu giữ tại các hộ dân làm homestay hay được tái hiện lại ở các điểm lưu trú, ăn
uống, các khu chợ, nơi bán hàng.
Trong nhóm này thì sự nhiệt tình của hướng dẫn viên(0,144X7 ) không còn
tác động mạnh mẽnhư những loại hình du lịch khác mà thay vào đó việc tiếp xúc với người nông dân chân chất, đôn hậu (0,159X8 ) qua đây ta thấy rằng đối với loại hình du lịch nông nghiệp thì việc giao tiếp của người dân với du khách mới
45
quan trọng, cần chú ý đến việc nâng cao khảnăng giao tiếp cho người nông dân
để vừa giữ được nét chân chất, đôn hậu nhưng cũng đừng có tự nhiên quá đến mức tạo cảm giác thô lỗ, gây mất thiện cảm với du khách.
Nhóm 3: Trải nghiệm
F3 = 0,371X14 + 0,420X13 + 0,416X15
Nhóm 3 là nhóm trải nghiệm đây là nhóm tập trung những điểm hấp dẫn tiêu biểu nhất của du lịch nông nghiệp. Nhóm bị tác động mạnh mẽ bởi X13 (=0,420) - thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon và không độc hại. Ngày nay việc ngộ độc thực phẩm, các thực phẩm có nồng độ thuốc trừ sâu cao hay thực phẩm có nguồn góc không rõ ràng là một trong những vấn đề quan tâm
hàng đầu trong xã hội, và khi đến với hoạt động du lịch nông nghiệp thì du khách có thể thưởng thức được những thực phẩm tươi ngon ngay tại chỗ sau khi vừa
được hái xuống, biết được nguồn gốc rõ ràng và thậm chí là chính chúng ta cũng
góp phần tham gia vào việc chăm sóc những thực phẩm đó thế thì còn thú vị nào bằng. Vì thếđây là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn khá cao đối với du khách khi tham gia vào hoạt động du lịch nông nghiệp.
46
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP 5.1 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
Qua điều tra thực tế từ việc phỏng vấn trực tiếp khách du lịch và quá trình phân tích về thực trạng du lịch nông nghiệp tại An Giang cùng các nhân tố ảnh
hưởng đến du lịch nông nghiệp ta có thểđưa ra một số giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang hiện nay như sau:
5.2.1 Tăng cường quảng bá về du lịch
Theo như điều tra của tác giả thì đa phần du khách đến với du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang là khách địa phương (chiếm 54,2%) điều này cho ta thấy rằng hoạt động du lịch nông nghiệp chưa được nhiều người biết đến. Vì thế cần
tăng cường quảng bá hơn nữa hình ảnh vềDLNN An Giang đến với mọi người.